Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Những "chiếc bẫy" đang rình rập người lao động sau những ngày cách ly xã hội

Người lao động - Văn Giang

Cách ly xã hội được nới lỏng mang đến niềm vui cho những người lao động sau bao ngày "treo niêu". Nới lỏng cách ly xã hội, họ lại tất bật với công cuộc mưu sinh với bao nỗi niềm riêng. Chưa tìm được công ăn việc làm ổn định nhưng đủ thứ phải chi, nào là tiền thuê nhà, tiền ăn, tiền điện, tiền nước... liệu  họ có "miễn dịch" được với cạm bẫy nơi thành đô?
nhung chiec bay dang rinh rap nguoi lao dong sau nhung ngay cach ly xa hoi
Người lao động đang tìm việc làm phù hợp tại bảng tin trước Khu Công nghiệp Bắc Thăng Long. Ảnh: V.G.

Vào buổi sáng ngày cách ly xã hội được nới lỏng, tại Bến xe Giáp Bát trong quang cảnh đìu hiu, vắng bóng hành khách, phóng viên Cuocsongantoan.vn gặp một thanh niên vừa xách túi bước xuống xe ô tô với dáng vẻ mệt mỏi. Đó là Hải, 26 tuổi ở Lào Cai.

Sau khi làm quen, anh chia sẻ: Đã xuống Hà Nội làm việc được 3 năm. Tuy nhiên, từ năm ngoái, em làm công nhân tại một xưởng ép gỗ trong làng nghề Triều Khúc, Hà Đông với mức lương ổn định, mỗi tháng cũng gửi về nhà được 5 triệu. Khi dịch Covid-19 lan trên diện rộng, đơn hàng không có, chủ xưởng buộc phải cho công nhân nghỉ bớt từ giữa tháng ba vì không trả đủ lương. Đến nay, khi cách ly xã hội đã được nới lỏng, ở quê cũng chẳng có việc làm nên em bắt xe xuống Hà Nội với hy vọng tìm được công việc mới".

Công việc đầu tiên của Hải là tìm một phòng trọ với chi phí “rẻ nhất có thể” bởi tổng tài sản trong túi anh lúc này chỉ còn có 600 nghìn, trong khi nghĩ thoáng thôi cũng thấy bao nhiêu thứ: ăn uống, tiền nhà, hồ sơ xin việc.

Em dự định liên lạc với các bạn xem có thể ở ghép không chứ với số tiền này thì không đủ chi tiêu. Đây cũng là thời điểm khó khăn, bây giờ mà may mắn xin được việc luôn thì ít nhất cũng phải cuối tháng sau mới có lươngHải nói.

Những ngày này tại xã Hải Bối, nơi có nhiều khu trọ nhất huyện Đông Anh do gần Khu Công nghiệp Bắc Thăng Long, sự buồn rầu hiện rõ trên nét mặt của người chủ trọ lẫn người đi thuê. Nơi đây, trước kia vẫn tấp nập công nhân đến ở bởi gần chỗ làm, chi phí hợp lý, người dân cũng lấy những dãy trọ làm nguồn thu nhập chính. Thế nhưng từ khi phong toả xã hội đầu tháng tư đến nay, khung cảnh vắng lặng hẳn, hầu hết chủ nhà đều treo biển còn phòng.

Thấy chúng tôi vừa đi, vừa nhìn vào dãy trọ, một bà chủ đứng cổng nhanh nhẹn chào mời với lời quảng cáo phòng “đẹp, sạch, rẻ”. Bà cho biết: Hiện tại khu nhà của gia đình đang còn trống 3 phòng, người thuê vừa đồng loạt trả tháng trước. Trước khi có dịch thì bà hiếm khi phải treo biển bởi toàn công nhân thuê lâu dài nhưng từ đầu tháng đến giờ họ nghỉ việc, trả phòng về quê nhiều.

nhung chiec bay dang rinh rap nguoi lao dong sau nhung ngay cach ly xa hoi
Những dãy trọ vắng lặng ở xã Hải Bối, Đông Anh, Hà Nội. Ảnh: V.G.

