Giải pháp phòng, chống mua bán người ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Phóng sự điều tra - 27/08/2022 10:35 ThS. Lại Sơn Tùng - Học viện Cảnh sát nhân dân
Giải pháp phòng, chống mua bán người ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Ảnh minh họa. |
Đáng chú ý, trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, không chỉ có trmẻ em, cả người lớn cũng bị lừa bán từ các mối quan hệ trên mạng xã hội với những phương thức, thủ đoạn ngày một tinh vi. Hành vi này đã gây ảnh hưởng lớn đến đời sống, sức khỏe của nạn nhân và gia đình, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em, và đồng thời gây nên những bất ổn nhất định trong xã hội.
Bài viết sau đây chỉ ra một số nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp phòng, chống mua bán người ở Việt Nam trong thời gian tới.
Ban hành nhiều chủ trương
Theo báo cáo của Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc về tình trạng mua bán người toàn cầu. Số nạn nhân mua bán người tăng lên hằng năm. Từ dưới 20.000 người năm 2003 đến khoảng 49.000 người năm 2018. Số nạn nhân nữ chiếm khoảng 65% với nhiều hình thức bị mua bán như bóc lột tình dục, lao động cưỡng bức và một số trở thành nạn nhân của các hoạt động phi pháp khác.
Ở Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2022, các cơ quan chức năng đã tiếp nhận, xác minh giải cứu, hỗ trợ 66 người là nạn nhân trong các vụ mua bán người. Loại tội phạm này thường xảy ra tại các địa bàn là khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; trên các lĩnh vực như cho nhận con nuôi, kết hôn có yếu tố nước ngoài; đẻ thuê; cho, hiến tạng; xuất khẩu lao động, di cư (hợp pháp hoặc bất hợp pháp) ra nước ngoài lao động làm thuê, du lịch, chữa bệnh, thăm người thân…
Điển hình vào cuối tháng 6/2022, Đồn biên phòng La O, huyện La Grai, tỉnh Gia Lai đã ra Quyết định Khởi tố vụ án hình sự để điều tra về tội danh "Mua bán người" theo Điều 150 Bộ luật Hình sự năm 2015. Đối tượng chính trong vụ án là Trần Quang Quyết, sinh năm 2001, trú tại thôn 7, xã Ia Đal, huyện Ia Hdrai, tỉnh Kon Tum.
Theo lời khai ban đầu, vì cuộc sống khó khăn, đầu năm 2022, Quyết vào Thành phố Hồ Chí Minh làm thuê, rồi bị lừa sang Campuchia làm việc trong công ty do người Trung Quốc quản lý. Tháng 6/2022, không đáp ứng được công việc, Quyết nợ công ty hơn 100 triệu đồng. Khi đó, có 2 người phụ nữ gốc Việt tại đây gợi ý, nếu tìm và đưa được người trong nước sang Campuchia trót lọt sẽ được trả khoảng 700 USD/người.
Sau đó, vào các ngày 19 đến 20/6, Quyết liên lạc và mời 7 thanh niên làng Kloong, xã Ia O, huyện Ia Grai vào tỉnh Tây Ninh làm việc nhẹ, với mức lương tháng từ 18 đến 20 triệu đồng. Với lời mời gọi hấp dẫn, đối tượng Quyết đã lôi kéo, dụ dỗ được 7 thanh thiếu niên tại làng Kloong và đưa 7 người này xuất cảnh trái phép sang Campuchia, vào làm việc trong một công ty của người Trung Quốc1.
Cơ quan chức năng Việt Nam tiếp nhận nạn nhân bị mua bán do lực lượng Công an Trung quốc trao trả. Ảnh: Q.Đ. |
Trước những diễn biến phức tạp của vấn nạn mua bán người, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch quan trọng về phòng, chống tội phạm mua bán người, cụ thể như: Quyết định số 1240/QĐ-TTG ngày 24/9/2019 của Thủ tưởng Chính phủ về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 138/CP); Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 09/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1957/QĐ-TTg ngày 30/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch tổ chức thực hiện Công ước ASEAN về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em…
Bên cạnh đó, quá trình xác minh, xác định, giải cứu, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán luôn được các cơ quan thực thi pháp luật thực hiện nhanh chóng, bảo đảm quyền của nạn nhân và tuân thủ theo nguyên tắc “lấy nạn nhân là trung tâm”. Nguyên tắc này một lần nữa được khẳng định tại lễ phát động hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống mua bán người và ngày toàn dân phòng, chống mua bán người với chủ đề sử dụng và lạm dụng không gian mạng vừa được Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ Công an tổ chức vào ngày 29/7/2022 tại Hà Nội.
