Công nhân giữa “làn sóng tin giả” trong đại dịch Covid-19
Đời sống - 28/02/2022 12:17 TS. NGUYỄN TUẤN ANH - Viện Nghiên cứu Thanh niên
Cơ quan chức năng triệu tập đối tượng phát tán tin giả ở xã Gia Vân (Gia Viễn, Ninh Bình), tháng 8/2021. Ảnh: Kiều Ân |
Tác hại của tin giả
Có hai loại tin giả chính gồm: 1). được lan truyền một cách có chủ đích bởi những người có mục đích, động cơ không lành mạnh; 2). Thông tin sai lệch được lan truyền một cách vô tội vạ dù chúng không chính xác hoặc chưa được kiểm chứng. Tin giả về Covid-19 được tán phát chủ yếu thông qua mạng xã hội (Facebook, YouTube, Tiktok…). Những tin giả đó không chỉ có mục đích thu hút lượt xem, lượt thích của cộng đồng mạng, làm ra lợi nhuận mà nghiêm trọng hơn là được tạo ra với mục đích xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân. Nhiều tin giả nhằm khủng bố tinh thần và tạo dư luận xã hội tiêu cực; không chỉ gây hoang mang trong dư luận, mà còn gây nhiễu loạn thông tin khiến người dân khó phân biệt được đâu là thông tin chính xác, đâu là thông tin giả, để chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Mặt khác, tin giả còn gây khó khăn cho , chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ, ban, ngành và cấp ủy, chính quyền địa phương trong phòng, chống dịch bệnh. Nhiều tin giả còn được sử dụng như một phương tiện hỗ trợ mục đích tuyên truyền, gây nhiễu loạn trật tự xã hội, chia rẽ sắc tộc, làm tổn hại đến an ninh quốc gia và tác động xấu đến mối quan hệ ngoại giao giữa các nước. Không phải ai cũng có khả năng trong việc phát hiện các thông tin giả mạo. Công nhân, NLĐ nhìn chung cũng còn nhiều hạn chế trong khả năng nhận diện, phân loại các thông tin giả mạo.
Cán bộ Liên đoàn Lao động huyện Bến Lức (Long An) tuyên truyền pháp luật tại các khu nhà trọ công nhân. Nguồn: baolongan.vn |
Thực trạng tiếp cận thông tin giả mạo trong công nhân
Đại dịch Covid-19 đã làm hơn 1,3 triệu công nhân phải ngừng, tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc mất việc; hơn 1.000 doanh nghiệp với gần 84.000 công nhân vừa cách ly, phong tỏa vừa sản xuất. Mất việc, các hoạt động cũng bị hạn chế. Chính vì thế, nhiều công nhân lấy việc sử dụng mạng xã hội là , giải trí. Thời gian sử dụng mạng xã hội nhiều cũng dẫn đến nguy cơ công nhân tiếp cận tin tức giả mạo tăng lên. Theo một khảo sát của Viện Nghiên cứu Thanh niên năm 2020, tỉ lệ thanh niên công nhân đã từng tiếp cận với tin giả trên mạng xã hội là 80,9%; trong đó, các tin giả liên quan đến chính trị chiếm 35,8%; tin kinh tế chiếm 38,9%; tin văn hoá chiếm 35,9%; tin xã hội chiếm 47,9% và tin về y tế chiếm 44,8%.
Thông tin giả mạo được phát tán gây dư luận không tốt trong công nhân. Đã có hàng nghìn trường hợp bị các cơ quan chức năng xác minh, đấu tranh và xử lý ở các mức độ khác nhau do tung tin thất thiệt, đưa tin, bài không được kiểm chứng, sai sự thật, xuyên tạc. Hành vi trên chủ yếu vẫn là do thiếu hiểu biết về pháp luật, chủ quan, đơn giản trong việc tạo thông tin và đưa chúng lên mạng xã hội; muốn tạo thông tin lạ nhằm thu hút sự chú ý trên mạng hoặc phục vụ việc bán hàng online… Thông tin giả mạo mang đến nhiều tác hại cho người dân. Đặc biệt, những thông tin giả liên quan đến chăm sóc sức khỏe và điều trị Covid-19 còn gây ra nhiều tác hại đối với sức khoẻ người dân nói chung và công nhân nói riêng.
