Nghịch lý học phí phổ thông và tự chủ đại học
game doi thuong - 15/08/2022 14:22 HÀ PHAN
Với Nghị định mới của Chính phủ về học phí, các trường ĐH tự chủ được phép thu tối đa gấp từ 2 đến 2,5 lần trường chưa tự chủ. Ảnh minh họa: MINH TÂM (VnExpress) |
Có lẽ hàng chục triệu phụ huynh khác trên cả nước cũng đang mong đây là hướng đi của tỉnh thành mình như UBND TP. HCM cho rằng hàng loạt khó khăn, vất vả mà người dân phải gánh chịu ngay sau đợt dịch kinh hoàng vừa qua cần được chia sẻ. Thật ra, đề xuất miễn học phí THCS từ Bộ GD&ĐT đưa ra từ tháng trước nhưng thực hiện thế nào lại là “toàn quyền” của địa phương và trong lúc nguồn thu khó khăn thì không phải nơi nào cũng sẵn sàng.
Theo UBND TP. HCM, địa phương này sẽ không tăng học phí như lộ trình đã được thông qua trong năm học này và dự kiến miễn học phí THCS cho gần 500.000 học sinh với kinh phí gần 400 tỷ đồng. Tuy nhiên cũng như nhiều tỉnh thành khác, giữa lúc phải chắt bóp, tằn tiện từng đồng thì việc chi thêm hàng trăm tỷ họ khó kham nổi tất cả. Như TP. HCM muốn được hỗ trợ từ ngân sách hơn 200 tỷ và nếu hàng chục nơi cùng mong mỏi ấy thì bài toán nan giải lại ập về!
TP. HCM, địa phương được xem là giàu nhất nhì cả nước còn như vậy thì việc các tỉnh thành khác vẫn đắn đo miễn hay giảm học phí hoàn toàn dễ hiểu. Giờ đây làm thế nào để giảm chi phí học hành, sách vở, tiền trường, đóng góp lớp khi giá cả tăng vọt, thu nhập đứng yên vẫn là điều chưa thể hài hòa. Đáng ngại hơn khi những “quốc kế dân sinh” như vậy nhiều khi lại bị lái sang hướng khác như học phí tăng vọt của nhiều trường ĐH được “tự chủ” gần đây.
Nhân danh tự chủ ĐH, nhiều trường ĐH công đã và đang tăng hoặc xây dựng khung học phí cao đến ngỡ ngàng như ĐH Luật TP.HCM gây choáng váng thời gian qua! Ai cũng hiểu nếu chỉ dựa vào ngân sách Nhà nước thì các trường rất khó phát triển và thu nhập của giảng viên teo tóp dần. Nhưng đổ tất cả lên đầu sinh viên và phụ huynh trong bối cảnh còn vô vàn gánh nặng này thì quả là bức bối!
Với Nghị định mới của Chính phủ về học phí, các trường ĐH tự chủ được phép thu tối đa gấp từ 2 đến 2,5 lần trường chưa tự chủ và hầu hết đều vin vào đây để tăng hết cỡ! Quan niệm tự chủ là tự lo về tài chính và tất cả dồn vào học phí, trút gánh nặng lên gia đình sinh viên được cho là sai nhưng thực tế thì sai trái ấy đang được áp dụng rộng rãi.
Trong đề án tuyển sinh năm 2022, học phí của nhiều trường ĐH tăng từ 30 đến 70%. Học viện Báo chí và Tuyên truyền tăng lần lượt gần 60% và hơn 70% so năm 2021. Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch dự kiến thu mức từ 41 đến 44,3 triệu đồng/năm, so với khi trường chưa tự chủ, mức thu này tăng gần ba lần. Học phí của Trường ĐH Luật Hà Nội cũng tăng gấp đôi năm học trước...
TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH FPT, nhận định: “Nghịch lý tại Việt Nam hiện nay là nhấn mạnh yếu tố tự túc như điều kiện tiên quyết của tự chủ trong bối cảnh các nguồn thu khác hạn chế. Điều này sẽ dẫn đến một nền giáo dục ĐH được xây dựng chủ yếu dựa trên học phí của người học. Chưa có một nền giáo dục ĐH nào thành công theo mô hình tự túc”.
