Công nhân nữ đi làm về khuya: Cảnh giác với những gã biến thái
Đời sống - 04/07/2020 06:02 Minh Hoàng
Một đối tượng biến thái thường xuyên xâm hại phụ nữ, trong đó có công nhân đi làm về khuya bị cơ quan công an bắt giữ. Ảnh cand.com.vn |
Nữ công nhân hiện nay phải đối mặt với những nỗi lo nào hàng ngày? Xin thưa, rất nhiều. Đầu tiên là nỗi sợ nơm nớp bị mất việc, giãn việc; nỗi lo thu nhập giảm sâu. Tiếp đó là nỗi lo vật giá tăng cao, ví tiền của chị em cứ vơi đáng kể mỗi chiều đi chợ. Rồi nỗi lo con cái học hành, rôm sảy mùa nắng nóng; nỗi lo đối phó các hóa đơn nhà ở, điện thoại, điện, nước, vệ sinh cứ “đến hẹn lại lên”, hàng tháng dù thu nhập thế nào vẫn phải trả. Nỗi lo tìm được nhà trọ ưng ý thì giá cao, nhà trọ phù hợp túi tiền thì ở xa, đi về diệu vợi; nỗi lo trộm cắp, nghiện hút hoành hành. Nỗi lo tìm bạn đời với công nhân nữ trẻ... Và còn biết bao nỗi lo có tên, không tên khác.
Một số doanh nghiệp duy trì được sản xuất, chia ca, kíp để chị em làm việc luân phiên, cố gắng giữ việc làm, có một phần thu nhập để tạm ổn định cuộc sống thì chị em phải gặp những hiểm nguy đi về trên đường. Tai nạn giao thông, cướp giật đêm khuya... và nhất là phải đối mặt với những gã biến thái.
Trên mạng xã hội Khu công nghiệp Mỹ Phước Club, một bạn viết: “Đối tượng biến thái sàm sỡ con gái đêm khuya đã từng bị bắt và nay lại “ngựa quen đường cũ”. Hiện đối tượng đang loanh quanh tìm các bạn nữ đi làm về khuya ở khu Hòa Lợi, VSIP2. Anh em chia sẻ công khai để chị em biết...”.
Một người đàn ông biến thái đang lấy trộm đồ lót phụ nữ bị camera ghi lại. Ảnh cắt từ clip của thanhnien.vn |
Thông tin nêu trên một lần nữa gióng lên cảnh báo nhức nhối về thực trạng chị em công nhân bị xâm hại đã tồn tại lâu nay. Tôi thử gõ từ khóa “Công nhân nữ bị sàm sỡ” lên Google, chỉ trong một giây, công cụ tìm kiếm này cho ra 1.470.000 kết quả. Có thể nói không quá lời, đây đã thực sự là một vấn nạn mà chị em là những nạn nhân; trong đó chị em công nhân đi làm về khuya là đối tượng phổ biến bị xâm hại.
Rất nhiều trường hợp nữ công nhân thuê nhà trọ ở xa, đường về đêm hôm phải đi qua những đoạn vắng vẻ đã thường xuyên bị trêu ghẹo, xâm hại, sàm sỡ; đến nỗi, nhiều chị phải bỏ việc. Có chị em còn bị cưỡng bức; tuy nhiên, do bản tính kín đáo truyền thống, rất ít chị em tố cáo với cơ quan chức năng hay có tố cáo thì cũng rất ít khi đối tượng bị bắt, bị xử lý hoặc vụ việc thường bị “chìm nghỉm” giữa bao nhiêu vụ cướp của, giết người cộm cán khác.
Thậm chí, giữa ban ngày ban mặt những gã biến thái cũng giở trò đồi bại. Cách đây không lâu, một camera ghi được cảnh một chị công nhân đang phơi quần áo tại khu nhà trọ bị một gã đi xe máy qua sàm sỡ. Rồi clip một gã biến thái khác mò vào khu trọ của chị em ăn trộm quần áo lót... Những gã “nửa người nửa ngợm” này thật sự là nỗi kinh hoàng đối với chị em.
Tích cực rèn luyện thân thể, tham gia các hoạt động thể thao, trang bị kỹ năng ứng phó với những kẻ biến thái là một cách để chị em tự bảo vệ mình. Ảnh có tính minh họa của dahashi.com |
Để bảo vệ mình, chị em cần tìm thuê trọ không quá xa nơi làm việc; đường đi về không qua những khu vắng vẻ; khu nhà trọ nên có phòng nam giới để sẵn sàng hỗ trợ lẫn nhau. Bản thân các khu trọ chị em thuê cũng phải xem chủ trọ có giải pháp bảo đảm an ninh không. Nếu đi ca kíp đêm khuya, chị em nên tìm quãng đường hợp lý để đi thành từng nhóm, tránh không đi lẻ một, hai người. Học một lớp võ thuật phòng thân cũng là giải pháp không tồi.
Chỉ với sự thận trọng, cảnh giác, tự bảo vệ mình của chị em cùng với sự vào cuộc của các đoàn thể nhân dân cũng như khi chế tài xử lý phải đủ nghiêm khắc; cơ quan chức năng tăng cường điều tra, bắt và xử lý tội phạm loại này thì “vấn nạn” biến thái xâm hại chị em, trong đó có công nhân nữ đi làm về khuya mới được ngăn chặn và đẩy lùi.
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 11/09/2024 07:48
Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ
Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.
Đời sống - 10/09/2024 20:28
Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"
Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Đời sống - 07/09/2024 13:09
Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi thông báo khẩn về cơn bão số 3 đang đổ bộ vào đất liền. Người lao động và người dân đặc biệt lưu ý, nếu thấy đột nhiên lặng gió không nên ra ngoài ngay lúc này.
- Cô giáo mầm non kiên trì “bám nghề” nhờ công đoàn động viên, hỗ trợ
- Công đoàn kêu gọi ủng hộ một ngày lương cho đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Tình dân tộc, nghĩa đồng bào mạnh hơn trong bão lũ…
- Thái Nguyên: Công nhân vùng lụt ăn ở miễn phí tại công ty
- Tuyển 1000 lao động làm nông nghiệp tại Australia