Dạy học trò bằng ngụ ngôn
game doi thuong - 12/10/2020 08:40 Nguyễn Thị Bích Hậu
Suy nghĩ nhỏ trong một ngày lễ lớn của Hà Nội Ba phút sự thật |
"Ve và gà" là một trong những câu chuyện gây tranh cãi trong sách Tiếng Việt lớp 1. Ảnh: M.H |
Mà thật ra các bộ sách giáo khoa tiểu học sau cụ Trần Trọng Kim mà tôi nhắc tới, về cơ bản vẫn kế thừa rất nhiều những tiến bộ của nhóm làm ra Quốc văn giáo khoa thư. Vì có nhiều bài vẫn lấy lại từ Bộ Quốc văn giáo khoa thư.
Nhưng khi dạy, thì dùng đúng ngụ ngôn bản gốc. Gốc ở đây là từ đâu? Từ truyện của cụ Aesop, sau cụ Aesop thì có cụ La Fontaine soạn lại thành thơ.
Tôi ví dụ 3 bài. Bài 1 là Ve và kiến, nhiều thế hệ được học bài này trong sách tiểu học, qua bản dịch của cụ Nguyễn Văn Vĩnh năm 1907. Kế đó là bài Cáo và quạ, và bài thứ 3 là Rùa và thỏ.
Các bài này đều cực hay nếu dùng qua bản dịch thơ của La Fontaine, hay tới mức giờ nhiều người 80 tuổi còn nhớ làu làu. Hay cực ngắn vì dịch từ truyện ngụ ngôn Aesop, chỉ vài dòng một chuyện như Cáo và quạ hay Thỏ và rùa. Nên cũng nhớ lâu lắm và thấm thía bài dạy trong sách.
Tất cả các bài xưa được học như vậy, chỉ dùng 1 bài. Vì bản chất nó là một bài. Không cần tách ra hai phần làm gì cả. Ví dụ truyện Rùa và thỏ, thì trong truyện của Aesop nó chỉ ngắn cũn như thế này:
"Thỏ chế nhạo rùa chậm chạp. Thấy Thỏ kiêu ngạo, Rùa thách Thỏ chạy thi. Thỏ nhanh chóng bỏ xa Rùa. Yên trí mình sẽ thắng, Thỏ dừng lại ngủ một lát. Tỉnh dậy, Thỏ thua rùa, vì Rùa kiên trì bò về đích".
Nhưng trong sách giáo khoa của nhóm Cánh Diều thì các bài này bị chia thành 2 phần.
Và không dạy nguyên văn từ ngụ ngôn của La Fontaine, Aesop, hay Lev Tolstoy (vì cụ này cũng viết lại trên nền của truyện Aesop) mà toàn dùng truyện "Phỏng theo" của một bút danh Việt Nam, tỷ như Minh Hòa hay không để tên. Và mấy tay này toàn bịa tạc trắng trợn.
Tôi ví dụ, trong truyện Rùa và thỏ ở sách giáo khoa Cánh Diều tự dưng mọc ra một con quạ. Mà con này nó chỉ biết kêu ‘Quà quà’ trong khi toàn loài quạ trên trái đất và trong mọi sách xưa nay ta được học bằng Việt ngữ là ‘Quạ Quạ’. Còn con thỏ trong truyện tự dưng được cho "nhá cỏ nhá dưa". Trong nguyên gốc là nó đi ngủ. Còn thỏ có ăn cỏ, nhưng dưa nó ăn không thì mời các cụ cho ý kiến. Và hễ nó ăn, thì nó sẽ gặm cỏ gặm dưa, nó có phải bò đâu mà nhá cỏ nhá dưa.
"Hai con ngựa" là truyện gây tranh luận trong sách giáo khoa lớp 1. Ảnh: M.H |
Kế đó truyện , là 1 truyện xuyên tạc hoàn toàn truyện của Lev Tolstoy. Nguyên văn truyện đó là ‘Ngựa đực và Ngựa cái’. Nó viết thế này từ nguyên bản tiếng Nga, xin dịch lại: "Ngựa cái đi nhông cả ngày và đêm trên cánh đồng. Còn ngựa đực thì ban ngày bò ra đi cày, ban đêm mới được ăn. Ngựa cái thấy thế bèn hỏi ngựa đực: "Tại sao bạn lại cày? Nếu tôi là bạn, khi ông chủ quất tôi, tôi sẽ đá ông ta". Ngày hôm sau, ngựa đực làm theo vậy. Bác nông dân thấy nó trở nên lì lợm, bèn thay nó bằng việc cho ngựa cái vào cày."
