Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, sự ủng hộ của chuyên môn với tổ chức Công đoàn
Nghiên cứu - 02/02/2022 18:47 TS. NGUYỄN THỊ THÙY YÊN - TRẦN DUY PHƯƠNG
Lãnh đạo Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh Hà Nam trao quyết định thành lập chi bộ Công ty Cổ phần Tài nguyên và Môi trường Hà Nam. Nguồn: baohanam.com.vn |
ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN THEO HƯỚNG TẠO CƠ CHẾ CHỦ ĐỘNG SỬ DỤNG NGUỒN LỰC
Các cấp ủy Đảng , bao quát toàn diện, tôn trọng tính tự chủ, tạo điều kiện phát huy vai trò của công đoàn trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Việc giao nhiệm vụ của cấp ủy đối với công đoàn và lãnh đạo công đoàn cùng cấp phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, nhất là nhiệm vụ cốt lõi của tổ chức Công đoàn, giúp các cấp công đoàn tập trung thời gian, nguồn lực làm tốt nhiệm vụ đại diện cho NLĐ, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ.
Cụ thể, thực hiện giảm tải một số nhiệm vụ không thuộc chức năng, nhiệm vụ của công đoàn để công đoàn cấp tỉnh, cấp huyện tập trung thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và Luật Công đoàn. Đổi mới công tác cán bộ đối với tổ chức Công đoàn theo hướng: Tạo sự chủ động để Tổng Liên đoàn và các cấp công đoàn được tuyển chọn, bố trí cán bộ công đoàn trong hệ thống công đoàn từ cơ sở trở lên; giao quyền chủ động cho tổ chức Công đoàn được quyết định tổ chức, biên chế cán bộ của hệ thống công đoàn, linh hoạt luân chuyển, bố trí cán bộ không phân biệt địa giới hành chính để kịp thời hỗ trợ các địa bàn có diễn biến quan hệ lao động phức tạp. Cụ thể như sau:
Về biên chế
Đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao cho Tổng Liên đoàn chủ động phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương trong việc trên cơ sở yêu cầu nhiệm vụ, số lượng công đoàn cơ sở (CĐCS), đoàn viên công đoàn và khả năng tài chính của các cấp công đoàn. Khi được phê duyệt, Tổng Liên đoàn sẽ phân bổ biên chế cho các LĐLĐ tỉnh, thành phố, các Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, cùng với giao quỹ lương và thông báo cho các Tỉnh ủy, Thành ủy, Ban Cán sự Đảng của Bộ để phối hợp thực hiện.
Tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ công tác công đoàn cho chủ tịch công đoàn cơ sở doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước do Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa tổ chức. Nguồn: baothanhhoa.vn |
Về phân cấp quản lý cán bộ
Tạo điều kiện để công đoàn chủ động hơn trong việc tổ chức bộ máy, bố trí, sắp xếp, tuyển dụng, luân chuyển, bổ nhiệm, thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ công đoàn các cấp. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thành uỷ phối hợp với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn trực tiếp quản lý (bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thông báo nghỉ hưu...) cán bộ là Chủ tịch, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Phân cấp cho Đảng đoàn và Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh, thành phố trực tiếp quản lý cán bộ chuyên trách công đoàn đối với các chức danh còn lại. Tỉnh uỷ, Thành uỷ và Đảng đoàn Tổng Liên đoàn tăng cường công tác kiểm tra đối với các đối tượng đã phân cấp quản lý. Cho phép tổ chức Công đoàn chủ động trong việc tuyển chọn cán bộ công đoàn và xây dựng các chính sách đặc thù để khuyến khích, thu hút người giỏi phục vụ tổ chức Công đoàn, tăng tỷ lệ cán bộ công đoàn chuyên trách xuất thân từ phong trào công nhân và CĐCS.
Giao quyền chủ động cho Tổng Liên đoàn phối hợp với các Tỉnh ủy, Thành ủy trong việc luân chuyển, đào tạo cán bộ trong thực tiễn phong trào công nhân và công đoàn tại những địa bàn có quan hệ lao động phức tạp. Cho phép Tổng Liên đoàn có cơ chế để được luân chuyển cán bộ trong diện quy hoạch ở cơ quan Tổng Liên đoàn và cơ quan LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương về cơ sở để rèn luyện trong thực tiễn phong trào công nhân và công đoàn.
