Nạn móc túi tại các nhà ga, bến xe và cách phòng tránh
Kinh tế - Xã hội - 21/01/2020 12:20 Hoàng Lâm
Các đối tượng móc túi thường trà trộn vào dòng người, chen lấn, xô đẩy, áp sát để tạo cơ hội ra tay lấy cắp tiền và tư trang của hành khách. |
Điểm mặt những khu vực phức tạp
Tội phạm hoạt động lưu động tại các nhà ga, bến xe, điểm trung chuyển xe buýt… không còn là hình ảnh xa lạ đối với người dân, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và nhất là dịp công nhân lao động xếp hàng về quê nghỉ Tết. Đây là những nhóm tội phạm hoạt động có tổ chức, thủ đoạn tinh vi và thường manh động khi bị phát hiện, tố giác và ngăn cản. Vì vậy, thời gian qua, những nhóm tội phạm này luôn trở thành nỗi ám ảnh đối với người dân khi bắt buộc phải di chuyển, đi lại tại các nhà ga, bến xe, khu vực trung chuyển…
Trên địa bàn thành phố Hà Nội, khu vực phía ngoài nhà ga Hà Nội, bến xe Giáp Bát, bến xe Nước Ngầm và bến xe Mỹ Đình; khu vực điểm trung chuyển xe buýt như: Long Biên, điểm dừng xe buýt trước và đối diện cổng trường Đại học Giao thông Vận tải, điểm xe buýt 162 Nguyễn Văn Cừ. Các tuyến xe buýt số 01 (Gia Lâm - Bến xe Yên Nghĩa), số 32 ( Giáp Bát - Nhổn ), số 34 ( Mỹ Đình - Gia Lâm) và số 11 (Công Viên Thống Nhất - Đại học Nông nghiệp)… là những điểm luôn có nhóm tội phạm móc túi hoạt động, lộng hành.
Còn tại thành phố Hồ Chí Minh, theo cơ quan địa phương này đánh giá, tệ nạn móc túi hành khách xảy ra thường xuyên ở khu vực các bến xe, trạm chờ như: ngã tư An Sương, bến xe miền Đông, bến xe miền Tây, chợ Bến Thành, đặc biệt là khu vực Suối Tiên.
Theo đánh giá của lực lượng chức năng, thủ đoạn của nhóm tội phạm móc túi thường là chèo kéo, chen lấn, xô đẩy, tạo cớ áp sát hành khách và nhanh chóng ra tay móc tiền, tư trang của hành khách; chuyền cho đồng phạm và tấu tán tài sản đánh cắp được. Điện thoại di động, ví tiền và trang sức là những tài sản mà các đối tượng trộm cắp thường hay nhắm tới. Thời điểm các đối tượng phạm tội móc túi thường ra tay là khi tàu, xe ô tô đón trả khách, hoặc các xe khách xuống bắt khách dọc đường.
Phòng, tránh bằng cách nào?
Thời gian qua, cơ quan chức năng thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội đã triệt phá được một số ổ nhóm tội phạm móc túi, cũng như thực hiện một số các giải pháp như: lắp đặt các camera có khả năng nhận diện khuôn mặt ở các khu vực trạm dừng, nhà chờ xe buýt để giám sát; thiết lập đường dây nóng để người dân tố giác tội phạm;tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao tính cảnh giác, đối phó của người dân và lái xe cảnh giác với tội phạm móc túi… tuy nhiên tệ nạn này vẫn chưa có nhiều chuyển biến tích cực.
Hành vi móc túi của tội phạm được camera xe khách ghi lại. |
Ông Nguyễn Hữu T., làm nghề xe ôm tại khu vực bến xe Giáp Bát (Giải Phóng, Hà Nội) cho biết: "Làm nghề nhiều năm tại bến xe, tôi biết có nhiều nhóm tội phạm móc túi rất quen mặt. Họ đóng giả là cánh xe ôm chúng tôi, là lơ xe, là hành khách, thậm chí hành khách sang trọng… để đánh lừa mọi người, dễ dàng tiếp cận hành khách để ra tay. Chúng tôi biết nhưng cũng không thể can thiệp được. Họ đều là dân anh chị, sẵn sàng trả thù, hành hung người nào dám cản trở, tố cáo…".
Thực tế hiện nay, các đối tượng móc túi luôn hoạt động theo nhóm, thậm chí có dấu hiệu của sự “bảo kê, tiếp tay” nên hành vi càng táo tợn, thách thức người dân và cơ quan chức năng. Trong khi đó chế tài xử phạt đối với hành vi này cũng còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Đa số các đối tượng sau khi bị xử lý lại “ngựa quen đường cũ”, thay vì tìm kiếm công việc đàng hoàng, chính đáng.
Cũng cần phải nói thêm rằng, mặc dù thời gian qua, lực lượng chức năng có trấn áp, bắt giữ, xử lý được một số ổ nhóm, cá nhân phạm tội móc túi tại các bến xe, nhà ga, nhà chờ trung chuyển; tuy nhiên việc ra quân theo kiểu “bắt cóc bỏ dĩa” cũng chưa tạo ra được tính chủ động trong việc trấn áp các đối tượng tội phạm này.
