Công đoàn các khu công nghiệp cần chủ động nắm bắt tình hình đoàn viên, người lao động
Công đoàn - 02/07/2024 12:39 ĐÌNH TOÀN
Các khu công nghiệp dễ xảy ra những vấn đề phức tạp trong quan hệ lao động
Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, tính đến nay, sau 38 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, hơn 35 năm hình thành và phát triển các khu công nghiệp, và 18 năm phát triển các khu kinh tế, việc phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế đã thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, giải quyết việc làm cho đông đảo công nhân lao động cả nước. Các khu công nghiệp, khu kinh tế trở thành trung tâm phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tính đến hết năm 2023, cả nước đã có 416 khu công nghiệp được thành lập (có 4 khu chế xuất), trong đó có 296 khu đã đi vào hoạt động và 119 khu đang trong quá trình xây dựng.
Cả nước hiện có 44 khu kinh tế, trong đó có 26 khu kinh tế cửa khẩu được thành lập tại 21 tỉnh biên giới đất liền, 18 khu kinh tế ven biển được thành lập tại 17 tỉnh, thành phố ven biển.
Tính đến cuối năm 2023, các khu công nghiệp trên địa bàn cả nước đã tạo việc làm cho trên 4,15 triệu lao động trực tiếp, trong đó tập trung chủ yếu tại các vùng Đông Nam Bộ (chiếm 41,3%) và vùng Đồng bằng sông Hồng (chiếm 30,3%).
|
Nhằm phát huy vai trò, vị trí của công đoàn các khu công nghiệp, ngày 22/6/2018, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn ban hành Quyết định số 1151/QĐ-TLĐ về việc thí điểm thành lập Mạng lưới công đoàn các khu công nghiệp.
Đây là là mô hình đặc thù, liên kết mềm, không có bộ máy cán bộ hoạt động chuyên trách, không có tư cách pháp nhân, không lập quỹ riêng; hoạt động trên tinh thần tự nguyện, tự giác, có trách nhiệm, cùng nhau chia sẻ, hỗ trợ thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn các khu công nghiệp.
Mạng lưới có Ban liên lạc gồm 9 thành viên, được Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn ban hành quyết định công nhận để triển khai các hoạt động trong phạm vi công đoàn các khu công nghiệp.
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: ĐÌNH TOÀN |
Nhân sự tham gia Ban liên lạc là đồng chí chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn các khu công nghiệp, cơ cấu có tính đại diện các khu vực, gồm trưởng ban, phó trưởng ban, các thành viên và thư ký giúp việc.
Trưởng ban và phó trưởng ban được sử dụng con dấu của công đoàn các khu công nghiệp nơi mình công tác để phát hành các văn bản chỉ đạo, triển khai hoạt động của mạng lưới theo quy chế.
Ban liên lạc là đầu mối truyền tải, tập hợp thông tin hoạt động; đề xuất kế hoạch hoạt động của mạng lưới; tập hợp, báo cáo định kỳ nội dung, kết quả hoạt động của mạng lưới; chủ động tổ chức các cuộc họp để xây dựng kế hoạch hoạt động, tập hợp các kiến nghị, đề xuất của các thành viên, kịp thời báo cáo Tổng Liên đoàn để chỉ đạo giải quyết.
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Đình Khang, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam nhấn mạnh: "Các khu công nghiệp dễ xảy ra những vấn đề phức tạp trong quan hệ lao động, ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị các địa phương. Do vậy lãnh đạo tổ chức Công đoàn các khu công nghiệp cần chủ động nắm tình hình đoàn viên, người lao động. Đặc biệt phải có kế hoạch tuyên truyền vận động để công nhân, người lao động tự nguyện gia nhập tổ chức Công đoàn".
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: ĐÌNH TOÀN |
Người đứng đầu tổ chức Công đoàn Việt Nam đề nghị công đoàn các khu công nghiệp chú trọng tập trung phong trào "lao động giỏi, lao động sáng tạo" tại các doanh nghiệp; phải chú trọng tính hiệu quả trong các hoạt động.
“Chúng tôi muốn lắng nghe tâm tư nguyện vọng từ các đồng chí, từ các công đoàn các khu công nghiệp. Mong các đồng chí phản ánh những gì vướng mắc, chúng tôi rất cầu thị”, đồng chí Nguyễn Đình Khang lưu ý.