Việc chủ động trong công tác cán bộ sẽ là điểm mấu chốt để tổ chức , đổi mới, thay đổi cách làm việc phù hợp với tình hình mới. Nếu không có những cán bộ công đoàn trưởng thành từ công nhân, hiểu biết chia sẻ với họ thì CĐVN không thể có lòng tin của công nhân, cuốn hút, lôi kéo họ về với mình. Không có cán bộ công đoàn từ công nhân thì trong cuộc cạnh tranh với các tổ chức đại diện mới của NLĐ, CĐVN khó có thể chiếm ưu thế.
Ngay từ khi mới ra đời Công hội đỏ, các lãnh tụ đầu tiên của tổ chức CĐVN như đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đã chủ trương “vô sản hóa”. Từ một giáo viên dạy học, đồng chí đã đến với công nhân, thực sự làm công nhân in, công nhân bốc vác ở cảng Hải Phòng. Chỉ có sống cùng, làm cùng công nhân mới có thể hiểu họ và thuyết phục họ gia nhập công đoàn, tham gia cách mạng.
ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG ĐOÀN TRONG DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC
Trong khi ở các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước, NLĐ có vị thế làm chủ, được tham gia quản lý, làm việc vì lợi ích chung của đất nước, thì ở các doanh nghiệp tư nhân, FDI, NLĐ là người làm thuê vì mục đích thu nhập bảo đảm cuộc sống cho mình, lợi nhuận của doanh nghiệp thuộc về chủ doanh nghiệp. Vì vậy, không thể áp đặt vai trò, vị trí và phương thức tổ chức, hoạt động của tổ chức Công đoàn trong các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước vào các doanh nghiệp ở khu vực kinh tế tư nhân và FDI. Cần khẩn trương nghiên cứu để sớm có mô hình tổ chức Công đoàn thích hợp, hiệu quả cho khu vực này.
Công đoàn các Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh tuyên truyền, vận động thành lập CĐCS tại Công ty TNHH Polaris KTY Việt Nam. Nguồn: congdoanhatinh.org.vn |
Cần có giải pháp hữu hiệu khắc phục tư duy “công chức hóa”, “hành chính hóa” đối với cán bộ công đoàn. Đổi mới nội dung, phương thức đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ công đoàn thực sự xuất phát từ phong trào công nhân, công đoàn, hiểu biết sâu sắc về công nhân, công đoàn, có năng lực vận động công nhân, tổ chức các hoạt động thuộc chức năng của công đoàn, nhất là việc thương lượng với giới chủ về lợi ích, điều kiện làm việc của công nhân.
Chuyển vai trò quản lý (một cách mặc nhiên) của CĐVN hiện nay đối với tổ chức Công đoàn tại doanh nghiệp sang vai trò song trùng: Nhà nước thực hiện chức năng quản lý đối với công đoàn tại doanh nghiệp, CĐVN chỉ tổ chức, hỗ trợ về nghiệp vụ công đoàn. Ở cấp doanh nghiệp, chỉ cho phép tổ chức đại diện NLĐ khác được hoạt động trong phạm vi từng doanh nghiệp và chỉ được thực hiện các tương tác về quan hệ lao động, bao gồm đối thoại, thương lượng thỏa ước lao động tập thể và đình công.
Cần xác định rõ nhiệm vụ chính trị số một của tổ chức Đảng tại khu vực kinh tế tư nhân không chỉ là tuyên truyền phổ biến đường lối, chính sách của Đảng một cách khô khan, mà phải cụ thể hóa thành việc lãnh đạo, chỉ đạo để xây dựng tổ chức Công đoàn thực sự đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, không để giới chủ chi phối.
Đồng thời, phải lãnh đạo các tổ chức CĐCS tập hợp, giáo dục công nhân, thương lượng có hiệu quả với giới chủ, mang lại lợi ích thiết thực cho NLĐ về lương, thưởng và cải thiện điều kiện lao động. Phải xác định nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của NLĐ trong quan hệ với chủ sử dụng lao động là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của tổ chức Đảng ở khu vực kinh tế tư nhân và FDI.
