Suy nghĩ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn trong điều kiện hội nhập
Kỹ năng cán bộ công đoàn - 22/01/2023 20:25 TS. PHẠM THỊ THU LAN, Viện Công nhân và Công đoàn
Thách thức lớn đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ
Năm 2019, CPTPP và EVFTA có hiệu lực; năm 2021, Bộ luật Lao động của Việt Nam 2019 có hiệu lực đã tạo ra luật chơi mới, trong đó công đoàn không còn là tổ chức duy nhất đại diện bảo vệ cho NLĐ - không còn “một mình một sân chơi” như thời kỳ 90 năm đã qua. Thách thức vô cùng lớn này đặt ra đối với CBCĐ, đòi hỏi phải được nâng cao năng lực, trình độ để đại diện và bảo vệ hiệu quả cho NLĐ, nhằm thu hút NLĐ, cạnh tranh với tổ chức đại diện khác của NLĐ.
|
Việc nâng cao năng lực, trình độ cán bộ công đoàn phụ thuộc rất nhiều vào công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ. Công đoàn không thể chỉ đào tạo, bồi dưỡng những nội dung, kỹ năng đã quen thuộc trong nhiều năm qua, mà phải đào tạo và bồi dưỡng cho CBCĐ nội dung, kỹ năng mà luật chơi mới yêu cầu.
Trong hơn 90 năm qua, Công đoàn Việt Nam đã trải qua hai thời kỳ: Thời kỳ kinh tế kế hoạch tập trung và thời kỳ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế thị trường đã vận hành được hơn 30 năm, thế nhưng mô hình hoạt động của Công đoàn Việt Nam về cơ bản vẫn chưa thay đổi, vẫn là mô hình “chăm lo phúc lợi” của thời kỳ kinh tế kế hoạch tập trung, chứ chưa có những đột phá mới mẻ, táo bạo, thuyết phục để phù hợp với nền kinh tế thị trường. Cũng vì thế hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ cũng không thể đi trước, mà vẫn tập trung vào những nội dung đáp ứng yêu cầu hoạt động của công đoàn theo mô hình hiện tại.
CPTPP và EVFTA đã phá vỡ “luật chơi cũ”, đặt Công đoàn Việt Nam vào một sân chơi mới đầy bỡ ngỡ, thậm chí có phần hoang mang về việc đổi mới như thế nào. Hoạt động công đoàn có thể chưa đổi mới tận gốc ngay lập tức, nhưng một điều chắc chắn là đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ đòi hỏi phải đổi mới, phải đi trước một bước, phải giúp thay đổi tư duy cho CBCĐ để “chơi trong sân chơi mới”. Điều này nghĩa là các cơ sở đào tạo của công đoàn phải chuyển đổi từ mô hình đào tạo, bồi dưỡng dựa trên tri thức kinh nghiệm với các lý thuyết và cơ chế vận hành đã có sẵn sang một mô hình đào tạo những lý thuyết và tư duy hành động mới phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường. Đây là thách thức vô cùng lớn với nhà trường và đội ngũ các nhà giáo, các nhà khoa học. Việc chuyển đổi này thật không dễ dàng bởi tư duy vượt khỏi khung đã định hình sẵn là rất khó. Con đường đi còn chưa hình dung được thì người giáo viên giúp CBCĐ bước đi trên con đường đó sẽ định hướng như thế nào?
Cán bộ công đoàn phải xây dựng được niềm tự hào và ý nghĩa về cuộc đấu tranh cho quyền lợi người lao động. Trong ảnh: Lễ ký kết chương trình phúc lợi giữa Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại INO VINA và Công ty TNHH Xuất nhập khẩu - Thương mại - Sản xuất YUHA. Ảnh: Cát Tường. |
Đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ hiện nay
Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ của hệ thống công đoàn hiện vẫn chưa thay đổi có tính chất cách mạng so với thời kỳ cách đây hơn 20 năm. Mặc dù nội dung đào tạo có thể đã có những điểm mới, cập nhật, phù hợp với các quy định mới, song mới chỉ là “cá nhân hóa” ở những giá trị lớn, chứ chưa “đồng bộ hóa” và chuyên sâu, đặc biệt là chưa đổi mới nhiều về phương pháp giảng dạy và tài liệu đào tạo.
Trong môi trường nhiều biến động và thay đổi nhanh chóng như hiện nay, người học cần được hướng dẫn để tự học, tự nghiên cứu hơn là truyền kiến thức một chiều. Phương pháp dạy học hiện nay chủ yếu là cung cấp những kiến thức sách giáo khoa đã có, chứ chưa chỉ ra các hướng đi, các quan điểm và lập luận khác nhau để khuyến khích người học tranh luận, tìm hiểu, lựa chọn cho mình một hướng đi, một lập trường, một tư duy tốt trong lĩnh vực của họ. Điều này làm cho học viên thụ động, dựa vào cái được dạy hơn là tìm ra cái để nghiên cứu và phát triển thêm từ những nền tảng tri thức đã có.