Tự chủ tài chính hay xã hội hóa là hướng đi tất yếu và cần thiết nhưng cũng như các ngành khác, cụm từ này luôn đồng nghĩa với việc thu phí thật nhiều, thật cao còn chất lượng hay làm cách nào đó để số đông có cơ hội tiếp cận dễ hơn thì luôn đi sau hàng dặm. Lần tự chủ ĐH này cũng thế, học phí cứ tăng ngất ngưởng cái đã, thứ khác tính sau! Nghịch lý ấy dù là nghịch lý nhưng vẫn mãi là nghịch lý…
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Hà Phan một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Hà Phan bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Hà Phan".
|
Đại học Tôn Đức Thắng có tân Chủ tịch Hội đồng trường TS. Vũ Anh Đức - Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Tổ chức Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam được bổ nhiệm ... |
Giáo dục đại học phải tạo ra "khác biệt của khác biệt" Ngày 6/7, tại Đại học Huế, đã long trọng diễn ra lễ trao quyết định công nhận chức vụ Giám đốc Đại học Huế nhiệm ... |
Tăng học phí trường công: Lợi bất cập hại Vào cuối tháng 4 vừa rồi, khi làm việc với TP. HCM, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, ... |
Tin cùng chuyên mục
game doi thuong - 16/09/2024 12:32
Giới hạn tiền ủng hộ và bài học từ thiện đầu đời
Một trường học ở Hà Nội đã giới hạn số tiền học sinh quyên góp cho đồng bào bão lũ. Hành động “ngược đời” này đã nhận được nhiều đánh giá tích cực trong xã hội.
game doi thuong - 14/09/2024 13:54
Làm từ thiện để làm gì?
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã công bố hàng vạn trang sao kê tiền ủng hộ của đồng bào cả nước với người dân chịu ảnh hưởng của bão lũ miền Bắc. Việc này chưa có tiền lệ, nên nhiều câu chuyện dở khóc dở cười đã diễn ra.
game doi thuong - 11/09/2024 13:08
Tình dân tộc, nghĩa đồng bào mạnh hơn trong bão lũ…
Hơn 200 người chết và mất tích do lũ chồng bão trong loạt thiên tai chưa từng có đang hoành hành miền Bắc và con số ấy có thể không phải là cuối cùng.
game doi thuong - 09/09/2024 13:22
Xót xa mùi nhựa cây ngập tràn sau bão
Bão Yagi đi qua để lại những thiệt hại lớn vô cùng với người dân các tỉnh phía Bắc. Ở Hà Nội, thiệt hại về người, về của không quá nhiều, nhưng cảnh đổ gục của cả vạn cây xanh với nhiều cổ thụ là nỗi xót xa của người dân Thủ đô.
game doi thuong - 07/09/2024 14:44
“Bảo trọng nhé, miền Bắc” và điều tử tế trong tâm bão Yagi
Siêu bão Yagi bắt đầu đổ bộ vào Hải Phòng, Quảng Ninh. Cơn bão này được đánh giá là “mạnh chưa từng có” trên đất liền Việt Nam. Người dân có nhiều lo âu nhưng cũng không ít nghĩa cử đẹp làm ấm lòng ngày giông bão.
game doi thuong - 04/09/2024 16:58
Bịa đặt lời Bộ trưởng và ném đá Hoa hậu, công kích trẻ sai!
Phát biểu của Bộ trưởng bị bịa đặt theo ý xấu, câu nói bị cắt cúp của Hoa hậu thành cơn bão công kích trên mạng, chia sẻ chưa chuẩn mực trong nhóm nhỏ của học sinh 17 tuổi nhận vùi dập không thương tiếc…
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- VNVC tiêm nhiều nhất trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi cho trẻ
- Hành trình 14 năm chinh phục khách hàng Việt của Nissan Navara
- Công ty CP Gỗ Quảng Phát tuyển gần 50 lao động tại Quảng Bình
- Vĩnh Phúc có thêm 2 dự án FDI đi vào hoạt động trong tháng 8/2024
- Suzuki Swift ngừng bán tại Việt Nam?