Tiếp tục đổi mới và củng cố CĐVN ở các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước để tổ chức này thực sự là tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị của Việt Nam như đã được khẳng định trong Hiến pháp. Đồng thời, có phương thức tổ chức, hoạt động đặc thù phù hợp cho tổ chức cơ sở của CĐVN ở khu vực doanh nghiệp tư nhân và FDI. Ở khu vực này, tổ chức Công đoàn cần trở lại với vai trò nguyên thủy và chính yếu của mình. Đó là đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ trong quan hệ với chủ sử dụng lao động.
Ngoài vấn đề trên cũng nên đề xuất: Đảng quan tâm hơn việc lãnh đạo nâng cao vị thế của CĐVN trong xã hội và Đảng lãnh đạo hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về lao động và công đoàn. Với sự đổi mới đồng bộ trong việc lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với tổ chức CĐVN, tin tưởng CĐVN sẽ có sức mạnh mới, cùng giai cấp công nhân đồng lòng bên Đảng xây dựng đất nước giàu mạnh.
Hiệu quả từ phong trào thi đua và hoạt động chăm lo của tổ chức Công đoàn Ngày 11/1/2022, Công đoàn huyện Quỳnh Phụ và Vũ Thư (Thái Bình) đã tổ chức tổng kết hoạt động công đoàn năm 2021 và triển ... |
Quyền, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong công tác an toàn, vệ sinh lao động Bạn Nguyễn Hải An (Biên Hòa, Đồng Nai) hỏi: Tôi là cán bộ chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) của một ... |
Giải pháp thu hút người lao động tham gia tổ chức Công đoàn Việt Nam Vấn đề cạnh tranh, thu hút NLĐ sẽ được đặt ra khi xuất hiện các tổ chức đại diện khác của NLĐ tại doanh nghiệp. |
Tin cùng chuyên mục
Nghiên cứu - 21/06/2024 16:35
Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức
Nhân Tháng Công nhân 2024, TS. Phạm Thị Thu Lan, nhà nghiên cứu quen biết về phong trào công nhân, hoạt động công đoàn (công tác tại Viện Công nhân và Công đoàn) có bài viết về tình đoàn kết và niềm tin của NLĐ, điều sẽ tạo ra quyền lực mềm cho tổ chức Công đoàn. Tạp chí LĐ&CĐ xin giới thiệu với bạn đọc phân tích thú vị và rất đáng suy ngẫm này.
Nghiên cứu - 28/05/2024 15:33
Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng
Hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, việc làm ở nước ta đã được chú trọng xây dựng, hoàn thiện nhưng vấn đề tiếp cận, thụ hưởng chính sách của người lao động còn cần được cải thiện hơn nữa.
Nghiên cứu - 28/05/2024 14:54
Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ
Cơ sở để bảo đảm việc làm, thu nhập, chăm lo đời sống, đáp ứng nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ) xuất phát từ các tiền đề về tiền lương, phúc lợi về nhà ở, sức khỏe y tế, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần, hỗ trợ chăm sóc con em.
Nghiên cứu - 28/05/2024 10:28
Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay
Với sự nỗ lực, tự học hỏi, rèn luyện, công nhân đã có trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp khá cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nghiên cứu - 24/05/2024 18:18
Đón đọc Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 346, tháng 5 - 2024
Số An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tháng 5 là số đặc biệt, tăng từ 64 lên 80 trang, in màu trên giấy couche, xuất bản - phát hành ngày 25/5/2024 đến các cấp công đoàn, đội ngũ an toàn vệ sinh viên, cán bộ an toàn các đơn vị sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp trên toàn quốc.
Công đoàn - 22/05/2024 09:47
Vai trò của nhân dân lao động trong đấu tranh chống tiêu cực
Nhân dân lao động là người “chở thuyền” cho những cuộc cách mạng cập bến và chính nhân dân lao động là người “lật thuyền” nhấn chìm các chế độ bóc lột.