Tài liệu học tập vẫn theo khuôn mẫu cũ với những thông tin không được cập nhật, đặc biệt là không kích thích người học động não. Công tác đào tạo của hệ thống công đoàn vẫn chủ yếu là dạy kiến thức hơn là dạy tư duy, chưa kích thích tinh thần tự học, tự nghiên cứu, tự tìm tòi và tự khám phá của người học. Người học không dám nghĩ khác bởi họ sợ sai với những lý thuyết truyền thống, mà có những lý thuyết hiện không còn giá trị nữa. Kết quả kiểm tra chất lượng học thường dựa trên kiến thức (biết gì) hơn là dựa trên khả năng tư duy logic, sáng tạo và khả năng phát hiện cái mới. Đào tạo như vậy khó tạo được nhân tài cho tổ chức.
Một điểm nữa rất quan trọng là việc đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ cần xuất phát từ nhu cầu của người học kết hợp với yêu cầu của hoạt động công đoàn trong môi trường mới. Đây thực sự là trở ngại vì các tài liệu đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ hiện nay đều chỉ để đáp ứng yêu cầu của hoạt động công đoàn trong môi trường cũ, trong khi các tài liệu mới về hoạt động công đoàn trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập với thế giới… lại chưa có. Thậm chí, thay đổi vai trò hoạt động của công đoàn như thế nào để công đoàn hoạt động hiệu quả hơn, đại diện và bảo vệ NLĐ thực chất hơn trong môi trường mới vẫn là một chủ đề còn tranh luận và chưa có hồi kết.
Người cán bộ công đoàn cần được vun đúc lý tưởng đấu tranh xóa bỏ sự bất công trong xã hội để xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng, đoàn kết và tiến bộ. Trong ảnh: Tặng mũ bảo hiểm cho đoàn viên công đoàn Công ty TNHH Tân Đệ (Thái Bình). Ảnh: T.A |
Một số suy nghĩ để đổi mới công tác đào tạo CBCĐ
Chúng ta đang chứng kiến một thế giới với sự gia tăng bất bình đẳng, khoảng cách giàu nghèo giãn rộng và những thực hành “lách luật” diễn ra mà không bị lên án. “Lách luật” không hẳn vi phạm luật nhưng sẽ vi phạm những giá trị đạo đức. Rất khó để có pháp luật hoàn thiện khi sự thay đổi của nền kinh tế thị trường diễn ra nhanh chóng. Đạo đức bị bào mòn sẽ làm mất đi lòng tự trọng, dẫn tới các hành vi “không trái luật” nhưng “không đạo đức” diễn ra mà không thể ngăn chặn. Vì vậy, đào tạo CBCĐ không chỉ để nâng cao vai trò đại diện, bảo vệ NLĐ, giải quyết bài toán “cơm, áo, gạo, tiền” mà còn cần xây dựng tầm nhìn và đóng góp cho thay đổi xã hội. Người CBCĐ cần được vun đúc lý tưởng đấu tranh xóa bỏ sự bất công trong xã hội để xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng, đoàn kết và tiến bộ. Một môi trường tốt sẽ tạo ra những con người tốt. Từng cá nhân thay đổi sẽ tạo ra môi trường thay đổi.
Đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ ở Việt Nam cần theo chuẩn của các nước lâu năm trong nền kinh tế thị trường - là cái nôi của phong trào công đoàn quốc tế. Học tập kinh nghiệm quốc tế để đổi mới hoạt động công đoàn là hết sức cần thiết.
Khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn cho thấy, phần đông công nhân được phỏng vấn trả lời rằng họ không muốn con em nối nghiệp mình. Điều này cho thấy địa vị của công nhân trong xã hội là thấp kém đến mức họ muốn thoát ra, và khi không thể thì họ không muốn thế hệ tương lai nối gót họ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng của công đoàn phải hướng tới xây dựng nhận thức về vai trò và sứ mệnh của hoạt động công đoàn nói riêng, phong trào công đoàn nói chung, đó là nâng cao địa vị xã hội của công nhân và tầng lớp lao động.
Trao giấy khen cho các học viên tại Lễ bế giảng lớp đào tạo lý luận và nghiệp vụ công tác công đoàn do Trường Trung cấp Du lịch - Công nghệ số 9 (Quảng Bình) phối hợp với Trường Đại học Công đoàn tổ chức. Ảnh: Xuân Viễn. |
Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu. Thách thức của CPTPP và EVFTA dường như còn khá xa xôi với CBCĐ. CBCĐ cần dũng cảm nhìn thẳng vấn đề, nêu vấn đề, dũng cảm đối mặt với sự chỉ trích, dũng cảm đấu tranh trong cuộc đấu tranh chính nghĩa để xóa bỏ bất công và thúc đẩy tiến bộ xã hội. Đồng thời, đào tạo CBCĐ phải xây dựng được niềm tự hào là CBCĐ và ý nghĩa về cuộc đấu tranh cho quyền lợi NLĐ. Giáo dục, đào tạo chính là quá trình truyền cảm hứng cho CBCĐ.
