Nghiên cứu khoa học của tổ chức Công đoàn kết quả và một số vấn đề đặt ra
Nghiên cứu - 06/04/2022 10:01 TS. NHẠC PHAN LINH - Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn
Khảo sát sản phẩm ứng dụng kết quả nghiên cứu sáng tạo về KHCN tại Công ty TNHH Kỹ thuật máy bay (VAECO), TP. Hà Nội. Ảnh: Viện CNCĐ. |
1. Kết quả hoạt động khoa học của tổ chức Công đoàn giai đoạn 2015 - 2020
Về số lượng: Trong giai đoạn 2015 - 2020, tổng số nhiệm vụ khoa học công nghệ (KHCN) trong toàn hệ thống Công đoàn về công nhân và công đoàn được thực hiện là 454 hoạt động. Trong đó, đề tài, nhiệm vụ cấp nhà nước là 55 công trình (chiếm 12,1%); cấp TLĐ 114 công trình (25,1%); cấp tỉnh/bộ/ ngành 38 công trình (8,4%); cấp cơ sở 199 công trình (43,8%); nhiệm vụ hợp tác quốc tế là 48 hoạt động (10,6%).
Số lượng công trình, nhiệm vụ KHCN khi tính trung bình theo tổng số nhân lực của các đơn vị có sự chênh lệch lớn. Trong bốn đầu mối KHCN của Công đoàn Việt Nam, Viện Công nhân và Công đoàn có số lượng nhiệm vụ nghiên cứu cao nhất với 3,53 công trình/người. Thứ hai là Trường Đại học Công đoàn với 0,50 công trình/người. Thứ ba là Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động 0,36 công trình/người. Thấp nhất là Trường Đại học Tôn Đức Thắng 0,09 công trình/người.
Về chất lượng: Các nghiên cứu đã tập trung vào một số vấn đề lớn, có tính dự báo, cũng như những vấn đề cụ thể việc làm, tiền lương, đời sống của CNVCLĐ; những vấn đề về mô hình tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động của các cấp Công đoàn,… Nhiều nội dung, kết quả nghiên cứu đã được từng bước ứng dụng trong thực tiễn, cung cấp căn cứ, dữ liệu cho Đoàn Chủ tịch TLĐ xây dựng, ban hành các chương trình, kế hoạch, chính sách, đề án quan trọng góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động điều hành, quản lý của TLĐ.
Tiêu biểu như các nghiên cứu đã cung cấp thông tin góp phần xây dựng ban hành các nghị quyết về chất lượng bữa ăn ca; về nâng cao phúc lợi cho đoàn viên và NLĐ; đề án thí điểm mô hình liên kết công đoàn ngành bán lẻ tại Việt Nam giai đoạn 2021-2023; hướng dẫn đánh giá xếp loại chất lượng hoạt động CĐCS, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở; cung cấp cơ sở khoa học để TLĐ xây dựng kế hoạch phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS; cung cấp tài liệu xây dựng Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII; cung cấp thông tin, cơ sở lý luận, thực tiễn để TLĐ tham gia sửa đổi Bộ luật Lao động 2019…
Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học để TLĐ xây dựng kế hoạch phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS. Trong ảnh: Lãnh đạo LĐLĐ TP. Hạ Long (Quảng Ninh) trao quyết định thành lập CĐCS. Ảnh: LĐLĐ TP. Hạ Long. |
2. Một số vấn đề đặt ra
Một là, thiếu những nghiên cứu lớn, chuyên sâu về giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn. Các nghiên cứu nhỏ lẻ, rời rạc. Chủ đề nghiên cứu ít tính mới, ít tính sáng tạo. Thiếu các nghiên cứu lớn, dài kỳ, bao quát các vấn đề liên quan đến lao động, việc làm, đời sống của NLĐ, cũng như về vai trò, chức năng của tổ chức Công đoàn. Thiếu một hệ thống cơ sở dữ liệu có độ tin cậy, cập nhật về công nhân, đoàn viên và tổ chức Công đoàn để làm cơ sở cung cấp dữ liệu thứ cấp cho các nghiên cứu, cũng như để đối chứng, so sánh giữa các giai đoạn, giữa các loại hình.
Hai là, nhiều nghiên cứu bị chậm tiến độ. Một số nghiên cứu do Thường trực Đoàn Chủ tịch TLĐ đặt hàng để phục vụ xây dựng chủ trương, chính sách nhưng lại nghiệm thu sau khi đã ban hành chính sách. Một số báo cáo khoa học lớn, cụ thể như các cuộc khảo sát định kỳ hằng năm về tiền lương, việc làm, thu nhập, đời sống của NLĐ và hoạt động của tổ chức Công đoàn không được tổ chức thẩm định về mặt khoa học và tiến hành công bố công khai, dẫn đến những câu hỏi về ý nghĩa của nghiên cứu, cũng như chất lượng nghiên cứu.
