Công nhân Đường sắt nói gì về uống rượu khi lên ban?
Người lao động - 17/01/2020 10:38 Trương Đông
Công nhân gác chắn, một trong nhiệm vụ đảm bảo an toàn chạy tàu nghiêm cấm uống rượu khi lên ban. - Ảnh: Hữu Phúc |
Thời gian trước, một số ít người lao động trong ngành Đường sắt vẫn xuất hiện tình trạng uống rượu khi lên ban và bị lập biên bản. Tuy nhiên, gần đây, nhờ nhận thức nâng cao tích cực, họ đã có những thay đổi trong suy nghĩ và hành động về vấn đề uống rượu, đặc biệt trong khi thực hiện nhiệm vụ.
Anh Nguyễn Tuấn, một công nhân lái tàu thuộc Xí nghiệp Đầu máy Đà Nẵng nhấn mạnh: “Khi lái tàu thì bọn anh tuyệt đối không được uống bia, rượu. Ngay khi ở nhà cũng vậy, anh cũng hạn chế rất nhiều, giờ uống ra đường điều khiển xe sẽ bị bắt và bị phạt, nên mình cũng phải tự ý thức hoặc nếu có uống thì xong thì nhờ người đèo hoặc gọi taxi về”.
Không chỉ những người lao động trong ngành Đường sắt có nhiệm vụ quan trọng như lái tàu, ngay cả những công nhân bình thường cũng tự nhận thức được việc không sử dụng rượu, bia khi lên ban giống như việc giữ gìn ấn tượng đẹp trong tâm trí hành khách đi tàu mà trên hết là tuân thủ pháp luật.
Anh Nguyễn Đức Vân, một Tiếp viên đường sắt cho biết: “Các chức danh lên ban làm việc trong ngành đường sắt bị cấm uống rượu bia, đây là quy định của ngành đường sắt có từ xa xưa rồi. Nghị định 46 giờ là Nghị định 100 của Chính phủ xử phạt nặng như vậy sẽ rất hiệu quả, mình thấy cần phải như vậy và sẽ chấp hành thật nghiêm túc”.
Mức xử phạt càng tăng nặng thể hiện sự răn đe khiến mỗi người càng trách nhiệm hơn. Nhưng trên hết, với sự ý thức trách nhiệm với an toàn của cộng đồng, những người lao động trong ngành Đường sắt đang nỗ lực chấp hành những quy định pháp luật cũng như tuân thủ những quy tắc nghề nghiệp để hoàn thành nhiệm vụ, cống hiến lặng lẽ cùng những đoàn tàu Thống nhất đưa đón người dân xa quê về đón tết an toàn.
Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt: Điều 63: Xử phạt nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu (trừ lái tàu và phụ lái tàu) vi phạm quy định về nồng độ cồn hoặc sử dụng các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng từ 2.000.000 đến 8.000.000 đồng, tùy mức độ. Điều 66: Xử phạt đối với lái tàu, phụ lái tàu 5. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với lái tàu thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: b) Khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. 6. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với hành vi khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. 7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; |
Đến các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương những ngày cận tết, ai cũng cảm nhận được không khí vui tươi, hạnh phúc của ... |
Thưởng Tết là khoản tiền người lao động được nhận qua một năm làm việc. Vậy khoản tiền này có được tính để đóng bảo ... |
Bán hết 700 chậu hoa vạn thọ vào chiều qua, nhưng đằng sau là cả một câu chuyện "vượt qua nghịch cảnh", đẹp như những ... |
Khoảng 90% doanh nghiệp báo cáo dự kiến có thưởng Tết Nguyên đán với mức bình quân khoảng 1 tháng lương (6,71 triệu đồng/người), tăng ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 10/09/2024 20:28
Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"
Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
Người lao động - 06/09/2024 14:38
Tránh “siêu bão” Yagi, công nhân được nghỉ làm thứ Bảy
Trước dự báo về mức độ nguy hiểm của siêu bão Yagi, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội đã thông báo cho công nhân được nghỉ làm ngày thứ Bảy (07/9/2024) - thời điểm dự kiến bão đổ bộ.
- Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"
- Hải Phòng: Bão Yagi tàn phá nhiều nhà xưởng, công đoàn tập trung hỗ trợ toàn diện
- Hàng chục tuyến phố ở Hà Nội có nguy cơ ngập sâu
- Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
- Nước sông dâng cao, nhiều địa phương cấm, hạn chế các phương tiện lưu thông qua cầu