CBCĐ cần được đào tạo về cách tư duy. Theo thiên tài Albert Einstein, học tư duy là học phá vỡ các khuôn mẫu và nguyên tắc. CBCĐ cần quan niệm “không có gì là bất biến”. CBCĐ cần tư duy giải quyết vấn đề, thay vì đổ lỗi cho khách quan; cần có tư duy phản biện, chất vấn thay vì tư duy chấp nhận và từ bỏ; cần có tư duy tìm ra cách làm mới thay vì làm theo thói quen… Muốn tư duy được như vậy, CBCĐ cần được đào tạo bản lĩnh, sự dũng cảm đương đầu thử thách, chấp nhận thách thức và sẵn sàng thay đổi.
Xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh và phát triển đoàn viên trong bối cảnh mới Vần đề xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh; thu hút, tập hợp người lao động (NLĐ) và tổ chức của NLĐ tại doanh ... |
Quy định mới về phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ công đoàn cơ sở Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam vừa ban hành Quyết định số 5692/QĐ-TLĐ quy định về chế độ phụ cấp ... |
Bàn về đổi mới tổ chức Công đoàn ngành trong kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế Theo Điều lệ của Công đoàn Việt Nam khóa XII, công đoàn ngành Trung ương là công đoàn tổ chức theo ngành, nghề, có phạm ... |
Tin cùng chuyên mục
Kỹ năng cán bộ công đoàn - 28/08/2024 10:52
Đối thoại tại doanh nghiệp là vấn đề then chốt nâng cao phúc lợi cho người lao động
"Đối thoại tại doanh nghiệp mới là vấn đề then chốt trong việc nâng cao phúc lợi cho người lao động và thúc đẩy tăng năng suất lao động. Từ đó, xây dựng được quan hệ lao động hài hòa tại nơi làm việc.", đồng chí Lê Thị Thu Nam, Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế, Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế chia sẻ như vậy khi trao đổi về những thành quả mà đơn vị này gặt hái được trong thời gian gần đây.
Kỹ năng cán bộ công đoàn - 24/08/2024 14:40
Cán bộ công đoàn cần hiểu biết về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm bữa ăn ca
Đây là mục tiêu hướng đến của hội nghị tập huấn cán bộ công đoàn về chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức vừa qua.
Kỹ năng cán bộ công đoàn - 23/08/2024 16:41
Người cán bộ công đoàn "nâng cánh" ước mơ cho công nhân lao động
Đồng chí Nguyễn Tiến Hậu - Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Dệt may Huế, không chỉ có nhiều sáng kiến mà còn luôn bồi đắp, chấp cánh ước mơ cho công nhân lao động, đồng chí là một trong những gương điển hình trong hoạt động công đoàn được Tổng LĐLĐ Việt Nam trao tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Linh năm 2024.
Kỹ năng cán bộ công đoàn - 22/08/2024 13:30
Đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm: “Cần xây dựng, củng cố niềm tin giữa công đoàn với giới chủ”
Đó là một trong những bài học kinh nghiệm được đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm - Ủy viên BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam đúc rút sau quá trình đàm phán, thương lượng để đi đến việc ký kết Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) ngành Dệt May Việt Nam lần thứ VI, diễn ra hồi tháng 7 vừa qua.
Kỹ năng cán bộ công đoàn - 31/07/2024 08:49
Kinh nghiệm thực tiễn đưa tổ chức Công đoàn vào doanh nghiệp
Xác định nhiệm vụ thành lập công đoàn cơ sở, phát triển đoàn viên tại các doanh nghiệp là nhiệm vụ cốt lõi để xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, vì vậy các cấp công đoàn trong tỉnh Thừa Thiên Huế luôn chú trọng thực hiện, triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm thu hút công nhân lao động đến với công đoàn.
Kỹ năng cán bộ công đoàn - 26/07/2024 11:26
Đổi mới hoạt động Công đoàn theo hướng khoa học, sáng tạo, hướng về cơ sở
Thực hiện Nghị quyết 02, của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới” các cấp Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều hoạt động được đổi mới, có hiệu quả theo hướng khoa học, sáng tạo, hướng về cơ sở, phù hợp với từng đối tượng đoàn viên, người lao động. Từ đó, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.
- Bí quyết vượt chỉ tiêu phát triển đoàn viên chỉ sau hơn nửa năm
- Từ vụ “thần dược” Lipixgo: Nhức nhối nạn thổi phồng công dụng thực phẩm chức năng, lừa người tiêu dùng
- Vị “thuyền trưởng” nhiệt huyết, sáng tạo của Trường Tiểu học Nhân Hòa
- Phân luồng giao thông để hạn chế ùn tắc trong ngày cuối kỳ nghỉ lễ 2/9
- Bài thi nghi dùng AI và giáo viên bị đuổi việc