Lao động nữ và nguy cơ bị quấy rối tình dục
Người lao động - 30/09/2019 14:50 Diệu Thúy
Lao động nữ có nguy cơ cao bị quấy rối tình dục, cả ở nơi làm việc và trên đường đi làm. Ảnh luatvietnam.vn |
Thiếu thông tin và không dám lên tiếng
Theo số liệu nghiên cứu của Tổ chức Lao động Thế giới tại Việt Nam (ILO), lao động nữ bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc chiếm 78%; nhiều lao động nữ khác bị quấy rối tình dục trên đường đi làm về và trong khu nhà trọ, tuy nhiên không có số liệu cụ thể về tình trạng này.
Ông Bùi Văn Lân, Trưởng khu dân cư 11, phường Bình Hàn, TP. Hải Dương cho biết, theo ông, tình trạng công nhân nữ bị quấy rối tình dục trên đường đi làm về và tại các khu nhà trọ đã xảy ra. Rất nhiều CNLĐ đã phải gọi đến Trưởng khu dân cư hay chủ nhà trọ. Trường hợp gần nhất là chị công nhân làm tại Công ty Xuất khẩu Mỹ nghệ Vân Anh (TP. Hải Dương) trên đường về nhà trọ bị đối tượng nam bám theo và “gạ gẫm”. Quá sợ hãi, chị đã cầu cứu các bạn nhà trọ và Trưởng khu dân cư nhờ giúp đỡ.
Chị Lê Thị Thanh Huyền chia sẻ, trước đây chị làm công nhân Công ty TNHH Sumidenso phải làm 3 ca, chị thường xuyên đi về tối và sáng sớm trên quãng đường từ KCN Đại An đến phường Cẩm Thượng (TP. Hải Dương). Không ít lần đến những đoạn đường vắng chị bị các thanh niên nghiện hút, chơi bời chặn đầu xe trêu chọc và có những hành vi quấy rối mà không dám phản ứng... Để tránh bị trêu chọc chị đã rủ các bạn đi theo từng tốp đông, tuy nhiên tình trạng này vẫn diễn ra thường xuyên khi các chị đi làm ca đêm. Quá sợ hãi, đầu tháng 2/2019, chị đã quyết định nghỉ việc để về làm tại xưởng may gần nhà cho an toàn, mặc dù thu nhập bị giảm đáng kể.
Bà Trần Thị Làn, chủ nhà trọ xã Tân Trường, huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) cho biết: Gia đình có 20 phòng trọ, trong đó chủ yếu là CNLĐ nữ, thời gian làm việc cũng không cố định vì họ làm việc 3 ca. Tình trạng phòng trọ nữ thường xuyên bị các đối tượng xấu gõ cửa và trêu ghẹo vào ban đêm diễn ra thường xuyên. Để bảo vệ họ, mới đây bà đã cho thay tất cả cánh cửa; cổng ra vào được gia cố chặt chẽ hơn.
LĐLĐ huyện Ninh Giang, Hải Dương tổ chức tư vấn an toàn tình dục, thông tin nguy cơ bị quấy rối tình dục, khám sức khỏe cho lao động nữ. |
Bảo vệ lao động nữ như thế nào?
Bộ luật Lao động 2012 đã quy định về hành vi quấy rối tình dục nơi làm việc, tuy nhiên lại không đưa ra khái niệm rõ ràng, gây khó khăn cho việc xử lý.
Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi lần này đã đề cập hành vi quáy rối tình dục tại nơi làm việc là dùng lời nói, hành vi mang tính thể chất hoặc tài liệu, hình ảnh có tính chất tình dục không mong muốn và xúc phạm tới người nhận. Trong các công việc cần thực hiện để phòng, chống quấy rối tình dục một cách hiệu quả trên thực tế, công việc cấp bách hiện nay là hoàn thiện các quy định về quấy rối tình dục của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Tại buổi chia sẻ “Lao động nữ bị quấy rối tình dục” do LĐLĐ tỉnh Hải Dương phối hợp với tổ chức BATIK International, các đại biểu khẳng định, khi đối mặt với vấn đề này, nhiều phụ nữ thay vì có biện pháp phòng vệ bản thân thì lại chọn im lặng, có thể vì để bảo vệ công việc đang có, hoặc khi không còn chịu đựng được nữa thì chấp nhận bỏ việc. Một phần nguyên nhân do thiếu các quy định về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo cụ thể, phù hợp với những đặc điểm đặc thù của hành vi quấy rối tình dục, thiếu hướng dẫn về việc cân bằng trách nhiệm cung cấp bằng chứng khi khiếu nại, tố cáo…; thiếu các quy định về chế tài, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi quấy rối tình dục và ngăn chặn tái phạm.