Liên đoàn Lao động huyện Lộc Ninh (Bình Phước) tuyên truyền pháp luật phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội cho công nhân lao động Công ty Cổ phần Môi trường miền Đông. Nguồn: ldldbinhphuoc.org.vn |
Giải pháp xử lý tin giả trong công nhân
Để giải quyết tình trạng tin giả trong công nhân, cần quan tâm đến một số nội dung sau:
Một là, mỗi người công nhân cần tăng cường sự đề phòng, cảnh giác của bản thân khi tiếp xúc với các thông tin được lan truyền trên mạng xã hội. Luôn có quan điểm tham khảo khi sử dụng thông tin trên không gian mạng, nhất là các thông tin mà chủ thể của nó không rõ nguồn gốc, không xác thực được. Mặt khác, mỗi người công nhân cũng cần kiềm chế cảm xúc của bản thân, tránh vì những diễn biến tâm lý nhất thời mà nghĩ sai, nghĩ xấu và có những phản ứng tiêu cực về quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước hay đăng tải, chia sẻ những thông tin bịa đặt, sai sự thật, bình luận ác ý về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của nước ta.
Hai là, khi tìm đọc những thông tin về lĩnh vực bản thân quan tâm, cũng cần chú ý tiêu đề và nội dung bài viết. Tin giả thường có tiêu đề hấp dẫn, giật gân để thu hút sự chú ý của người đọc. Nội dung thì thường có nhiều lỗi chính tả và ngữ pháp. Hình ảnh sử dụng trong bài giả mạo đa phần là ảnh trên mạng hoặc được chỉnh sửa cho phù hợp với nội dung nguồn tin. Bên cạnh đó, các tin giả thường tạo ra dựa trên một câu chuyện, tình tiết có thực nhưng được làm giả ở những nội dung quan trọng nhất.
Ba là, các cơ quan bảo vệ pháp luật cần tăng cường các biện pháp kiểm soát, phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp đưa tin sai sự thật về diễn biến, tình hình dịch bệnh. Phát huy vai trò của các cấp, các ngành, đặc biệt là tổ chức Công đoàn, các cơ quan báo chí, truyền thông trong việc cung cấp kịp thời thông tin chính thống, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, kiến thức về dịch Covid-19 cho người dân nói chung và công nhân nói riêng.
Bốn là, các đơn vị chức năng của Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Quốc phòng tăng cường sử dụng nghiệp vụ, kỹ thuật để ngăn chặn và tạo tường lửa để công nhân không có khả năng truy cập vào các thông tin xấu, độc hại trên môi trường mạng.
Mỗi công nhân cần tăng cường sự đề phòng, cảnh giác khi đọc các thông tin được lan truyền trên mạng xã hội, nên tham khảo khi sử dụng thông tin trên không gian mạng, nhất là các thông tin mà chủ thể của nó không rõ nguồn gốc, không xác thực được. Trong ảnh: Công nhân đứng máy Công ty CP Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt (TP. Hồ Chí Minh). Ảnh: Lê Anh. |
Năm là, các ban, ngành cần cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác tình hình dịch bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng. Qua đó, giúp công nhân có nhiều cơ hội được tiếp cận với những thông tin chính thống về tình hình phòng, chống dịch Covid-19, tránh sự hoang mang, lo lắng không đáng có.
Sáu là, mỗi người công nhân cần nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, đặc biệt là Luật An ninh mạng có hiệu lực từ ngày 01/01/2019. Trường hợp phát hiện các hoạt động nghi có dấu hiệu vi phạm pháp luật cần báo ngay cho các cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý. Đẩy mạnh thông tin tích cực, có ý nghĩa trong cuộc sống, đấu tranh, phê phán lên án hành vi sai trái vi phạm trên mạng xã hội.
Điều kiện nào để sáng kiến tham gia chương trình được công nhận? Ông Nguyễn Văn Toản, Phó Chánh Văn phòng Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, có 4 tiêu chí để xét sáng kiến đủ điều kiện ... |
Giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng và nguồn nhân lực trong đại dịch Đề án “Đào tạo nhân lực, tư vấn kỹ thuật, cải tiến sản xuất và môi trường làm việc nhằm tăng năng lực cạnh tranh ... |
Những "Cậu Vàng" giữa đại dịch 13 con chó của hai cặp vợ chồng về quê tránh dịch đã bị tiêu hủy. Những con chó đã gắn bó với họ qua ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 10/09/2024 20:28
Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"
Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Đời sống - 07/09/2024 13:09
Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi thông báo khẩn về cơn bão số 3 đang đổ bộ vào đất liền. Người lao động và người dân đặc biệt lưu ý, nếu thấy đột nhiên lặng gió không nên ra ngoài ngay lúc này.
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
- Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"
- Hải Phòng: Bão Yagi tàn phá nhiều nhà xưởng, công đoàn tập trung hỗ trợ toàn diện
- Hàng chục tuyến phố ở Hà Nội có nguy cơ ngập sâu
- Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
- Nước sông dâng cao, nhiều địa phương cấm, hạn chế các phương tiện lưu thông qua cầu