Ô nhiễm không khí trở lại khắp các tỉnh miền Bắc
Đời sống - 16/11/2019 16:30 Vân Anh (T.H)
Không khí miền Bắc ô nhiễm lại tái xuất |
Các hệ thống quan trắc không khí sáng nay (16/11) lại ghi nhận ngưỡng ô nhiễm nghiêm trọng, không chỉ ở thủ đô Hà Nội mà khắp các tỉnh, thành phía Bắc.
Theo ghi nhận của Tổng cục Môi trường, chỉ số chất lượng không khí AQI lúc 8h sáng nay tại Hà Nội là 144, xấp xỉ ngưỡng đỏ, tại Việt Trì (Phú Thọ) là 156 (ngưỡng đỏ).
Ghi nhận của Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội cho thấy, chỉ số AQI tại Láng Hạ lúc 8h sáng nay là 160, tại Phú Thượng là 187.
Hệ thống PAMAir với hơn 60 điểm đo ở Hà Nội và hàng chục điểm đo ở các tỉnh phía Bắc cũng ghi nhận ô nhiễm lên ngưỡng nghiêm trọng khi hầu hết các điểm đều ở ngưỡng đỏ.
Đáng chú ý, nhiều điểm đo ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ còn ô nhiễm hơn Hà Nội như Hải Phòng, Thái Bình, Hưng Yên.
Theo cách tính chỉ số AQI của Mỹ, không khí lên ngưỡng đỏ bắt đầu ảnh hưởng đến sức khỏe tất cả mọi người. Nhóm nhạy cảm như người già, trẻ em, người mắc bệnh hô hấp bị tác động nghiêm trọng hơn.
Tổng cục Môi trường khuyến cáo những ngày ô nhiễm, người dân không nên tập thể dục ngoài trời, đóng các cửa sổ, đeo khẩu trang chống bụi mịn khi ra ngoài.
Đợt ô nhiễm không khí này được nhận định chỉ kéo dài khoảng 2 ngày cuối tuần. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ thứ Hai (18/11), các tỉnh miền Bắc sẽ đón một đợt không khí lạnh mới, gây mưa rào và dông. Nhờ đó, chất lượng không khí có thể được cải thiện.
Theo Tổng cục Môi trường, chất lượng không khí tại Hà Nội trong nửa đầu tháng 11 có xu thế xấu đi, đỉnh điểm là ngày 12/11, chất lượng không khí lên ngưỡng nguy hại, ngưỡng ô nhiễm nghiêm trọng nhất – nguy hiểm với sức khỏe, khuyến cáo mọi người nên ở trong nhà.
Nguyên nhân của ô nhiễm không khí ở Hà Nội là do cộng hưởng nhiều nguồn phát thải là giao thông, xây dựng, công nghiệp và hoạt động dân sinh như đốt than tổ ong, đốt rác, hút thuốc. Chất ô nhiễm từ các nguồn trên, trong điều kiện thời tiết nghịch nhiệt sẽ không khuếch tán được mà đọng lại sát mặt đất khiến không khí ô nhiễm nghiêm trọng.
Ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng thường diễn ra vào buổi sáng và chiều tối, cải thiện vào buổi chiều. Khoảng thời gian ghi nhận có nồng độ PM2.5 tăng cao vào lúc nửa đêm buổi sáng, đó là các khoảng thời gian lặng gió và hiện tượng nghịch nhiệt dễ xảy ra.
Từ trưa chiều, ánh nắng mặt trời đốt nóng lớp không khí sát mặt đất, các chất ô nhiễm trong không khí được phát tán, chất lượng không khí sẽ được cải thiện. Vào buổi tối nhiệt độ của lớp không khí sát mặt đất giảm nhanh hơn các lớp không khí phía trên do quá trình bức xạ hồng ngoại, dẫn đến hiện tượng nghịch nhiệt.
Các chuyên gia môi trường cảnh báo, người dân nên thường xuyên cập nhật chất lượng không khí tại các website như cem.gov.vn (của Tổng cục Môi trường), aqicn.org (Đại sứ quán Mỹ) hay ứng dụng PAMAir để biết chất lượng không khí. Ô nhiễm từ ngưỡng đỏ, tím, nâu, người dân nên hạn chế ra đường. Trường hợp ra ngoài nên đeo khẩu trang chống bụi mịn PM2.5.
Nhiều báo cáo khoa học về chất lượng không khí như Báo cáo môi trường quốc gia về chất lượng không khí, báo cáo hiện trạng không khí Hà Nội cho thấy, mùa đông là mùa ô nhiễm không khí nghiêm trọng khi hiện tượng thời tiết nghịch nhiệt thường xuyên xảy ra khiến chất ô nhiễm không khuếch tán được mà lắng đọng tại lớp khí quyển sát bề mặt, gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Từ cuối tháng 8 đến nay, Hà Nội đã trải qua 4 đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Trong đó có đợt ô nhiễm không khí gần đây nhất, không khí đã lên tới ngưỡng nguy hại, ngưỡng cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe mọi người.
Đốt rác thải, rơm rạ và đốt than tổ ong là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không không khí tại Hà Nội. |
Ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây tử vong sớm, khiến bệnh tim và phổi nặng hơn, các triệu chứng hô hấp gia tăng, ... |
TP Hà Nội đã đào tạo gần 1.000 nhân viên và lái tàu phục vụ cho việc vận hành đường sắt trên cao Cát Linh ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Đời sống - 07/09/2024 13:09
Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi thông báo khẩn về cơn bão số 3 đang đổ bộ vào đất liền. Người lao động và người dân đặc biệt lưu ý, nếu thấy đột nhiên lặng gió không nên ra ngoài ngay lúc này.
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.
- Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất
- Sập cầu Phong Châu khi có nhiều ô tô, xe máy đang lưu thông
- Cuộc đời cô giáo Vui không còn buồn nhờ mái ấm Công đoàn che chở
- Cô giáo Trần Thị Thúy Vân - tấm gương học tập và làm theo Bác Hồ
- Kịp thời thăm hỏi, động viên công nhân Thủ đô làm nhiệm vụ khắc phục hậu quả bão số 3