Phụ nữ và trẻ em gái: Nạn nhân của tội phạm mua bán người
Đời sống - 27/10/2019 10:05 Hải Dương (T.H)
3 tội phạm mua bán người ở Tương Dương, Nghệ An sa lưới pháp luật do cấu kết, lừa bán nhiều nạn nhân là những phụ nữ, trẻ em gái. Ảnh: BN |
Thống kê của các cơ quan chức năng cho thấy, từ năm 2011 đến hết quý III năm 2018, cả nước ta xảy ra 3.243 vụ mua bán người liên quan đến 4.731 đối tượng; chúng lừa bán 7.447 nạn nhân, phần lớn là phụ nữ và trẻ em gái (trẻ em chiếm 12,55%). Con số kinh hoàng này phần nào cho thấy vấn nạn nhức nhối của tội phạm mua bán người mà phụ nữ và trẻ em gái là những nạn nhân chủ yếu.
Lợi dụng sự hạn chế về nhận thức, khó khăn về kinh tế, thu nhập; nhu cầu muốn tìm việc làm, nhất là việc nhẹ lương cao; nhu cầu lấy chồng, kết hôn với người nước ngoài để được xuất ngoại, có cuộc sống nhàn hạ, giàu sang, hạnh phúc, có thể trợ giúp được gia đình; tội phạm mua bán người đánh vào đúng niềm mơ ước, nỗi khát khao của phụ nữ và trẻ em gái, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn, bế tắc trong cuộc sống, đỗ vỡ tình cảm, lười lao động để thực hiện hành vi phạm tội.
Thủ đoạn phổ biến là chúng lợi dụng mạng xã hội để tiếp cận những học sinh, sinh viên, thiếu nữ mới lớn với tên giả, địa chỉ, hình ảnh giả; làm quen, tán tỉnh; rủ đi chơi, ăn uống, hứa hẹn một viễn cảnh khiến đối tượng dễ xiêu lòng rồi lừa bán.
Nhiều trường hợp tội phạm giả danh là doanh nghiệp chuyên môi giới, giới thiệu việc làm, in cả Carvidit để dễ “lòe” phụ nữ, trẻ em, nhất là khu vực miền núi. Không ít trường hợp phụ nữ, trẻ em trước khi bị bán còn bị giam cầm, tra tấn, hãm hiếp dã man. Tinh vi hơn, chúng còn làm giả gấy tờ, hồ sơ tài liệu để mua bán trẻ em dưới hình thức cho, nhận con nuôi.
Một tội phạm mua bán phụ nữ và trẻ em gái dưới 16 tuổi bị Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bắt, bàn giao cho Công an. Ảnh soha.vn |
Theo Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an, nguyên nhân đầu tiên là nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, do thiếu thông tin cần thiết, cả tin, không lường được rủi ro khi theo người khác đi tìm việc làm, kết hôn với người nước ngoài. Không hiếm trường hợp trẻ em gái, nữ sinh, phụ nữ mặc mọi cấm cản vẫn tìm cách trốn gia đình, bố mẹ, chồng con, người thân để đi theo lời dụ dỗ, hứa hẹn của tội phạm và phải chịu những hậu quả rất thảm khốc.
Các em gái, học sinh, đặc biệt là tại các trường dân tộc nội trú, các trường khu vực miền núi, nơi các em ít nhận được sự quan tâm đầy đủ của cha mẹ do điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn và thiếu sự giao tiếp; những em gái mới lớn thiếu kỹ năng sống, không được giáo dục đầy đủ, không có khả năng nhận biết cạm bẫy, cám dỗ, không biết tự bảo vệ mình là những nạn nhân phổ biến của vấn nạn buôn người.
Một số phong tục tập quán lạc hậu, như nạn tảo hôn, tục cướp vợ, mê tín dị đoan ở các vùng đồng bào dân tộc ít người cũng được tội phạm lợi dụng để dễ dàng thực hiện hành vi. Những phụ nữ “quá lứa nhỡ thì” hy vọng tìm một mái ấm gia đình ở một chân trời xa lạ cũng dễ trở thành “mồi ngon” của những tên tội phạm buôn người bất lương.