Tìm mãi mới thấy khu trọ còn có người ở nhà, đôi vợ chồng đang chuẩn bị dọn cơm ăn để đi làm ca chiều. Đó là chị Hà và anh Quang, họ cho biết đang làm công nhân cho một công ty chuyên sản xuất bao bì. Dù chưa phải nghỉ việc nhưng đợt dịch vừa qua số đơn hàng nhận được ít nên công ty cũng cắt giảm giờ làm. Thay vì làm ca 8 tiếng như trước thì giờ đây công nhân như anh chị chỉ phải làm 6 tiếng/ngày.

Chị Hà chia sẻ: “Trung bình mỗi tháng nếu làm đủ, chưa tính tăng ca thì hai vợ chồng cũng phải được 15 triệu, còn lương tháng vừa rồi cộng lại chưa đầy 10 triệu. Cũng may là vẫn còn cầm cự được, nhưng sẽ chẳng để ra, nhà có hai đứa con nhỏ nên chi phí tốn rất nhiều”.

Hiện tại gia đình anh chị đang nợ ngân hàng quá hạn số tiền 150 triệu vay từ năm 2017 để làm nhà, cố gắng phấn đấu năm nay trả xong. Nếu dịch mà cứ kéo dài, thu nhập bấp bênh như thế này thì niềm mong ước ấy khó thành hiện thực được.

Cùng khu trọ với chị Hà là anh Hoàng, 32 tuổi ở Tuyên Quang. Anh là người đang rơi vào tình trạng thất nghiệp tròn một tháng. Khi nghỉ việc, tiền tích luỹ cũng chẳng có vì lĩnh lương đến đâu là tiêu hết luôn đến đó. Quyết định ở lại thành phố chờ hết cách ly xã hội để tìm việc mới, anh phải vay tạm đến ba chỗ người quen, mỗi nơi vài trăm để có tiền trang trải chi phí sinh hoạt, chi tiêu. “Cũng may là hết giãn cách rồi, còn có cơ hội tìm vệc mới chứ không thì bí bách”.

Khi phóng viên đề cập đến vấn đề nhiều tổ chức lợi dụng thời điểm người lao động gặp khó khăn để đưa ra các gói ưu đãi, vay tiền không cần thế chấp nhằm dễ dàng đưa “khách hàng sập bẫy”, anh Hoàng cho biết cũng không xa lạ với hình thức này. Cứ vài ba ngày trên tài khoản facebook hay zalo của anh cũng nhận được những quảng cáo, mời chào như vậy. Nhiều lúc đang khó khăn, lại gặp những lời mời đúng thời điểm, anh định thử nhưng thấy trên báo đài phản ánh nhiều về rủi ro khi liên quan đến những tổ chức, hình thức vay như vậy nên không dám. “Hoàn cảnh nó dồn đẩy người ta đến bước đường cùng, dù bạn rất tỉnh táo, biết hậu quả sẽ xảy ra như thế nào nhưng khi đã quá gian nan, không ai dám chắc mình không có máu liều”, anh Hoàng nêu quan điểm.

Khảo sát tâm tư của người lao động mới thấy, được nới giãn cách xã hội cũng rất mừng nhưng trên thực tế, những hoàn cảnh “lo ăn từng bữa” như các anh, các chị công nhân ở trọ kia còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Ngoài chuyện “cơm áo gạo tiền” là thường trực, ai cũng canh cánh trong lòng nỗi niềm riêng. Với những người đang thất nghiệp lại càng vất vả hơn khi cố gắng mau chóng tìm được công việc mới, để ổn định lại cuộc sống sẽ phải cần nhiều thời gian. Trong khi, những thử thách, cám dỗ luôn rình rập xung quanh, nếu không tỉnh táo, vòng xoáy cuộc đời sẽ cuốn họ rẽ sang một con đường khác, ít nhất không phải là của sự lương thiện nữa.