Cần đẩy mạnh công tác thương lượng tập thể
Công nhân lao động Việt Nam làm việc trong các khu công nghiệp rất năng động, sáng tạo, cần cù, chịu khó, có tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Việc làm của công nhân tương đối ổn định, tập trung trong các ngành công nghiệp điện tử, lắp ráp ô tô, mô tô, may mặc, giày da, chế biến thủy sản...
Tuy tiền lương người lao động đã được điều chỉnh tăng so với trước đây, cơ bản đạt mức lương tối thiểu vùng theo quy định, song so với cường độ lao động và sự tăng nhanh về giá cả dịch vụ trên thị trường thì tiền lương chưa tương xứng với sức lao động, chưa đảm bảo mức sống tối thiểu. Đời sống của công nhân lao động, nhất là người trực tiếp sản xuất còn gặp nhiều khó khăn.
Tại các doanh nghiệp đang diễn ra tình trạng chênh lệch lớn về thu nhập giữa cán bộ quản lý với công nhân trực tiếp sản xuất. Một bộ phận công nhân lao động trong các ngành dịch vụ, các doanh nghiệp trong nước quy mô vừa và nhỏ có mức thu nhập quá thấp.
Đại biểu tham dự hội nghị đóng góp ý kiến. Ảnh: ĐÌNH TOÀN |
Phát biểu tại hội nghị, nhiều đại biểu là lãnh đạo công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất lớn tại Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai, Hải Phòng... đã hiến kế nhiều giải pháp, mô hình hay. Trong đó, có các giải pháp đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng thỏa ước lao động tập thể, tăng cường đối thoại để giải quyết các tranh chấp lao động nếu có.
Các đại biểu cho rằng nhiều doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, chế xuất, khu kinh tế chưa nghiêm túc trong việc thực hiện các chính sách, pháp luật về lao động, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó, việc ký kết hợp đồng lao động còn hình thức, kéo dài thời gian thử việc, xử lý kỷ luật, sa thải công nhân một cách tuỳ tiện... đã ảnh hưởng đến đời sống và khả năng sinh kế của người lao động và gia đình họ.
Đại diện công đoàn cơ sở tại một doanh nghiệp tại Đồng Nai phát biểu. Ảnh: ĐÌNH TOÀN |
Ngoài ra, có thực trạng nhiều doanh nghiệp chưa thật sự chú trọng đối thoại thương lượng tập thể; công tác tiền lương tại doanh nghiệp còn thiếu công khai, minh bạch; doanh nghiệp chưa xây dựng được kế hoạch về thương lượng tập thể...
Nhiều đại biểu cho rằng cần phải củng cố đội ngũ cán bộ công đoàn chuyên trách, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao công tác đối thoại, thương lượng, thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT).
Đồng chí Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch Công đoàn Các khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội, Trưởng Ban liên lạc Mạng lưới cho biết, trong 5 năm qua, Ban liên lạc đã hỗ trợ hoạt động kết nối cán bộ công đoàn các khu công nghiệp toàn quốc, có sự ủng hộ, hỗ trợ của LĐLĐ tỉnh, thành phố trong các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm, xây dựng các nhân tố cán bộ công đoàn, công đoàn cơ sở điển hình trong hoạt động đối thoại, thương lượng tập thể và ký kết TƯLĐTT; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững.
Đồng chí Đinh Thị Thanh Hà, Phó Chủ tịch LĐLĐ TP. Đà Nẵng phát biểu ý kiến tại hội nghị. Ảnh: ĐÌNH TOÀN |
Ban Liên lạc mạng lưới đã phân công các đơn vị tổ chức hội thảo nhằm chia sẻ kinh nghiệm trong công tác thương lượng, đối thoại, ký kết TƯLĐTT như: Hội thảo “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn cơ sở” tổ chức tại Hà Nội, “Vai trò của tổ chức công đoàn trong việc phối hợp thực hiện quy chế dân chủ”, “Nâng cao chất lượng công tác đối thoại, thương lượng tập thể và ký kết TƯLĐTT tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế”, “Nâng cao hiệu quả thương lượng tập thể và chất lượng hội nghị đối thoại tại doanh nghiệp”…
Qua các hội thảo đã giúp cho công đoàn các khu công nghiệp có thêm kinh nghiệm, cách làm hay trong việc thương lượng, ký kết TƯLĐTT, hiện nay các bản TƯLĐTT được ký đã có nhiều điều khoản cao hơn luật, có lợi cho người lao động.
