Tăng thời gian làm thêm giờ của lao động thời vụ từ 01/02/2022
Người lao động - 16/12/2021 10:11 Duy Chương
Tăng thời gian làm thêm giờ của lao động thời vụ từ 01/02/2022 (Ảnh minh họa) |
Cụ thể, Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH quy định về giới hạn giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày và giờ làm thêm của lao động thời vụ, gia công theo đơn đặt hàng như sau:
Thứ nhất, tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm trong một tuần không quá 72 giờ (Trước đây, theo quy định tại Thông tư 54/2015/TT-BLĐTBXH là không quá 64 giờ; riêng đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không quá 48 giờ).
Thứ hai, tổng số giờ làm thêm trong một tháng không quá 40 giờ (Trước đây, theo quy định tại Thông tư 54/2015 là không quá 32 giờ; riêng đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không quá 24 giờ).
Thứ ba, người sử dụng lao động quyết định lựa chọn áp dụng một trong hai quy định trên.
Tổng số giờ làm thêm trong một năm đối với mỗi người lao động không quá 300 giờ.
Hằng tuần, người lao động được nghỉ ít nhất một ngày (24 giờ liên tục). Trong những tháng thời vụ hoặc phải gấp rút gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng, nếu không thực hiện được nghỉ hằng tuần, phải bảo đảm hằng tháng có ít nhất 4 ngày nghỉ cho người lao động.
Việc nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca đối với từng người lao động thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và Nghị định số 145/2020/NĐ-CP.
Người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ hằng năm và các ngày nghỉ có hưởng lương khác.
Việc rút ngắn giờ làm việc và bảo đảm thời giờ nghỉ ngơi của lao động nữ, lao động chưa thành niên, lao động là người cao tuổi; quyết định việc nghỉ không hưởng lương đúng theo quy định của Bộ luật Lao động.
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh, hằng năm, người sử dụng lao động chủ động quyết định áp dụng chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động hoặc áp dụng chế độ thời giờ làm việc quy định tại Thông tư này.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/02/2022.
"Công nhân Việt Nam: Tiên phong, sáng tạo, trách nhiệm, an toàn, thích ứng" Đó là chủ đề Tháng Công nhân năm 2022, là năm được dự báo còn nhiều khó khăn do tác động nặng nề của đại ... |
Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân, lao động tại các doanh nghiệp Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân, lao động tại các doanh nghiệp và nâng cao trình độ, kỹ năng ... |
Nữ công nhân xinh đẹp trong trang phục truyền thống và hiện đại Thí sinh Đào Thị Hồng Ngọc đã thực hiện bộ ảnh "đẹp ngất ngây" trong cả trang phục hiện đại và truyền thống. |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 11/09/2024 07:48
Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ
Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.
Đời sống - 10/09/2024 20:28
Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"
Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
- Công đoàn kêu gọi ủng hộ một ngày lương cho đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Tình dân tộc, nghĩa đồng bào mạnh hơn trong bão lũ…
- Thái Nguyên: Công nhân vùng lụt ăn ở miễn phí tại công ty
- Tuyển 1000 lao động làm nông nghiệp tại Australia
- Giá xe Mitsubishi Triton thế hệ mới từ 655 triệu tới 924 triệu đồng