Công nhân mong muốn được tham gia thể dục thể thao tích cực hơn
Đời sống - 09/09/2020 16:30 Dương Thùy
Người lao động mong muốn được tham gia các hoạt động thể thao nhiều hơn nữa. Ảnh N. Nga |
Theo tìm hiểu của phóng viên Cuộc sống an toàn, của công nhân khá tẻ nhạt. Hết giờ làm họ quay về phòng trọ nấu cơm, dọn phòng, rồi “ôm” điện thoại, thỉnh thoảng có vài “kèo" như rủ đi trà đá, uống cà phê… Nhưng như thế chưa đủ với một người trẻ, đặc biệt là nam nữ công nhân trẻ tuổi mới ngoài đôi mươi.
Quanh khu trọ của công nhân hiện nay cũng có nhiều phòng tập gym, yoga, phòng tập nhảy, sân chơi bóng chuyền, cầu lông, đá bóng… Nhưng với đồng lương ít ỏi, bao khoản chi tiêu gánh trên vai, không phải người công nhân nào cũng có thể tiếp cận được các loại hình thể thao rèn luyện sức khỏe này.
Anh Điền tại nơi làm việc. Ảnh N. Nga |
Anh Lê Khánh An (công nhân tại Khu Chế xuất Linh Trung 1, Thủ Đức, TP HCM) kể về cuộc sống hàng ngày của mình: “Tôi năm nay 23 tuổi, theo bạn bè từ Nghệ An vào thành phố làm việc cũng được gần 3 năm. Trong ba năm này, ngoài thời gian làm việc tại công ty rồi về phòng trọ, tôi không biết làm gì khác. Trước kia hồi học cấp 3, tôi có tham gia đội bóng tại xóm và rất thích đá bóng. Nhưng từ khi đi làm, nhu cầu đó đã không còn, phần vì áp lực công việc, thời gian đi làm đã chiếm trọn một ngày, phần vì không có tiền, không biết tham gia các hoạt động thể thao ở đâu. Cho nên, nhiều ngày chủ nhật ở phòng trọ không có việc gì làm thì xin đi tăng ca; không tăng ca thì chơi game cho hết ngày nghỉ.”
An cũng chia sẻ mong muốn của mình được tham gia các hoạt động thể thao nhiều hơn mà công ty tổ chức hàng năm, hoặc được tổ chức Công đoàn tạo điều kiện cho anh chị em công nhân xa quê tìm được niềm vui tinh thần.
Anh Điền trong phòng tập gym. Ảnh N. Nga |
Anh Điền (công nhân tại Khu Công nghiệp Bình Dương) bị khuyết cả hai chân nhiều năm nay vì tai nạn lao động. Nhưng tinh thần thể thao của anh vẫn luôn mãnh liệt, anh tham gia tập gym gần nhà sau giờ làm. Những người bạn của anh trong phòng tập đều rất khâm phục ý chí của anh.
Chia sẻ về mình, anh Điền nói: “Tôi không may bị tai nạn lao động khi làm việc, mất hai chân, trải qua nhiều khó khăn, được bạn bè, đồng nghiệp, đặc biệt là gia đình động viên, tôi đã lấy lại được cân bằng. Hiện tại tôi tập gym để nâng cao sức khỏe vì đặc thù công việc khiến tôi ngồi nhiều. Phòng tập gym cũng là nơi tôi gặp gỡ được nhiều bạn bè, cuộc sống vì thế mà đỡ nhàm chán, buồn tẻ hơn.”
Các cấp công đoàn cần chú trọng đến đời sống tinh thần của người lao động. Ảnh N. Nga |
Là người đam mê thể thao, thích đá bóng, chị Hồng (hiện đang làm việc tại Khu Công nghiệp Việt Hương) không bỏ qua bất cứ giải đấu nào của công ty. Không những thế, nếu có cơ hội chị cũng tham gia nhiều trận bóng giao hữu giữa các anh chị em công nhân tự tổ chức.
“Mình nghĩ rằng đá bóng và nhiều môn khác sẽ rất tốt cho sức khỏe, ai cũng mong muốn được chơi. Công nhân tụi mình tuy dành nhiều thời gian tại xưởng nhưng nhu cầu về đời sống tinh thần không thể thiếu. Cho nên mình tận dụng các giải đấu mà công ty tham gia để được thỏa niềm đam mê”, chị Hồng chia sẻ.
Gia đình người lao động trong trò chơi nhảy bao bố. Ảnh N.Nga |
Thiết nghĩ, ngoài việc chăm lo đời sống vật chất cho công nhân, người lao động, các cấp công đoàn, ban, ngành chức năng cũng cần chú trọng đến cho họ. Công nhân là đối tượng lao động đặc thù, chiếm tỷ lệ lớn tại các thành phố lớn hiện nay. Bên cạnh việc quan tâm về nhà ở, trường học thì môi trường rèn luyện thể dục, thể thao, đời sống tinh thần cho công nhân cũng rất cần được chú ý.
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 9/9 Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 9/9, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã vượt con số 27,7 triệu, hơn 900 ... |
Những địa điểm ăn uống thú vị và câu chuyện khởi nghiệp của công nhân trẻ Gần đây, các hội nhóm công nhân xôn xao rủ nhau tới các quán ăn vặt "nhất định phải thử" gần khu công nghiệp. Trong ... |
Sách cho học sinh và nỗi lòng cha mẹ Một năm học mới lại bắt đầu. Người đã "méo mặt" với dịch bệnh, công việc, các khoản chi tiêu, nay lại ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 10/09/2024 20:28
Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"
Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Đời sống - 07/09/2024 13:09
Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi thông báo khẩn về cơn bão số 3 đang đổ bộ vào đất liền. Người lao động và người dân đặc biệt lưu ý, nếu thấy đột nhiên lặng gió không nên ra ngoài ngay lúc này.
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
- Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"
- Hải Phòng: Bão Yagi tàn phá nhiều nhà xưởng, công đoàn tập trung hỗ trợ toàn diện
- Hàng chục tuyến phố ở Hà Nội có nguy cơ ngập sâu
- Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
- Nước sông dâng cao, nhiều địa phương cấm, hạn chế các phương tiện lưu thông qua cầu