Nhiều trường hợp người dân tố giác không nhận được sự hỗ trợ kịp thời của lực lượng chức năng, bị đối tượng phạm tội đe dọa, thậm chí đánh đập nguy hiểm đến tính mạng. Đây là lý do nhiều nạn nhân, nhân chứng đều im lặng khi gặp nạn, dẫn đến các vụ việc không được tố giác và báo cáo đầy đủ, khiến vấn nạn móc túi cứ tiếp diễn theo chiều hướng xấu.
Từ thực tế nêu trên, có thể thấy việc thường xuyên tăng cường rà soát, ra quân xử lý, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn của cơ quan chức năng là rất cần thiết, để ngăn chặn kịp thời các dấu hiệu và hành vi phạm tội. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để các nạn nhân được hỗ trợ đúng lúc, có thể hoàn trả được tài sản bị đánh cắp kịp thời, tạo ra sự tin tưởng, đồng hành cùng cơ quan chức năng trong đấu tranh phòng chống trấn áp tội phạm.
Tuy nhiên, trong khi chờ dẹp bỏ nạn móc túi từ lực lượng chức năng, thì người dân cũng cần chủ động nâng cao kỹ năng đối phó với tội phạm này để bảo vệ tốt tài sản của mình khi tham gia giao thông tại các nhà ga, bến xe, khu vực trung chuyển, nhất là những dịp lễ tết, khi có lượng người tham gia giao thông tăng cao đột biến.
Theo Thượng tá Hà Thị Hồng Lan, chuyên gia nghiên cứu tội phạm học, Học viện Cảnh sát nhân dân cho biết: "Khi đến bến xe hoặc tham gia giao thông, người dân không nên mang theo nhiều tài sản có giá trị như: tiền, trang sức… Luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, tránh tạo sơ hở trong việc quản lý tài sản để các đối tượng trộm cắp, móc túi tiếp cận. Khi lên xe, người dân cần tìm kiếm chỗ ngồi ổn định, không chen lấn, xô đẩy và phải tạo những khoảng trống an toàn đối với những người xung quanh. Trong trường hợp bị các đối tượng trộm cắp tiếp cận, người dân cần bình tĩnh kêu gọi sự giúp đỡ từ những hành khách đi cùng hoặc lái xe, phụ xe để họ giúp đỡ tiếp cận với lực lượng Công an. Khi xuống xe người dân cần kiểm tra lại tài sản, bình tĩnh quan sát xung quanh và tránh xa các đối tượng có biểu hiện khả nghi".
Trong trường hợp không may bị mất tài sản, người dân cần nhanh chóng trình báo với cơ quan Công an, cung cấp các thông tin như đặc điểm nhân dạng, hướng bỏ chạy, tài sản bị mất phối hợp cùng lực lượng Công an nhanh chóng tìm lại tài sản đã mất.
Nhọc nhằn mưu sinh những ngày cuối năm cũng để mong có được một cái Tết đủ đầy, con cái có thêm tấm áo mới. ... |
Trước diễn biến bất thường của bệnh viêm phổi cấp do chủng virus Corona mới, ngày 16/1, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn ... |
Sau ngày tiễn ông Công ông Táo về trời, các gia đình bắt đầu sửa sang bàn thờ, chuẩn bị đón Tết. Đây là nơi ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 05/09/2024 17:13
PVOIL tặng voucher nhiên liệu cho VĐV tham dự Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024
Tổng cộng 2.500 lít nhiên liệu sẽ được PVOIL gửi tặng tới các vận động viên, thành viên Ban Tổ chức, Ban Điều hành của Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024.
Kinh tế - Xã hội - 05/09/2024 11:27
Hơn 388.000 biển số ô tô đấu giá trực tuyến từ hôm nay 5/9
Bộ Công an vừa phê duyệt kế hoạch đấu giá biển số ô tô phiên đấu giá thứ năm, với 388.389 biển số được đưa lên sàn.
Kinh tế - Xã hội - 05/09/2024 11:25
Bốn mẫu xe nhận ưu đãi mạnh tay từ Toyota Việt Nam và các đại lý trong tháng 9
Khách hàng có cơ hội nhận ưu đãi hấp dẫn lên tới 100% lệ phí trước bạ khi kết hợp ưu đãi từ Chính phủ, Toyota Việt Nam và tại hệ thống đại lý trong tháng 9 này.
Kinh tế - Xã hội - 05/09/2024 06:58
Mercedes-Benz S-Class mới sẽ có bản xăng lẫn điện
Hãng xe Đức dự kiến sẽ hợp nhất hai dòng sedan hạng sang chủ lực là S-Class (động cơ đốt trong) và EQS (điện) thành một dòng xe vào năm 2030.
Kinh tế - Xã hội - 04/09/2024 21:02
Ra mắt Ford Territory Sport giá 909 triệu đồng
Ford Territory Sport mang khác biệt về ngoại hình như lại có trang bị tương tự như phiên bản Titanium X.
Kinh tế - Xã hội - 04/09/2024 21:00
Hướng dẫn tẩy ố kính ô tô: Đảm bảo tầm nhìn rõ ràng
Kính ô tô bị ố không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến tầm nhìn của người lái, gây nguy hiểm khi tham gia giao thông.
- Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”
- Nghiệp đoàn Xích lô du lịch Nha Trang - điểm tựa vững chắc cho người lao động
- Tránh “siêu bão” Yagi, công nhân được nghỉ làm thứ Bảy
- Quảng Bình: Hơn chục doanh nghiệp tuyển lao động, nhiều vị trí việc làm hấp dẫn
- "Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề