Một Pháp lệnh cần được báo giới và cả xã hội quan tâm
Kinh tế - Chính sách - 18/08/2022 16:56 AN VINH
Sáng nay 18/8, UBTVQH biểu quyết thông qua Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng - Ảnh: VGP/ĐH |
Nói Pháp lệnh này cần được báo giới và cả xã hội quan tâm chính là từ một nội dung rất mới sau đây của Pháp lệnh: Đó là quy định cấm ghi âm, ghi hình trong các phiên toà. Việc livestream các phiên toà mà không được phép của chủ tọa phiên tòa thì đó là vi phạm quyền con người.
Trước đó, vào ngày 15/8, dự thảo Pháp lệnh đã được UBTVQH xem xét tại cuộc họp của Uỷ ban.
Trong bản dự thảo Pháp lệnh, Điều 23 quy định: Phạt tiền từ 15.000.0000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với nhà báo ghi âm, ghi hình hoặc ghi hình có âm thanh Hội đồng xét xử không được sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa và phát trực tiếp trên không gian mạng;
Mức phạt này cũng áp dụng cho hành vi nhà báo ghi âm, ghi hình hoặc ghi hình có âm thanh người tham gia tố tụng không được sự đồng ý của họ và phát trực tiếp trên không gian mạng (livestream).
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Pháp lệnh, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, về nội quy phiên tòa, Bộ luật Tố tụng dân sự và Luật Tố tụng hành chính đều có quy định “Nhà báo ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa. Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của đương sự, người tham gia tố tụng khác phải được sự đồng ý của họ”. Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng hình sự lại chỉ quy định chung “Mọi người trong phòng xử án phải tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ gìn trật tự và tuân theo sự điều hành của chủ tọa phiên tòa” .
Vì vậy, để bảo đảm quy định thống nhất giữa Pháp lệnh với các luật tố tụng về hành vi vi phạm nội quy phiên tòa, dự thảo Pháp lệnh được chỉnh lý. Theo đó, Điều 23 của Pháp lệnh đã chính thức quy định, phạt tiền 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử mà không được sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa hoặc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của người tham gia tố tụng mà không được sự đồng ý của họ trong phiên tòa xét xử vụ án dân sự, vụ án hành chính; không tuân theo sự điều hành của Chủ tọa phiên tòa về hoạt động ghi âm lời nói, ghi hình ảnh trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự.
Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2022. Tức là chỉ sau hơn chục ngày nữa, chính xác là 13 ngày, Pháp lệnh này cùng với điều khoản về ghi âm, ghi hình sẽ được thực thi tại các phiên toà diễn ra trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Chắc chắn sẽ có nhiều nhà báo phụ trách mảng pháp luật - pháp đình, sẽ có nhiều cư dân mạng xã hội và bạn đọc nêu lên một thắc mắc chung: Quy định không cho ghi âm, ghi hình và livestream các phiên toà liệu có đi ngược với quyền thông tin của báo chí tới công chúng trong các vụ xử án không?
Phát biểu tại phiên họp sáng nay của UBTVQH, Chánh án Toà án Tối cao Nguyễn Hòa Bình đã giải thích rất cặn kẽ và có lý có tình cho thắc mắc đó. Ông Bình nêu rõ, các quy định về xử phạt hành vi ghi âm, ghi hình trong Pháp lệnh không phải do tòa án nghĩ ra, mà đã được quy định trong các luật tố tụng hình sự, tố tụng hành chính, tố tụng dân sự.
Chánh án cũng chia sẻ, sau khi dự thảo được cho ý kiến lần đầu, "một số nhà báo điện cho tôi hỏi tại sao các anh quy định không cho nhà báo ghi âm, ghi hình và livestream, đấy là quyền nhà báo để thông tin đến công chúng".
"Tôi giải thích nhà báo có quyền như vậy, nhưng người khác cũng có quyền mà quyền rất thiêng liêng. Ví dụ, anh có một người em gái đang liên quan đến vụ án hôn nhân, trước phiên tòa phải trình bày lý do tại sao ly hôn, tài sản có gì, tiền bạc bao nhiêu để phân chia. Có một ai đó livestream tài sản của em anh lên trên mạng cho thế giới xem thì anh có đồng ý với việc đó hay không. Cho nên một nguyên tắc rất lớn ở đây là bảo vệ quyền con người. Không phải chỉ ta đâu mà cả thế giới quy định như vậy, người ta không cho phép, đây là bảo vệ quyền riêng tư của con người", ông Bình nhấn mạnh.
Vẫn theo Chánh án thì kể cả trong vụ án hình sự cũng vậy, không phải chỉ có bị can, bị cáo là những người bị hạn chế về quyền con người, tham gia vụ án hình sự còn có những người khác như bị hại, người làm chứng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, đều có quyền bảo vệ bí mật tài sản của họ.
Vì thế, các vụ án xâm hại nhân thân, xâm hại nhân phẩm mà livestream đưa hết lên mạng, là vi phạm quyền con người. Đó là lý do tại sao pháp luật phải có quy định để bảo vệ quyền con người.
Một ý kiến nữa của Chánh án Nguyễn Hòa Bình mà người viết thấy rất hay và bổ ích với báo giới và mạng xã hội là, việc tổ chức một phiên tòa mục tiêu tối thượng là hướng đến một bản án đúng pháp luật, công tâm, tâm phục khẩu phục, không phải là dịp để làm truyền thông.
"Thử hình dung là hàng trăm máy điện thoại đưa lên để livestream thì sự toàn tâm, toàn ý cho nhiệm vụ chính của phiên tòa là đưa ra các bản án đúng pháp luật sẽ bị xao nhãng. Tâm trạng của bất cứ ai cũng thế thôi, đứng trước ống kính và đứng trước các máy truyền thông thì bị xao nhãng. Rất mong các nhà báo chia sẻ với áp lực này", ông Bình chia sẻ.
Tôi tin rằng những lời tâm sự và chia sẻ của vị Chánh án Tối cao sẽ được báo giới và cả xã hội đồng tình, ủng hộ. Việc đồng tình, ủng hộ đó sẽ khiến cho Pháp lệnh được tôn trọng và thực thi nghiêm túc và hiệu quả, đảm bảo cho các hoạt động xử án và cả nền tư pháp đáp ứng đầy đủ sự công minh và văn minh trong thời đại công nghệ 4.0 này.
Và tôi cũng hi vọng rằng, mỗi khi giương ống kính camera hay chiếc iphone tân tiến lên để ghi hình, ghi âm, livestream các phiên toà, các phóng viên và tất cả những ai quan tâm theo dõi các vụ xử án sẽ không bao giờ lãng quên các quy định mới của Pháp lệnh này. Bởi vì, đó không chỉ là vì những triệu đồng, chục triệu đồng tiền phạt nếu vi phạm. Đằng sau đó là Quyền con người - một quyền thiêng liêng và cần phải được tôn trọng cao nhất trong đời sống xã hội.
Nếu đồng tình với góc nhìn trong bài viết thì bạn có thể mời tác giả An Vinh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả An Vinh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả An Vinh". |
Giảm thuế xăng dầu và tháng 10 đến sớm Sau nhiều ngày cân nhắc cùng những tiếng nói của dư luận, Bộ Tài chính đã đề xuất Chính phủ trình Quốc hội giảm thuế ... |
Giải ngân chậm, cần khẩn trương tìm hướng tháo gỡ Chiều 9/8, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc phiên họp thứ ba dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương ... |
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý chi 1.155 tỷ đồng hỗ trợ NLĐ Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đồng ý sử dụng khoảng 1.155 tỷ đồng từ kết dư Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đến ... |
Tin cùng chuyên mục
game doi thuong - 31/08/2024 12:03
Đặt cuốn sách xuống, cầm cái tạ lên!
Việc cô hoa hậu trả lời trong một chương trình rằng mình chưa từng đọc hết một cuốn sách mà chỉ tiếp thu kiến thức qua hình ảnh, âm thanh đã gây tranh cãi. Có người nhắc lại định kiến “chân dài não ngắn”, có người lại cho rằng cô thẳng thật.
game doi thuong - 28/08/2024 14:46
Lừa đảo hơn nấm sau mưa. Lỗi tại ai?
Lâm, nhân viên một công ty bao bì ở Bình Dương nhận được điện thoại có kiện hàng 176 nghìn đồng. Anh nói đang đi làm thì đầu dây bên kia nói anh chuyển khoản rồi shipper gửi hàng xóm tối về anh nhận. Đang làm và nghĩ khoản tiền nhỏ nên Lâm chuyển luôn và cuối cùng tiền mất hàng không có! Chuyện như Lâm cùng vô số biến tướng của những trò lừa đảo ngày càng nhiều, mặc cho cảnh báo và bất chấp hàng loạt biện pháp ngăn chặn.
game doi thuong - 26/08/2024 11:46
Để lại gì cho đời
Một người đàn ông qua đời ở Bệnh viện Xanh Pôn vào tối 24/8 vừa qua. Anh đã đăng ký hiến tạng trước đó, và những thứ anh để lại đã cứu sống 4 người và khiến 2 người thấy ánh sáng mặt trời.
game doi thuong - 25/08/2024 11:38
Để không còn chuyện “bắt quả tang cô giáo dạy thêm”
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo thông tư, trong đó giáo viên trường công được dạy thêm ngoài nhà trường với học sinh các thầy cô dạy trên lớp. Điều này chính danh hóa việc dạy thêm của thầy cô dựa trên nhu cầu của học trò và phụ huynh song cũng đặt ra nhiều vấn đề cần cân nhắc.
game doi thuong - 20/08/2024 17:17
Sai sót kỳ thi lớp 10 ở Thái Bình: "Ráp" lại lòng tin bị “lệch phách”
Gần 3000 bài thi vào lớp 10 ở Thái Bình đã bị ghép sai phách, "lệch phách". Hàng ngàn thí sinh đã bị ảnh hưởng tới kết quả thi. Hàng trăm cháu đang đỗ thành trượt. Và hàng trăm cháu ngược lại.
game doi thuong - 18/08/2024 18:06
Choáng váng với điểm chuẩn đại học!
Hàng loạt trường vừa công bố điểm chuẩn đại học năm nay. Khối C00 gồm các môn văn, sử, địa đã có những kỷ lục choáng váng về điểm chuẩn tại các trường.