Bài học ở đây là nếu bạn khuyên ai làm bậy thì bạn sẽ phải gánh hậu quả. Đọc là hiểu. Nhưng sách Cánh Diều chế ra đủ thứ câu trong truyện này từ phần 1 tới phần 2. Nào là biến ngựa đực và ngựa cái thành ngựa tía và ngựa ô. Nào là chuyện đi cày thì biến thành chất hàng trên lưng. Chưa nói câu từ cộc lốc, tính giáo dục yếu kém.
Vậy nếu đã dở hơn, chi bằng học theo các bộ sách giáo khoa cũ, chân phương dạy lại các bài học dịch theo đúng từ nguyên gốc, có phải dễ hiểu dễ nhớ và lành mạnh không?
Tại sao chỉ có việc đơn giản vậy mà không làm được, còn chế ra nào là ‘Gà và ve’ vừa thô thiển vừa dốt nát, vì thức ăn của gà nào ve ăn nổi trong tự nhiên, và cũng trong tự nhiên thì ve là món khoái khẩu của gà. Và có gà nào như kiến tha lâu đầy tổ đâu mà qua xin thức ăn của nó chi vậy?
Nào chế ra ngựa ô và ngựa tía, nào chế ra con quạ kêu ‘Quà quà’, nào chế ra con thỏ nhá cỏ nhá dưa.
Tôi thành thực không hiểu được trình độ của mấy ông bà soạn sách cao xa cỡ nào mà làm ăn vậy với trẻ lớp 1. mà nỡ lòng nào bứt búp cái bụp vậy ha?
Suy nghĩ nhỏ trong một ngày lễ lớn của Hà Nội Giống như mọi công dân Thủ đô và, trong ngày này, lòng tôi cũng tràn đầy ... |
Mạng xã hội - công cụ truyền thông hiệu quả Công tác truyền thông công đoàn thời gian qua đã đạt những kết quả tích cực, song cũng còn bộc lộ một số hạn chế. ... |
Đêm trường khắc khoải Nhiều bạn công nhân trẻ đêm trường khắc khoải nỗi cô đơn. Điều lạ lùng là bạn cảm thấy cô đơn ở ngay chỗ đông ... |
Tin cùng chuyên mục
game doi thuong - 31/08/2024 12:03
Đặt cuốn sách xuống, cầm cái tạ lên!
Việc cô hoa hậu trả lời trong một chương trình rằng mình chưa từng đọc hết một cuốn sách mà chỉ tiếp thu kiến thức qua hình ảnh, âm thanh đã gây tranh cãi. Có người nhắc lại định kiến “chân dài não ngắn”, có người lại cho rằng cô thẳng thật.
game doi thuong - 28/08/2024 14:46
Lừa đảo hơn nấm sau mưa. Lỗi tại ai?
Lâm, nhân viên một công ty bao bì ở Bình Dương nhận được điện thoại có kiện hàng 176 nghìn đồng. Anh nói đang đi làm thì đầu dây bên kia nói anh chuyển khoản rồi shipper gửi hàng xóm tối về anh nhận. Đang làm và nghĩ khoản tiền nhỏ nên Lâm chuyển luôn và cuối cùng tiền mất hàng không có! Chuyện như Lâm cùng vô số biến tướng của những trò lừa đảo ngày càng nhiều, mặc cho cảnh báo và bất chấp hàng loạt biện pháp ngăn chặn.
game doi thuong - 26/08/2024 11:46
Để lại gì cho đời
Một người đàn ông qua đời ở Bệnh viện Xanh Pôn vào tối 24/8 vừa qua. Anh đã đăng ký hiến tạng trước đó, và những thứ anh để lại đã cứu sống 4 người và khiến 2 người thấy ánh sáng mặt trời.
game doi thuong - 25/08/2024 11:38
Để không còn chuyện “bắt quả tang cô giáo dạy thêm”
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo thông tư, trong đó giáo viên trường công được dạy thêm ngoài nhà trường với học sinh các thầy cô dạy trên lớp. Điều này chính danh hóa việc dạy thêm của thầy cô dựa trên nhu cầu của học trò và phụ huynh song cũng đặt ra nhiều vấn đề cần cân nhắc.
game doi thuong - 24/08/2024 15:02
Chuyện đêm mưa
Cơn mưa cường độ lớn kéo dài từ tối muộn đến hết đêm thứ Năm (22/8) khiến nhiều tuyến phố của Hà Nội ngập úng, thậm chí một số khu vực ngập sâu khiến giao thông đi lại cực kỳ khó khăn.
game doi thuong - 20/08/2024 17:17
Sai sót kỳ thi lớp 10 ở Thái Bình: "Ráp" lại lòng tin bị “lệch phách”
Gần 3000 bài thi vào lớp 10 ở Thái Bình đã bị ghép sai phách, "lệch phách". Hàng ngàn thí sinh đã bị ảnh hưởng tới kết quả thi. Hàng trăm cháu đang đỗ thành trượt. Và hàng trăm cháu ngược lại.