Đừng đổ hoàn toàn lỗi do thiên tai!
game doi thuong - 04/11/2020 11:10 Mỹ Mỹ
Thiên tai, giáo dục và tầm nhìn chiến lược Những người lính ở Trà Leng Nước mắt đàn ông ở Trà Leng |
Nụ cười đã trở lại trên môi người đàn ông từng khóc nức nở, không nhận tiền, chỉ xin xe tới thăm vợ con sau vụ sạt lở đất ở Trà Leng. Ảnh: MXH |
Nhưng sẽ có những phút chạnh lòng khác. Rằng có phải ai cũng có nụ cười mãn nguyện sau bao chênh vênh giữa vòng sinh tử của gia đình như anh?
Câu trả lời là không. Con mất bố mẹ; vợ mất chồng con… nói riêng và cả đợt thảm họa sạt lở liên hoàn này nói chung.
Những nỗi đau ấy được ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP.HCM) chất vấn các cơ quan có thẩm quyền: "Liệu trong 20 năm qua, những thiệt hại do biến đổi khí hậu bao nhiêu là do thiên tai, bao nhiêu là do nhân tai?"
Ông Nghĩa cũng nêu về việc làm thủy điện phá rừng nhưng không trồng lại hoặc trồng lại không đúng cam kết. Rồi ông hỏi thẳng: “Đã có ai nghiên cứu liệu rừng trồng lại có tác dụng như rừng nguyên sinh không?”
Và ngay câu sau chính ông cũng trả lời luôn: “Một ha rừng nguyên sinh bảo đảm môi trường, an toàn cho đất đai có khi còn hơn cả chục ha rừng trồng lại vì rễ rừng nguyên sinh bám sâu, đan xen, hiệu ứng tốt hơn rừng trồng lại nhiều”.
Còn đây là ý kiến chuyên gia. Ông Trịnh Xuân Hòa, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường) trên VnExpress: “Mất rừng tự nhiên cũng là nguyên nhân dẫn tới sạt lở. Nhiều nơi tỷ lệ che phủ của rừng lên tới 70 - 80%, nhưng là rừng tái sinh hoặc rừng trồng. Khả năng giữ nước của rừng tái sinh rất hạn chế so với rừng tự nhiên. Rừng trồng đa phần là keo, sau một vài năm thu hoạch trồng cây lại mới khiến liên kết đất yếu, hệ thống rễ cây trồng không phát triển để giữ lại nước”.
Ngoài những nguyên nhân tự nhiên liên quan tới địa hình, địa chất, ông Hòa cũng chỉ ra rằng các hoạt động dân sinh như phá rừng, mở đường xây dựng công trình… đã khiến nguy cơ sạt lở cao hơn, tình hình nghiêm trọng hơn.
Các công trình ấy có thể là đường dân sinh, các công trình của người dân. Nhưng cũng có thể là thủy điện cóc. Đơn cử, riêng với công suất 13 MW đã khiến 44.4 ha diện tích rừng “trong khu bảo tồn” bị mất. Nên nhớ, gần đó còn nhiều thủy điện cóc khác mà trong đợt mưa lũ chúng ta đã phải nỗ lực liên lạc với từng nơi.
Bao nhiêu cây trồng lại cho đủ? Đúng hơn, cây trồng lại bao nhiêu năm cho đủ với số đã mất?
Việc thủy điện cắt lũ là đúng. Việc các loại hình tạo ra năng lượng như thủy điện, nhiệt điện, phong điện, điện hạt nhân, thậm chí điện mặt trời đều có mặt trái là đúng. Và chúng ta vẫn cần tiêu thụ năng lượng nên sẽ phải cân nhắc lựa chọn và chấp nhận những mặt trái ở mức độ cho phép.
Nhưng câu chuyện thủy điện “cóc” hiện tại chủ thể không phải là thủy điện. Mà là quá trình thực thi, làm thủy điện. Cụ thể ở đây là mất rừng, mất cây, mất sự bảo vệ cần thiết với con người.
Đấy là cái giá không đáng! Đúng hơn chúng ta có thể phòng tránh được nếu quy hoạch tốt.
Trở lại với câu hỏi của ĐBQH Trương Trọng Nghĩa. Tôi nghĩ biến đổi khí hậu dẫn tới thiên tai là có. Đợt mưa lũ lịch sử vừa qua cũng là ở dạng hiếm gặp. Song, chúng ta cũng có trách nhiệm với hệ sinh thái đang biến đổi.
Biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu. Nghe to tát và xa xôi. Nhưng hãy nhìn đôi mắt người đàn ông Nguyễn Cao Tùng ở thời khắc anh tưởng sẽ mất cả gia đình. Phá cây làm thủy điện tràn lan, tráo trở với thiên nhiên sẽ có kết cục rất gần với những tổn thương thực của con người.
Anh Tùng và gia đình đã may mắn thoát nạn. Cũng như nhiều đồng bào khác ngay cả những người đọc những dòng này cũng như người viết dòng này vẫn thấy an toàn trong bão lũ. Nhưng sớm thôi, từng động thái của chúng ta với tự nhiên đều mang tới những hệ lụy nhãn tiền.
. Chẳng phải cụ Nguyễn Du đã từng nói “Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều” đó sao.
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 4/11 Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 4/11, toàn thế giới đã ghi nhận hơn 47,832 triệu ca bệnh Covid-19, trong đó có ... |
Thiên tai, giáo dục và tầm nhìn chiến lược Chỉ 1 cơn bão, đã bộc lộ toàn bộ sự yếu kém. Từ vĩ mô tới vi mô, từ trung ương tới cấp xóm, trong ... |
Tại sao cho rằng nam nữ công nhân không đẹp? Có ý kiến cho rằng tên gọi cuộc thi ảnh "Trai xinh - Gái đẹp trong công nhân các khu công nghiệp" sẽ khiến nhiều ... |
Tin cùng chuyên mục
game doi thuong - 04/09/2024 16:58
Bịa đặt lời Bộ trưởng và ném đá Hoa hậu, công kích trẻ sai!
Phát biểu của Bộ trưởng bị bịa đặt theo ý xấu, câu nói bị cắt cúp của Hoa hậu thành cơn bão công kích trên mạng, chia sẻ chưa chuẩn mực trong nhóm nhỏ của học sinh 17 tuổi nhận vùi dập không thương tiếc…
game doi thuong - 03/09/2024 12:49
Bài thi nghi dùng AI và giáo viên bị đuổi việc
Một giáo viên cao đẳng đã bị đuổi việc sau khi cho học sinh 0 điểm với lý do dùng AI để làm bài. Đồng thời, gia đình học sinh cũng tố cô có những lời lẽ không phù hợp để đánh giá bài học sinh trong group lớp.
game doi thuong - 02/09/2024 14:21
Tết Độc lập
Trong cuộc đời mình, vào những năm tháng làm nghề phóng viên, có lúc là báo hình, có lúc là báo viết, tôi từng được đón mừng ngày Quốc khánh ở nhiều địa phương trong nước, có năm còn đón mừng ngày lễ ở một Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài.
game doi thuong - 31/08/2024 12:03
Đặt cuốn sách xuống, cầm cái tạ lên!
Việc cô hoa hậu trả lời trong một chương trình rằng mình chưa từng đọc hết một cuốn sách mà chỉ tiếp thu kiến thức qua hình ảnh, âm thanh đã gây tranh cãi. Có người nhắc lại định kiến “chân dài não ngắn”, có người lại cho rằng cô thẳng thật.
game doi thuong - 28/08/2024 14:46
Lừa đảo hơn nấm sau mưa. Lỗi tại ai?
Lâm, nhân viên một công ty bao bì ở Bình Dương nhận được điện thoại có kiện hàng 176 nghìn đồng. Anh nói đang đi làm thì đầu dây bên kia nói anh chuyển khoản rồi shipper gửi hàng xóm tối về anh nhận. Đang làm và nghĩ khoản tiền nhỏ nên Lâm chuyển luôn và cuối cùng tiền mất hàng không có! Chuyện như Lâm cùng vô số biến tướng của những trò lừa đảo ngày càng nhiều, mặc cho cảnh báo và bất chấp hàng loạt biện pháp ngăn chặn.
game doi thuong - 26/08/2024 11:46
Để lại gì cho đời
Một người đàn ông qua đời ở Bệnh viện Xanh Pôn vào tối 24/8 vừa qua. Anh đã đăng ký hiến tạng trước đó, và những thứ anh để lại đã cứu sống 4 người và khiến 2 người thấy ánh sáng mặt trời.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- "Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?
- Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
- Phải ngừng việc do “siêu bão" Yagi, người lao động có được trả lương?
- Công đoàn đã cho tôi tình thương như máu mủ, ruột thịt
- Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”