Không chỉ là nguy cơ, hình ảnh vụ việc gần đây khiến dư luận dậy sóng: Một lao động nữ đang phơi quần áo giữa ban ngày trước xóm trọ bị một người đàn ông đi xe máy qua trắng trợn quấy rối tình dục. Ảnh 24h.com.vn |
Theo bà Nguyễn Thị Đức Hạnh, Trưởng ban Nữ công LĐLĐ tỉnh Hải Dương, để hạn chế tình trạng lao động nữ bị quấy rối tình dục, các công ty cần phải thường xuyên tuyên truyền về các hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, nhà trọ và trên đường đi làm, thậm chí đưa ra các tình huống cụ thể để họ có thể nhận biết đó là hành vi quấy rối tình dục, đồng thời cung cấp thông tin về địa chỉ để phản ánh những vấn đề này.
Bên cạnh đó, trên các đoạn đường vắng tại đường gom nên có các cán bộ như công an xã, phường, an ninh trong khu dân cư thường xuyên đi tuần. Bố trí hòm thư tố giác tội phạm trong các khu nhà trọ, hoặc khu dân cư để CNLĐ có thể phản ánh kịp thời.
|
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 31/10/2024 21:30
Bộ đội giúp dân khắc phục sau cơn bão Trà Mi
Miền Trung đang bước vào mùa bão lũ. Tại tỉnh Thừa Thiên Huế nhiều địa phương đã bị thiệt hại nặng trong những đợt mưa bão tháng 10, nhất là cơn bão Trà Mi. Cùng với lực lượng công an, các chiến sĩ, bộ đội, lực lượng dân quân đại phương cũng tất tả ngược xuôi giúp, giầm mình trong mưa bão để gia cố từng mét kè biển, nhặt từng tấm tôn, tấm ngói bão thổi bay để giúp nhân dân ổn định đời sống, vượt qua những khó khăn, mất mát.
Người lao động - 30/10/2024 16:42
Giá chung cư Hà Nội tăng chóng mặt, người lao động hụt hơi "giấc mơ an cư”
Giá chung cư tăng phi mã từ quý IV/2023 đến nay khiến công nhân, người lao động nhập cư ngày càng khó tiếp cận.
Người lao động - 30/10/2024 08:06
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 đã cho thấy sự quan tâm của chuyên môn và công đoàn các cấp trong ngành về ATVSLĐ.
Đời sống - 29/10/2024 19:50
Xót thương nam thanh niên xung kích bị lũ cuốn trôi khi tham gia cứu hộ
Vừa thực hiện xong nghĩa vụ quân sự, trở về quê lập nghiệp, anh Lê Ngọc Hơn (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) xung phong tham gia Tổ xung kích phòng, chống thiên tai. Trong quá trình hỗ trợ bà con dọn dẹp tránh lụt, anh không may bị nước lũ cuốn trôi.
Đời sống - 26/10/2024 22:31
Quảng Bình, Quảng Trị: Huy động người lao động trên biển vào tránh bão an toàn
Để đảm bảo an toàn cho người lao động trên biển trước khi bão số 6 (Trà Mi) đổ bộ vào đất liền, tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị đã triển khai các giải pháp ứng phó với bão, chú trọng huy động người lao động trên biển vào đất liền trú ẩn, bảo đảm an toàn cho tàu thuyền tại khu neo đậu.
Đời sống - 25/10/2024 10:56
Dự thảo Luật Nhà giáo: Tăng đãi ngộ để nhà giáo yên tâm công tác
Chính phủ vừa có tờ trình gửi Quốc hội xem xét cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khoá XV về dự thảo Luật Nhà giáo.
- Chị Trương Thị Ngọc Ánh - người cán bộ hết lòng phục vụ bệnh nhân
- Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động
- Công đoàn Trường Mầm non Hoa Hồng - nơi yêu thương, đoàn kết và cùng nhau tiến bộ
- Những hiệu quả sau 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị
- Cách nào tránh bẫy “tín dụng đen”?