Ba là, năng lực cán bộ nghiên cứu khoa học (NCKH) còn hạn chế. Năng lực của một số cán bộ nghiên cứu chưa đáp ứng yêu cầu cả về trình độ chuyên môn và phương pháp NCKH. Tổ chức KHCN chưa thường xuyên tổ chức tập huấn về kỹ năng, phương pháp nghiên cứu, tổ chức thực hiện NCKH. Số lượng công bố, chia sẻ kết quả NCKH, kinh nghiệm ứng dụng thực tiễn còn ít.
Bốn là, cơ cấu tổ chức và lực lượng nghiên cứu trong các đơn vị khoa học còn bất cập. Một số đơn vị nghiên cứu có lực lượng chuyên gia, lãnh đạo mỏng (cả cấp đơn vị và cấp phòng); thiếu cán bộ khoa học có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm; đội ngũ kế cận còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ, rất thiếu kinh nghiệm… Khó khăn trong tuyển sinh các ngành về lao động, Công đoàn, chất lượng đầu vào thấp, không tuyển được cán bộ nghiên cứu giỏi, cũng là một nguyên nhân đáng kể.
Công nghệ sản xuất tự động hóa được áp dụng ở nhiều công đoạn tại Nhà máy Yoshino Gypsum Việt Nam (Bà Rịa-Vũng Tàu). Ảnh: Trà Ngân. |
Năm là, cơ chế, chính sách chưa thực sự khơi dậy tiềm năng, tập hợp trí tuệ nguồn nhân lực KHCN. Hiện nay, chưa có chính sách rõ ràng nhằm khơi dậy tiềm năng, tập hợp trí tuệ của đội ngũ cán bộ và đoàn viên công đoàn trong hoạt động nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về công nhân, Công đoàn. Chưa có các giải thưởng, hình thức khen thưởng về KHCN của tổ chức Công đoàn.
Sáu là, thiếu cơ chế, chính sách, tài chính tăng cường hoạt động khoa học. Số lượng các đề tài, đề án, báo cáo khoa học đặt hàng định kỳ hằng năm duy trì chỉ trên dưới 10 nhiệm vụ cấp TLĐ, với một khoản kinh phí trung bình trong khoảng từ 200 - 300 triệu đồng. Kinh phí ngân sách TLĐ cấp cho hoạt động KHCN hầu như không có sự đầu tư tăng cường mang tính đột phá qua nhiều năm. Mặc dù Nghị quyết 01 cho phép đến 5% ngân sách cho hoạt động nghiên cứu lý KHCN, nhưng lại không được đề cập trong hướng dẫn lập dự toán của các đơn vị, mà chỉ có mục chi về đào tạo, bồi dưỡng.
Bảy là, công tác quản lý khoa học (QLKH) và năng lực cán bộ làm công tác tham mưu, tư vấn, QLKH cấp TLĐ còn nhiều bất cập. Cán bộ làm công tác QLKH còn thiếu, mỏng cả về số lượng, lẫn kinh nghiệm chuyên môn QLKH và trình độ học thuật. Việc đưa chức năng QLKH từ các viện nghiên cứu (vốn có truyền thống, kinh nghiệm và nguồn lực), chuyển về ban chuyên môn TLĐ, làm phát sinh yếu tố không thuận lợi, trong đó có vấn đề xúc tiến các chương trình liên kết, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về KHCN như Bộ KHCN, Bộ Tài chính.., hay với các đầu mối học thuật lớn như Hội đồng Lý luận Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam..; cũng như làm chậm tiến độ đề xuất, triển khai, phát sinh thủ tục phê duyệt, đánh giá, nghiệm thu các sản phẩm nghiên cứu. Đặc biệt là vấn đề hành chính hóa thủ tục quy trình KHCN tác động lớn đến sự chủ động của các tổ chức KHCN trong hoạt động thực tiễn của đơn vị.
Tám là, công tác thông tin, phối hợp, mở rộng sự hợp tác NCKH còn hạn hẹp. Công tác thông tin, báo cáo, phổ biến kết quả nghiên cứu còn nhiều hạn chế. Hoạt động hội nhập quốc tế về KHCN chưa được đẩy mạnh, triển khai thiếu chiều sâu. Điều này dẫn đến có thể làm mất cơ hội tận dụng các nguồn tài trợ, nguồn lực về tài chính, tri thức, kỹ năng, phương pháp khoa học từ các tổ chức quốc tế có uy tín.
Một số nghiên cứu đã tập trung vào những vấn đề cụ thể như việc làm, tiền lương, đời sống của công nhân, NLĐ. Trong ảnh: Cán bộ LĐLĐ TP. Hà Nội trao quà động viên lao động nữ có hoàn cảnh khó khăn tại Công ty TNHH Bình Yên (quận Thanh Xuân, Hà Nội). Ảnh: Diệp Thảo. |
Chín là, việc thực hiện chủ trương về NCKH chưa đồng bộ. Nhiều cấp Công đoàn chưa ban hành nghị quyết, kế hoạch, hướng dẫn triển khai Nghị quyết số 01 của Đoàn Chủ tịch TLĐ; chưa có hướng dẫn thực hiện về nguồn lực, kinh phí; định mức, quy định, chỉ tiêu cho từng loại hình đơn vị; thiếu cơ chế đặt hàng giao chỉ tiêu nghiên cứu. Nhiều LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành cho rằng NCKH chủ yếu dành cho khối viện, khối trường.