Trước cổng Khu Công nghiệp Bắc Thăng Long, tại khu vực bảng tin giới thiệu việc làm mới, phóng viên quan sát thời điểm này có rất nhiều công ty đang đăng tuyển với mức lương từ 7 triệu đến 10 triệu/tháng cùng những chế độ đãi ngộ hấp dẫn. Khác với sự nhộn nhịp, đông đúc nơi đây thường ngày, thi thoảng vài người mới vào tìm kiếm thông tin.

Một thanh niên với chiếc ba lô nặng trên vai đang chăm chú đọc đi đọc lại những tiêu chuẩn cần đáp ứng sau khi nhìn con số thu nhập 9 triệu trên tờ tuyển dụng được niêm yết. Anh ta lấy điện thoại gọi ngay số máy in mực đậm, có nhấn mạnh thông tin không qua trung gian. Bên kia dường như có người trả lời, họ trao đổi khá lâu, chợt ánh mắt thanh niên lộ rõ sự mừng vui cùng lời cảm ơn rối rít. Có lẽ người lao động ấy sẽ tìm thấy cho mình một công việc ổn định sắp tới.

Đối với người lao động, theo bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành Navigos Search (Tập đoàn nhân sự Navigos), trong thời điểm thị trường việc làm đang chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 với những diễn biến khó lường, quan trọng nhất là phải giữ gìn sức khoẻ của cá nhân và cộng đồng theo đúng quy tắc phòng chống dịch bệnh của Nhà nước.

Người lao động không nên quá vội vàng nhận công việc khi chưa tìm hiểu kỹ hoặc mắc lừa vào những bẫy tín dụng đen, mà nên tận dụng thời gian thấp điểm trong công việc để phát triển và nâng cao kiến thức, kỹ năng, đặc biệt thông qua học tập trực tuyến. Trong tình huống công ty cắt giảm nhân sự, người lao động phải hiểu rõ về quyền lợi của mình như nhận bồi thường hợp đồng lao động, hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Tính đến 7h sáng ngày 26/4, Covid-19 đã xuất hiện ở 212 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 2,9 triệu người nhiễm virus ...

Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh về các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, đồng thời khởi động lại và phát ...

Dưới tác động của dịch bệnh Covid-19, ngành Du lịch ở nước ta đã và đang phải hứng chịu những thiệt hại vô cùng nặng ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Dự thảo Luật Nhà giáo: Tăng đãi ngộ để nhà giáo yên tâm công tác

Đời sống -

Dự thảo Luật Nhà giáo: Tăng đãi ngộ để nhà giáo yên tâm công tác

Chính phủ vừa có tờ trình gửi Quốc hội xem xét cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khoá XV về dự thảo Luật Nhà giáo.

Nhiều doanh nghiệp tại KCN Vĩnh Phúc đồng hành cùng phong trào hiến máu tình nguyện

Kinh tế - Xã hội -

Nhiều doanh nghiệp tại KCN Vĩnh Phúc đồng hành cùng phong trào hiến máu tình nguyện

Phong trào hiến máu tình nguyện tại các doanh nghiệp trong các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành một hoạt động có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thu hút đông đảo người lao động tham gia.

Chủ trọ tổ chức thi văn nghệ sân khấu hóa cho công nhân nhập cư

Đời sống -

Chủ trọ tổ chức thi văn nghệ sân khấu hóa cho công nhân nhập cư

Một nhóm chủ nhà trọ ở Vĩnh Phúc vừa tổ chức cuộc thi văn nghệ sân khấu hóa “Công nhân nhập cư sẵn sàng ứng phó dịch bệnh”, hôm 20/10.

Đánh giá cao cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động

Người lao động -

Đánh giá cao cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động

Ban chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương đánh giá cao cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” năm 2024 do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức.