Những nguyên nhân chủ yếu
Hạn chế về mặt nhận thức. Ở những vùng nông thôn nghèo thường xuất hiện nhiều loại tội phạm nguy hiểm trong đó có buôn bán người. Lý do là vì người dân ở đây thường rất nhẹ dạ cả tin, trình độ dân trí thấp và việc tiếp cận thông tin còn hạn hẹp. Chỉ cần nghe những lời dụ dỗ ngon ngọt, họ sẽ dễ dàng trở thành “con mồi ngon” của tội phạm buôn bán người.
Vai trò của gia đình. Ở thành thị có không ít gia đình, bố mẹ chỉ biết cung cấp tiền cho con đầy đủ mà không hề có sự quan tâm, dạy dỗ. Những phụ huynh này có người vì mải mê kiếm tiền, có người vì lo chạy theo những thú vui và ích kỷ không quan tâm tới con trẻ. Trong xã hội phức tạp như ngày nay đòi hỏi cha mẹ cần phải quan tâm, chỉ bảo cho con cái nhiều hơn để tránh tình trạng trẻ chưa ý thức được hành vi của mình và dễ lao vào lưới của bọn phạm tội.
Công an huyện Tương Dương (Nghệ An) tuyên truyền phòng, chống mua bán người cho người dân tại xã Hữu Khuông. Nguồn: congan.nghean.gov.vn |
Ham lợi ích vật chất. Ham lợi ích vật chất là nguyên nhân đầu tiên dẫn tới mọi loại tội phạm, trong đó có buôn bán người. Ở đây, kẻ phạm tội và nạn nhân đều là những người ham vật chất. Kẻ buôn người bất chấp pháp luật với một “hình thức kinh doanh” không vốn nhưng lợi nhuận thu lại rất nhiều. Nạn nhân do có trình độ thấp, cả tin vào những lời ngon ngọt nên đã sa vào bẫy của bọn chúng. Còn có những vụ án thương tâm hơn khi mà nạn nhân bị chính người thân của mình bán đi vì ham mê lợi ích vật chất trước mắt.
Đói nghèo, thất học và thất nghiệp. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến mong muốn đi tìm việc làm để có thêm thu nhập. Đói nghèo, thất nghiệp dẫn đến những mưu cầu về vật chất còn thất học dẫn đến những hạn chế về mặt nhận thức. Nạn nhân sống ở những vùng miền núi nghèo đói, không có việc làm, thiếu kiến thức giáo dục chính là “con mồi” mà tội phạm buôn người nhắm đến.
Công tác tuyên truyền còn dàn trải. Trong thời gian qua, công tác tuyên truyền mặc dù đã được tăng cường nhưng ở một số nơi còn mang tính phong trào, thời vụ, công tác giáo dục, phổ biến pháp luật còn dàn trải chưa tương xứng với các giải pháp đề ra.
Một số giải pháp
Thứ nhất, các cơ quan có thẩm quyền cần xác định phòng, chống mua bán người phải là một nội dung cơ bản của công tác phòng, chống tội phạm và lồng ghép vào các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong giải quyết các vấn đề cơ bản về an sinh xã hội, an dân như vấn đề hỗ trợ việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, thực hiện chính sách ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Cần đẩy nhanh ứng dụng hệ thống các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân, chuyên ngành nhằm chủ động phòng ngừa kịp thời phát hiện, ngăn chặn tội phạm mua bán người.
Thứ hai, xóa đói giảm nghèo: Cần có chính sách hỗ trợ tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập qua dạy nghề, cho vay vốn…cho đối tượng phụ nữ có nguy cơ cao trở thành nạn nhân của bọn buôn người ở những vùng khó khăn. Làm cho người dân có đời sống kinh tế ổn định, có công ăn việc làm, có khả năng thu nhập để có thể đảm bảo mức cơ bản nhu cầu cuộc sống.
Ảnh minh họa. |
Thứ ba, phổ cập giáo dục để nâng cao trình độ dân trí: Thực tế cho thấy nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nạn nhân thường sa vào cạm bẫy của bọn buôn người là do đời sống kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu, trình độ dân trí và sự hiểu biết kém. Trong các nạn nhân bị buôn bán phần đông là người mù chữ hoặc chỉ học đến cấp tiểu học, nạn nhân chủ yếu là làm ruộng, đi làm thuê hoặc đang trong tình trạng thất nghiệp. Những khó khăn trong cuộc sống, hạn chế về trình độ nhận thức đã đẩy họ trở thành "miếng mồi" ngon cho bọn tội phạm buôn người. Như vậy, vấn đề xóa mù chữ, phổ cập giáo dục là hết sức cần thiết cho những đối tượng có nguy cơ trở thành nạn nhân của bọn tội phạm vì nhờ đó họ có nền tảng tri thức để bảo vệ bản thân trước những cạm bẫy của bọn buôn người.
