Những cái chết thương tâm từ chậm trễ phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản
Đời sống - 27/08/2019 08:45 Duy Ngợi
Mỏ đá Lèn Chùa (phường Quỳnh Xuân, Tx. Hoàng Mai, Nghệ An) chưa được hoàn thổ, tạo nên những "cái bẫy chết người" - Ảnh: N.X |
Nhiều vụ tai nạn đau lòng
Ngày 5/4/2019, một vụ sạt lở nghiêm trọng xảy ra tại khu vực mỏ Thung Khoong nằm trên địa bàn xã Châu Hồng (huyện Qùy Hợp, Nghệ An). Khu vực này trước đây cũng từng có doanh nghiệp khai thác thiếc nhưng đã dừng hoạt động. Khi đó, trong lúc một nhóm người đang mót quặng thiếc, bất ngờ một lượng lớn bùn, đất, đá ở phía bị sạt lở. Sự cố trên đã vùi lấp chị Lô Thị Huế trú tại bản Poòng và chị Vi Thị Hương trú tại bản Na Hiêng.
Chị Lô Thị Huế do bị lượng bùn đất vùi lấp nên đã tử vong. Còn chị Vi Thị Hương may mắn được những người đi mót quặng cứu sống kịp thời.
Nhận được tin báo, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng đến hiện trường nhưng rất vất vả mới đưa được thi thể nạn nhân lên khỏi mặt đất. Nói về thực trạng này, ông Kim Văn Hường - Bí thư Đảng ủy xã Châu Hồng chua xót: Người dân địa phương đi mót quạng thiếc đa số đều là hộ nghèo. Họ không có việc làm, ruộng nương ít hoặc không có nên để có tiền trang trải cuộc sống, nuôi con ăn học họ phải “đánh liều” nhưng hậu quả, ai cũng thấy, rất thương tâm!
Trước đó không lâu, chiều ngày 13/3/2019, một vụ sập hầm quặng thiếc đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại vùng “rốn quặng” huyện Quỳ Hợp (tỉnh Nghệ An) khiến 3 người thiệt mạng. 3 nạn nhân sau đó được xác định gồm vợ chồng anh Lương Văn Tuấn (SN 1977) và chị Lương Thị Hảo (SN 1982). Nạn nhân còn lại là chị Sầm Thị Hải (SN 1987). Cả 3 người tử nạn đều ở xóm Bản Chảo, xã Châu Hồng, cách khu vực họ thực hiện mót thiếc khoảng 3km tính theo đường chim bay.
Cùng tham gia mót thiếc và bị sập hầm còn có anh Trương Văn Hiền, chồng của chị Sầm Thị Hải, nhưng anh Hiền may mắn thoát được khỏi hầm. Sau đó, anh Hiền và người thân đã đưa được chị Sầm Thị Hải ra khỏi khu vực hầm sập sau 20 phút nhưng do bị thương quá nặng, nên chị Hải đã qua đời trên đường đến trạm y tế.
Được biết, vị trí người dân vào mót quặng thiếc đã xảy ra tai nạn được xác định thuộc điểm mỏ của Doanh nghiệp tư nhân Tuấn Hùng đóng trên địa bàn xã Châu Hồng. Mỏ này đã được UBND tỉnh Nghệ An quyết định cho đóng cửa mỏ vào tháng 5/2017 nhưng các hầm khai thác cũ không được đánh sập theo quy định.
Nguyên nhân dẫn đến việc hầm sập sau đó cũng được xác định do tại khu vực này, qua nhiều thời gian, không có hoạt động khai thác, các hệ thống cột chống và đất núi bị phong hóa, khi có tác động mạnh của việc đào bới đã khiến cho hầm bị sập.
Chậm trễ khắc phục
Cơ quan chức năng phá hủy 45 hầm quặng thiếc từ các mỏ hết hạn ở Quỳ Hợp - Ảnh: N.X |
Sau khi xảy ra những vụ tai nạn chết người từ những mỏ khoáng sản chưa được hoàn thổ, vào giữa năm 2019, UBND huyện Quỳ Hợp đã “ra tay” xử lý những “hiểm họa” từ mỏ thiếc cũ.