Mười là, có sự chưa thống nhất cách tiếp cận về NCKH và QLKH. Một số nhiệm vụ NCKH được xác định, giao, quản lý, triển khai như một nhiệm vụ chuyên môn của các ban, đơn vị, thiếu tính đặc trưng của một công trình khoa học. Hội đồng khoa học, các hội đồng đánh giá nghiệm thu tập trung nhiều cán bộ quản lý, ít nhà khoa học của tổ chức Công đoàn. Điều này dẫn đến ranh giới mờ nhạt giữa hoạt động nghiên cứu và hoạt động quản lý. Về nguyên tắc, NCKH nhằm cung cấp thông tin khách quan, tin cậy, là nền tảng cho các gợi ý, đề xuất, tư vấn giải pháp từ góc độ học thuật. Việc hoạch định chính sách, xây dựng, ban hành, triển khai các đề án, chương trình, kế hoạch là việc của cơ quan quản lý trên cơ sở thông tin, sản phẩm KHCN đã được cung cấp.
Bên cạnh những vấn đề trên, thời gian gần đây, nhiều chủ trương, nghị quyết mới của Đảng về lĩnh vực KHCN được ban hành, trong đó, đặt ra yêu cầu “quan tâm tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về công nhân, Công đoàn trong tình hình mới”, “thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển giao, ứng dụng và phát triển mạnh KHCN theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”.
Như vậy, xét từ cả góc độ nhu cầu chủ quan và yêu cầu khách quan, TLĐ cần sớm ban hành một nghị quyết mới của Ban Chấp hành TLĐ (Khóa XII) về đẩy mạnh công tác NCKH, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn trong tình hình mới.
Ký kết Quy chế phối hợp công tác để phát huy hiệu quả vai trò của Công đoàn Để phát huy hiệu quả vai trò của tổ chức Công đoàn, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Thừa Thiên Huế và UBND tỉnh Thừa ... |
Thực hiện Nghị quyết số 20 của Đảng: 5 bài học kinh nghiệm qua 14 năm triển khai Nghị quyết số 20/NQ-TW ngày 28/01/2008 của BCH Trung ương Đảng (Khóa X) về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân (GCCN) Việt Nam ... |
“Cần đổi mới mạnh mẽ, thực chất tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới” Đó là nội dung được Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh tại Hội nghị quán triệt, triển khai thực ... |
Tin cùng chuyên mục
Nghiên cứu - 09/09/2024 13:38
Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới
Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X nêu rõ “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”.
Nghiên cứu - 21/06/2024 16:35
Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức
Nhân Tháng Công nhân 2024, TS. Phạm Thị Thu Lan, nhà nghiên cứu quen biết về phong trào công nhân, hoạt động công đoàn (công tác tại Viện Công nhân và Công đoàn) có bài viết về tình đoàn kết và niềm tin của NLĐ, điều sẽ tạo ra quyền lực mềm cho tổ chức Công đoàn. Tạp chí LĐ&CĐ xin giới thiệu với bạn đọc phân tích thú vị và rất đáng suy ngẫm này.
Nghiên cứu - 28/05/2024 15:33
Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng
Hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, việc làm ở nước ta đã được chú trọng xây dựng, hoàn thiện nhưng vấn đề tiếp cận, thụ hưởng chính sách của người lao động còn cần được cải thiện hơn nữa.
Nghiên cứu - 28/05/2024 14:54
Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ
Cơ sở để bảo đảm việc làm, thu nhập, chăm lo đời sống, đáp ứng nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ) xuất phát từ các tiền đề về tiền lương, phúc lợi về nhà ở, sức khỏe y tế, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần, hỗ trợ chăm sóc con em.
Nghiên cứu - 28/05/2024 10:28
Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay
Với sự nỗ lực, tự học hỏi, rèn luyện, công nhân đã có trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp khá cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nghiên cứu - 24/05/2024 18:18
Đón đọc Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 346, tháng 5 - 2024
Số An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tháng 5 là số đặc biệt, tăng từ 64 lên 80 trang, in màu trên giấy couche, xuất bản - phát hành ngày 25/5/2024 đến các cấp công đoàn, đội ngũ an toàn vệ sinh viên, cán bộ an toàn các đơn vị sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp trên toàn quốc.
- Hành trình 14 năm chinh phục khách hàng Việt của Nissan Navara
- Công ty CP Gỗ Quảng Phát tuyển gần 50 lao động tại Quảng Bình
- Vĩnh Phúc có thêm 2 dự án FDI đi vào hoạt động trong tháng 8/2024
- Suzuki Swift ngừng bán tại Việt Nam?
- Cô Huỳnh Kim Diệu - người “truyền lửa” nhiệt huyết của Công đoàn Trường THCS Đông Thuận