Thứ tư, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về mua bán người: Cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách liên quan đến hoạt động mua bán người với nhiều nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, như: Lồng ghép tuyên truyền phòng, chống mua bán người vào các buổi họp của ấp, tổ dân phố, nhà trường, nói chuyện chuyên đề cho học sinh, sinh viên, đoàn viên thanh niên, hội viên phụ nữ tại các buổi sinh hoạt đoàn thể để tuyên truyền phương thức, thủ đoạn và hậu quả của tội phạm mua bán người và cảnh báo nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm mua bán người nhằm nâng cao ý thức cảnh giác cho nhân dân. Bên cạnh đó, cần tổ chức phát động các phong trào quần chúng tích cực tham gia phòng, chống tội phạm mua bán người, viết cam kết gia đình không có người tham gia hoạt động mua bán người, động viên nạn nhân và gia đình họ tố giác tội phạm.
Chú thích:
1//www.vietnamplus.vn/vu-mua-ban-nguoi-qua-bien-gioi-ho-tro-dua-5-nan-nhan-ve-dia-phuong/803450.vnp
Việt Nam ở giai đoạn dân số "vàng" nhưng chất lượng lao động chưa "vàng" Tỉ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ tại Việt Nam chỉ đạt 26,1%, cơ cấu lao động phần lớn có kỹ năng hạn ... |
Giải pháp phòng, chống bạo lực trong gia đình CNVCLĐ Hơn 300 cán bộ công đoàn, cán bộ phòng văn hoá các huyện, thành thị và công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa ... |
Giải pháp phòng, hành vi chống quấy rối tình dục đối với lao động nữ Quấy rối tình dục (QRTD) nói chung và QRTD tại nơi làm việc nói riêng là vấn nạn của mỗi quốc gia. Nó đang diễn ... |
Tin cùng chuyên mục
Pháp luật lao động - 01/09/2024 07:31
Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 3: Tội quảng cáo gian dối có thể bị xử lý hình sự
Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch khẳng định rằng đường link quảng cáo sản phẩm Lipixgo đã vi phạm nhiều quy định pháp luật, không chỉ về quảng cáo. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân bị lừa dối bởi quảng cáo sai sự thật, có quyền tố cáo hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại thực tế xảy ra bởi nguyên nhân quảng cáo sai sự thật.
Pháp luật lao động - 31/08/2024 08:42
Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 2: Những cuộc gọi thúc giục chốt đơn
Đường link quảng cáo về loại “thuốc Lipixgo" lặng lẽ được lan truyền trên mạng xã hội, cho biết không thể tìm thấy sản phẩm này tại các hiệu thuốc. Cũng tại đây, người ta tạo một mẫu đơn hàng đặc biệt với chương trình ưu đãi tới 50% nhằm kích thích người mua.
Phóng sự điều tra - 30/08/2024 07:26
Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 1: Bịa đặt thông tin, thổi phồng công dụng
Đường link “//mydb.mynature.site/...” đang bịa đặt ra một câu chuyện gây sốc liên quan tới bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn (Tuấn “tim”) để quảng cáo cho sản phẩm Lipixgo – vốn là một thực phẩm chức năng nhưng được thổi phồng như “thần dược” làm sạch mạch, giúp “tránh 100% nhiều bệnh tật và cái chết đau đớn do mạch bị ô nhiễm gây ra…”.
Pháp luật lao động - 29/08/2024 19:05
Bài 6: “Trách nhiệm về phía ngân hàng là không thể trốn tránh được”
Trước thực trạng phát hành thẻ ngân hàng “tràn lan” theo kiểu mạnh ai nấy được, dẫn đến nhiều hệ lụy, gây tổn thất tài chính không đáng có cho khách hàng, trong đó có đông đảo công nhân, người lao động, Tạp chí Lao động và Công đoàn đã nhận được một số ý kiến, chia sẻ của Đại biểu Quốc hội, đặc biệt là những phân tích, định hướng gợi mở giải pháp để giải quyết những bất cập của thực trạng này.
Phóng sự điều tra - 29/08/2024 15:39
Công ty Igarten làm ăn ra sao trước “lùm xùm” nợ bảo hiểm xã hội?
Công ty CP Phát triển giáo dục Igarten (Công ty Igarten) thuộc hệ sinh thái của Tập đoàn Egroup, nổi tiếng với STEAMe GARTEN - được giới thiệu là “hệ thống trường mầm non song ngữ đầu tiên ứng dụng giáo dục STEAM tại Việt Nam”.
Phóng sự điều tra - 28/08/2024 09:51
Công ty Igarten nợ bảo hiểm xã hội: Lao động nữ mòn mỏi chờ quyền lợi thai sản
Ốm đau không được hưởng chế độ; sinh con nhiều năm không được hưởng tiền thai sản… Đó là thực trạng xảy ra với nhiều người lao động đã, đang làm việc tại Công ty CP Phát triển giáo dục Igarten mà nguyên nhân doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm xã hội.