Phụ nữ, trẻ em gái người dân tộc thiểu số là nạn nhân chủ yếu của tội phạm mua bán người. Trong ảnh, phụ nữ dân tộc thiểu số tại chợ Mèo Vạc, Hà Giang. Ảnh news.zing.vn |
Vì lợi nhuận, tội phạm mua bán người không từ một thủ đoạn nào để thực hiện hành vi; nhiều đối tượng còn lừa gạt cả những người quen biết, thân thiết, họ hàng đưa đi bán. Thậm chí, chúng còn “đầu tư” gây thiện cảm, lòng tin một thời gian dài, khi nạn nhân mất cảnh giác mới “ra tay”. Ngoài ra, việc mất cân bằng giới, tàn dư phong kiến trọng nam khinh nữ cũng khiến cho vấn nạn buôn người thêm trầm trọng.
Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an khuyến cáo, tội phạm mua bán người rất khó phát hiện, rất khó thu thập tài liệu, chứng cứ; nếu bị mua bán ra nước ngoài thì việc xác minh, giải cứu là vô cùng tốn kém, khó khăn. Do vậy, phụ nữ, trẻ em gái cần thận trọng, tìm hiểu đầy dủ thông tin trước khi tìm kiếm việc làm, nhất là việc làm ở nước ngoài hoặc có yếu tố nước ngoài cũng như lấy chồng, kết hôn với người nước ngoài. Không dễ dãi trong việc kết bạn, làm quen, nhất là trên môi trường mạng xã hội.
Thận trọng trước khi nhận lời đi chơi, ăn uống, du lịch với người mới quen, quen qua mạng hoặc chưa có đủ thông tin về người đó; nếu đi thì cần trao đổi thông tin với người thân, bạn bè về việc sẽ đi với ai, ở đâu, bao giờ về. Cũng không nên giữ kín dự định, quan hệ của mình, mà nên chia sẻ thông tin, tham vấn người khác trước các hiện tượng lạ, những “lòng tốt” bất thường mà không rõ nguyên nhân.
Theo một đơn vị xử lý môi trường, chi phí để xử lý căn dầu thải sông Đà có thể lên đến 50 triệu đồng/m3. |
Người mua, kẻ bán vì đồng tiền, vì sự “tiện” đã tạo nên vòng quanh đau đớn của cuộc đời những con chim, con cá, ... |
Đã nhiều ngày trôi qua, người dân vùng nhiễm nước bẩn vẫn đang phải sống chung với sự cố ô nhiễm nguồn nước sông Đà. ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 22/09/2024 09:25
"Lá chắn thép" của người Làng Nủ
Nhiều năm sau này, khi nhắc về Làng Nủ, người ta sẽ nhắc về một bản làng xinh đẹp, nhưng không may phải hứng chịu trận đại hồng thủy, cuốn trôi tất cả. Ở đó có một Làng Nủ tang thương nhưng vẫn kiên cường, trong gian khó vẫn sáng lên tình người và hy vọng về một tương lai hồi sinh.
Người lao động - 20/09/2024 19:01
Thưởng tiền, tăng lương cho công nhân ưu tú
Công ty TNHH MSV ở Khu công nghiệp Phú Bài (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) có nhiều hoạt động khích lệ người lao động hăng say lao động sản xuất.
Đời sống - 19/09/2024 06:38
Công đoàn Thừa Thiên Huế đồng hành cùng người lao động ứng phó với mưa bão
Ngày 18/9, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra mưa lớn trên diện rộng, có những điểm mưa như trút nước. Các cấp Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế có những chỉ đạo, biện pháp ứng phó để đảm bảo an toàn cho công nhân, lao động và hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đời sống - 18/09/2024 16:29
Đà Nẵng mưa lớn, người lao động gặp khó khăn khi đi làm
Trước tình hình mưa to do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, nhiều đoàn viên, người lao động gặp khó khăn khi di chuyển, làm việc.
Người lao động - 17/09/2024 12:40
Đề xuất nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài 9 ngày liên tục
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) đang đề xuất phương án nghỉ Tết Âm lịch năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục cho cán bộ, công chức, viên chức.
Đời sống - 17/09/2024 09:52
Ngành Y tế sát cánh cùng đồng bào vùng lũ: Không thu viện phí, chăm sóc sức khỏe tận tình
Trước thảm họa cơn bão số 3 gây ra, ngành Y tế không chỉ ứng phó kịp thời mà còn có những quyết sách mang tính nhân văn. Một trong những hành động nổi bật là quyết định không thu viện phí đối với các nạn nhân vùng lũ, giúp họ giảm bớt gánh nặng chi phí y tế trong hoàn cảnh khó khăn.