|
Vấn đề nhà ở cho công nhân nữ di cư hết sức bức thiết |
“Với những người , nhà ở là . Thống kê cho thấy khoảng 80% công nhân đang phải thuê nhà ở trong các khu nhà trọ xung quanh các khu công nghiệp...”, bà Hà Thị Nga, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam, nhấn mạnh trong tham luận trình bày tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (Đại hội XIII). |
Theo bà Hà Thị Nga, đảm bảo cơ hội tiếp cận các vấn đề an sinh xã hội, phúc lợi xã hội một cách công bằng đối với phụ nữ, nhất là lao động nữ di cư, phụ nữ nông thôn, phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ là vấn đề quan trọng được các cấp Hội rất quan tâm. Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam đã đưa ra 4 vấn đề liên quan đến việc đảm bảo an sinh xã hội cho phụ nữ: Nhu cầu về nhà ở đối với lực lượng lao động nữ di cư; an sinh xã hội cho phụ nữ nuôi con nhỏ, trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và tạo cơ hội có việc làm cho phụ nữ. |
Bà Hà Thị Nga, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam, tham dự Đại hội XIII của Đảng. |
Theo bà Hà Thị Nga, kết quả điều tra gần đây cho thấy 13,6% dân số cả nước là người di cư, trong đó, nữ giới chiếm 55,5%. Hầu hết những người này di cư đến làm việc trong các khu công nghiệp, đến thành phố làm các công việc ở khu vực phi chính thức. "Với những người lao động di cư, nhà ở là vấn đề hết sức bức thiết. Thống kê cho thấy khoảng 80% xung quanh các khu công nghiệp. Còn đối với nữ lao động di cư (bao gồm công nhân, người bán hàng rong, lao động ở các chợ đầu mối, giúp việc gia đình, chăm sóc người ốm...) hầu hết chị em đều phải thuê nhà trọ. Để giảm chi phí, nhiều người thậm chí chấp nhận ở chung, phòng trọ rất tạm bợ, chật hẹp. Tình trạng sống chung khác giới, sống chung như vợ chồng cũng đã diễn ra ở nhiều khu nhà trọ, gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội”, bà Nga cho biết. |
Báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2019 chỉ ra rằng, ở khu vực dân tộc, miền núi, tỷ lệ tử vong mẹ đã giảm nhưng vẫn cao hơn 4 lần so với nhóm dân tộc Kinh. Đặc biệt, số trẻ em dưới 5 tuổi tử vong ở khu vực nông thôn cao gấp hơn hai lần ở khu vực thành thị. Theo bà Nga, Hội LHPN Việt Nam đã nỗ lực để tuyên truyền, vận động, hỗ trợ phụ nữ chủ động nâng cao kiến thức, kỹ năng chăm sóc bản thân khi mang thai, sinh con, tham gia bảo hiểm y tế và đề xuất chính sách cho phụ nữ. Thế nhưng, sau 5 năm thực hiện Nghị định số 39/2014/NĐ-CP hỗ trợ phụ nữ nghèo dân tộc thiểu số sinh con đúng chính sách cho thấy diện được hưởng chưa nhiều. Cụ thể, tính đến tháng 12/2020, chỉ có khoảng gần 74.000 người được thụ hưởng. |
Việc gửi con ở đâu cũng là mối quan tâm của nhiều gia đình công nhân trong các khu công nghiệp. |
Ngoài ra, việc gửi con ở đâu vẫn đang là câu chuyện đau đầu không chỉ đối với các gia đình lao động trong khu công nghiệp mà còn là mối lo của rất nhiều gia đình công chức, viên chức ở thành thị. Theo bà Hà Thị Nga, phụ nữ là nguồn nhân lực quan trọng của đất nước, chiếm trên 50,23% dân số, tuy nhiên việc đảm bảo an sinh xã hội tạo cơ hội có việc làm cho phụ nữ vẫn còn nhiều bất cập. |
Trên thực tế, lực lượng lao động nữ chưa qua đào tạo chiếm số lượng lớn, trình độ chuyên môn, kỹ năng, kỹ thuật, thể lực và tác phong lao động công nghiệp còn hạn chế so với yêu cầu cao của thị trường lao động. Theo bà Nga, có khoảng 79,5 % lao động nữ trong độ tuổi lao động chưa qua đào tạo. Tỉ lệ thất nghiệp ở nữ cũng cao hơn bình quân chung của cả nước, việc làm bấp bênh và thu nhập thấp. Tại phiên thảo luận của Đại hội XIII, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam bày tỏ mong muốn: "Để giúp lao động nữ có cơ hội có việc làm, Nhà nước cần đảm bảo lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong quá trình xây dựng và thực thi các chính sách đào tạo nghề, có chính sách đào tạo nghề riêng cho phụ nữ, có các giải pháp hỗ trợ, bảo đảm cho lao động nữ có cơ hội lựa chọn ngành nghề đúng với năng lực, sở trường. Như vậy mới góp phần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao như Văn kiện Đại hội XIII đã đề ra”. |
Chủ tịch Hội LHPN VIệt Nam phát biểu tham luận tại Đại hội XIII của Đảng chiều 27/1. |
Các đại biểu lắng nghe các tham luận tại Đại hội XIII. |