Cụ thể, trong 3 ngày từ 24 - 26/6/2019, UBND huyện Quỳ Hợp huy động lực lượng, huy động máy xúc, xe cơ giới, phương tiện và hơn 50 người đồng loạt tiến hành san lấp, đánh lấp 45 điểm cửa hầm lò tại 3 mỏ thiếc khai thác hầm lò tại khu vực Lan Toong, suối Bắc, xã Châu Thành và Châu Hồng. Đây là 3 mỏ thiếc đã có quyết định đóng cửa mỏ của UBND tỉnh Nghệ An từ trước đó. Tiếp đó, UBND huyện Quỳ Hợp sẽ báo cáo UBND tỉnh Nghệ An lập phương án xử lý theo quy định.
Ngày 29/5/2019, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 1950/QĐ-UBND về việc đóng cửa mỏ khoáng sản đối với 10 khu vực mỏ ở các xã Châu Quang, Thọ Hợp, Liên Hợp, Châu Lộc, Yên Hợp (huyện Quỳ Hợp) được UBND tỉnh Nghệ An cấp phép khai thác khoáng sản cho 9 doanh nghiệp từ các năm 2004 đến năm 2009.
Theo số liệu của các cơ quan chức năng, hiện, huyện Quỳ Hợp còn 64 giấy phép khai thác khoáng sản còn trong thời hạn, có 57 giấy phép khai thác khoáng sản hết hạn và không khai thác, trong đó, 51 giấy phép đã có quyết định đóng cửa mỏ, 6 giấy phép đang trong quá trình nâng cấp trữ lượng xin cấp lại.
Tuy vậy, trên thực tế, sau khai thác các chủ mỏ vẫn chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa nghiêm túc công tác cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định đầy đủ, kịp thời, tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn, liên tục xảy ra những vụ tai nạn thương tâm khi người dân tiếp tục vào tận thu tại các mỏ chưa được “hoàn thổ”.
Ông Lê Sỹ Hào - Trưởng Phòng TN&MT huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) cho hay: hiện nay, tất cả các điểm mỏ đã không còn khai thác, hết hạn giấy phép khai thác trên địa bàn đều đã có Quyết định đóng cửa mỏ theo quy định. Đợt tháng 6/2019 huyện đã rà soát và xử lý 45 hầm quặng thiếc và tiếp tục rà soát các khu vực còn lại nếu có trường hợp tương tự sẽ kiến nghị xử lý tiếp để đảm bảo an toàn, tránh những hệ lụy không đáng có.
Không riêng các mỏ quặng thiếc, hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An còn hàng chục điểm mỏ, chủ yếu là mỏ đá, mỏ đất đã hết giấy phép khai thác hoặc không còn hoạt động nhưng công tác cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định còn bị xem nhẹ. Các mỏ nói trên nằm chủ yếu ở các huyện Quỳnh Lưu, Thị xã Hoàng Mai, Diễn Châu, Nghi Lộc.
Yên Bái phục hồi môi trường một loạt mỏ sau khai thác khoáng sản Bên cạnh việc khai thác khoáng sản, công tác bảo vệ môi trường, phục hồi môi trường sau khai thác luôn được các đơn vị ... |
Doanh nghiệp nổ mìn khai thác đá, dân sống trong sợ hãi Ngày 2 lần mỏ đá của Công ty CP Đầu tư và Thương mại Kim Việt nổ mìn khai thác, khiến nhiều hộ dân xóm ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Đời sống - 07/09/2024 13:09
Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi thông báo khẩn về cơn bão số 3 đang đổ bộ vào đất liền. Người lao động và người dân đặc biệt lưu ý, nếu thấy đột nhiên lặng gió không nên ra ngoài ngay lúc này.
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Đời sống - 06/09/2024 09:57
Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi
Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.
- Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới
- Xót xa mùi nhựa cây ngập tràn sau bão
- Clip ghi lại khoảnh khắc cầu Phong Châu sập: 1 xe khách và 1 xe tải rơi xuống sông
- Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất
- Sập cầu Phong Châu khi có nhiều ô tô, xe máy đang lưu thông