Đà Nẵng giải bài toán khó về nhà ở cho công nhân nghèo

Đời sống -

Đà Nẵng giải bài toán khó về nhà ở cho công nhân nghèo

Trước nhu cầu lớn về nhà ở cho công nhân, TP. Đà Nẵng đã có nhiều chủ trương chính sách nhằm hỗ trợ để công nhân nghèo có một chỗ “an cư” để làm việc.

Siết chặt quản lý quan trắc môi trường tại cơ sở lao động

Người lao động -

Siết chặt quản lý quan trắc môi trường tại cơ sở lao động

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động. Theo đó, đề xuất quy định quản lý hoạt động quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động.

Cán bộ Công đoàn chủ chốt học tập mô hình quản trị hiệu quả Video

Cán bộ Công đoàn chủ chốt học tập mô hình quản trị hiệu quả

Mới đây, lớp cán bộ chủ chốt Công đoàn cấp tỉnh, thành phố, ngành Trung ương đã có buổi khảo sát thực tế về mô hình quản trị hiệu quả tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Công đoàn Dầu khí Việt Nam.

Bảo hiểm y tế và nỗi khổ của người dân game doi thuong

Bảo hiểm y tế và nỗi khổ của người dân

Sau hàng năm trời với bao kêu than vật vã của người bệnh có BHYT nhưng vẫn phải mua thuốc, vật tư, thiết bị… bên ngoài thì Bộ Y tế mới ban hành thông tư đồng ý cho bệnh nhân được BHYT thanh toán trực tiếp nếu vẫn phải như vậy! Nghe thì tưởng hay nhưng mọi việc không dễ như người dân mong mỏi.

Talk Công đoàn: Thi đua là mạch nguồn đổi mới sáng tạo của lao động dệt may Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Thi đua là mạch nguồn đổi mới sáng tạo của lao động dệt may

Đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm, Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam chia sẻ về những kinh nghiệm triển khai hiệu quả các phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo trong ngành Dệt May.

Đã hỗ trợ trên 141 tỷ đồng cho đoàn viên, người lao động bị giảm việc Infographic

Đã hỗ trợ trên 141 tỷ đồng cho đoàn viên, người lao động bị giảm việc

Tổng LĐLĐ Việt Nam đã hỗ trợ trên 141 tỷ đồng cho đoàn viên, người lao động bị giảm việc, chấm dứt HĐLĐ cho doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng.
Muôn nẻo yêu thương số 7: Vượt lên số phận nghiệt ngã để tỏa sáng Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 7: Vượt lên số phận nghiệt ngã để tỏa sáng

Những mất mát, bệnh tật, khó khăn, vất vả không làm chị Lê Thị Thu – Công nhân Công ty Yakjin Việt Nam – TP Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ chùn bước. Chị Thu đã hóa giải những khó khăn thành động lực làm tốt vai trò làm cha, làm mẹ. Với sự hỗ trợ, tạo điều kiện từ phía ban lãnh đạo công ty và đặc biệt là công đoàn các cấp, chị Thu tìm thấy niềm vui trong công việc, hăng say lao động, sáng tạo phát triển bản thân.

Hiểu thêm tinh thần bất khuất của vị lãnh tụ công đoàn Nguyễn Đức Cảnh Video

Hiểu thêm tinh thần bất khuất của vị lãnh tụ công đoàn Nguyễn Đức Cảnh

Chiều ngày 23/10, đoàn công tác của Tổng LĐLĐ Việt Nam và Tạp chí Lao động và Công đoàn đã đến dâng hương, tham quan, giao lưu với nhân chứng lịch sử tại di tích Nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội).

Đọc thêm

Đề xuất tăng phụ cấp trực: Tiếng lòng và kỳ vọng của nhân viên y tế

Đời sống -

Đề xuất tăng phụ cấp trực: Tiếng lòng và kỳ vọng của nhân viên y tế

Bộ Y tế đề xuất tăng phụ cấp trực tại các cơ sở y tế công lập, tăng phụ cấp chống dịch - một chính sách được mong chờ từ lâu nhằm cải thiện đời sống của nhân viên y tế trên cả nước.