Những người đi giữa bốn mùa Tây Nguyên Trong những ngành nghề, thương lái là một nghề hiếm được suy tôn, ca tụng, thậm chí có khi còn chịu điều thị phi, bởi ... |
Đánh thức chế độ cho người lao động sau nhiều năm… ngủ quên Nhiều năm trôi qua, hàng trăm giáo viên dạy trẻ khuyết tật hòa nhập ở tỉnh Quảng Trị và cả nghìn người lao động làm ... |
Lễ cưới tập thể của 10 cặp đôi công nhân LĐLĐ tỉnh Bình Dương vừa tổ chức lễ cưới tập thể cho 10 cặp đôi công nhân lao động, ngày 30/6. |
Tin cùng chuyên mục
Phát triển đoàn viên - 02/09/2024 13:27
Thợ cắt tóc, thợ may và giáo viên tư thục vào nghiệp đoàn
“Vận động lao động phi chính thức tham gia tổ chức Công đoàn nhằm mang lại quyền lợi cho người lao động, đóng góp vào hệ thống an sinh xã hội. Đồng thời, giúp tăng cường sức mạnh của tập thể người lao động, góp phần nâng cao vị thế của tổ chức Công đoàn trong tình hình mới”, đó là nhận định của đồng chí Trần Thị Minh Nguyệt - Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế.
Công đoàn - 02/09/2024 10:12
Công đoàn Trường THCS Dương Thị Cẩm Vân thắp sáng niềm đam mê nghề giáo trong tôi
Cầm trên tay quyết định luân chuyển công tác về dạy Trường THCS Dương Thị Cẩm Vân (thị trấn Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau), tôi cảm thấy mình nhỏ bé, yếu ớt, một cảm giác lo sợ bất an, muốn gục ngã. Thế nhưng Công đoàn trường đã cho tôi niềm tin để vững bước.
Hoạt động Công đoàn - 02/09/2024 07:39
Công đoàn Công ty Greystone Data System Viet Nam - nơi gửi gắm tin yêu của lao động trẻ
Tôi là Nguyễn Thị Ngọc Vinh, Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở Công ty Greystone Data System Viet Nam (TP. Hồ Chí Minh). Sau nhiều năm tháng làm việc ở công ty có 100% vốn nước ngoài này, tôi mới nghiệm ra: ngay cả những người xa lạ cũng có thể làm thay đổi cuộc sống và mang đến nhiều điều đẹp đẽ, kì diệu cho ta. Đó là Mái nhà Công đoàn.
Hoạt động Công đoàn - 02/09/2024 06:55
Nhiệm vụ “thượng khẩn” của đồng chí Hoàng Quốc Việt trong dịp Quốc khánh đầu tiên
Thực hiện nhiệm vụ Bác Hồ giao, đồng chí Hoàng Quốc Việt cùng các cán bộ của 2 Xứ ủy giải quyết hàng loạt những công việc cấp bách.
Hoạt động Công đoàn - 01/09/2024 18:38
Người thầy độc thân mà không cô đơn nhờ "Mái ấm Công đoàn"
Thầy Nguyễn Minh Thành (SN 1965), đoàn viên Trường THCS Đồng Rùm, xã Tân Thành (Tân Châu, Tây Ninh) là tấm gương sáng trong sự nghiệp trồng người, vượt qua hoàn cảnh khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy, được học sinh yêu mến.
Vòng tay Công đoàn - 01/09/2024 06:00
Kỳ 2: Tái sinh trong "Vòng tay lớn"
Khi thấu hiểu hoàn cảnh nghiệt ngã của tôi, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế kêu gọi Công đoàn các cấp cùng “nối vòng tay lớn”, tạo mọi điều kiện để tôi có thể “biến ước mơ thành hiện thực”... Cùng với tài đức của các thầy thuốc, y bác sĩ, tôi đã được tái sinh cuộc đời thứ hai.