Niềm vui của những thầy cô “gieo mầm xanh” nơi vùng cao Bát Xát

Đời sống -

Niềm vui của những thầy cô “gieo mầm xanh” nơi vùng cao Bát Xát

Với các thầy, cô giáo Trường Tiểu học và Trung học cơ sở (TH&THCS) Tả Ngảo (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), hạnh phúc là khi thấy học trò đến lớp mỗi ngày và trở thành người có ích cho xã hội.

Công nhân Công ty CP Phân lân Ninh Bình tử vong khi sửa máy: Cần nâng cao ý thức an toàn lao động

Người lao động -

Công nhân Công ty CP Phân lân Ninh Bình tử vong khi sửa máy: Cần nâng cao ý thức an toàn lao động

Mới đây, công nhân Đào Sỹ T. của Công ty CP Phân lân Ninh Bình đã gặp tai nạn nghiêm trọng khi sửa chữa máy nghiền xích. Dù được đưa đi cấp cứu ngay sau đó, anh T. không qua khỏi.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Ưu tiên về tiền lương, chính sách đãi ngộ

Người lao động -

Dự thảo Luật Nhà giáo: Ưu tiên về tiền lương, chính sách đãi ngộ

Ngày 8/10, tiếp tục phiên họp thứ 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần hai đối với dự thảo Luật Nhà giáo. Theo đó, Dự thảo Luật Nhà giáo thiết kế 10 chính sách của nhà nước về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, trong đó có “ưu tiên về tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo”.

Thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng 7,4%

Đời sống -

Thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng 7,4%

Tính chung 9 tháng năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động là 7,6 triệu đồng/tháng, tăng 7,4%, tương ứng tăng 519.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.

Lao động trẻ có xu hướng thích “nhảy việc” và những rào cản

Đời sống -

Lao động trẻ có xu hướng thích “nhảy việc” và những rào cản

Nhiều người trẻ có xu hướng thay đổi công việc với những lý do như: thử sức môi trường mới, tìm chế độ tốt hơn,... Song, quá trình tìm kiếm công việc mới gặp nhiều rào cản do hầu hết các nhà tuyển dụng ngày càng đưa ra nhiều yêu cầu cho các ứng viên.

Giá vàng tăng đột ngột trở lại, công nhân có nên mua vào?

Đời sống -

Giá vàng tăng đột ngột trở lại, công nhân có nên mua vào?

Trong bối cảnh giá vàng bất ngờ leo thang, giá liên tục “nhảy múa” mà thu nhập của công nhân lao động còn eo hẹp, liệu đây có còn là lựa chọn tích lũy an toàn và hiệu quả nhất?

Hoa đá Thiên Tân

Đời sống -

Hoa đá Thiên Tân

Chị là Nguyễn Thị Tuyết Vinh, Tổ trưởng Tổ sản xuất Bột đá Dolomit, Phân xưởng 1, Xí nghiệp Chế biến đá xây dựng, thuộc Công ty CP Thiên Tân, đóng ở thôn Thượng Lâm, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ, Quảng Trị. Gắn bó từ thuở xuân thì, đến nay chị Vinh đã có gần 30 năm làm khai thác đá, là một trong những “bông hoa đá” lung linh hương sắc giữa vườn hoa đời thường ở vùng cao Quảng Trị.

Người lao động được đá bóng, trình diễn thời trang

Đời sống -

Người lao động được đá bóng, trình diễn thời trang

Từ đầu năm đến nay, Công đoàn và Công ty HBI Huế ở Khu công nghiệp Phú Bài (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và những buổi chia sẻ cân bằng cuộc sống nhằm tạo môi trường làm việc năng động, gắn kết đoàn viên và người lao động trong công ty.

Nghề giáo cần được quan tâm hơn, đề xuất có mức lương xếp cao nhất

Đời sống -

Nghề giáo cần được quan tâm hơn, đề xuất có mức lương xếp cao nhất

Dự thảo Luật Nhà giáo đề xuất lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và hưởng các phụ cấp khác, giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm.