Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Thứ năm 04/01/2024 04:08

Cơ quan BHXH đang lập hồ sơ kiến nghị khởi tố Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội

Phóng sự điều tra - MINH ANH

Bà Lê Thị Hiền - Chủ tịch Công đoàn Nhà máy Dệt Hà Nam thuộc Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội cho biết, Bảo hiểm Xã hội (BHXH) thị xã Duy Tiên (Hà Nam) đang tiến hành lập hồ sơ kiến nghị Công an thị xã Duy Tiên khởi tố Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội.
Công đoàn hướng dẫn công nhân Công ty Dệt 19/5 Hà Nội thủ tục khởi kiện Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội nợ lương và BHXH: Phải xử lý dứt điểm

Theo đơn kiến nghị của bà Lê Thị Hiền - Chủ tịch Công đoàn Nhà máy Dệt Hà Nam, Công ty có hành vi nợ đóng, trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN đối với người lao động (NLĐ) trong Công ty.

Doanh thu hơn 200 tỷ đồng/ năm nhưng Công ty Dệt 19/5 Hà Nội vẫn nợ lương và BHXH
Nhà máy Dệt Hà Nam thuộc Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội. Ảnh: M.A

Có doanh thu nhưng vẫn nợ nghĩa vụ với NLĐ

Trước đó, theo báo cáo của Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội gửi Ban Quản lý (BQL) các Khu công nghiệp tỉnh Hà Nam cũng đã "liệt kê" những khó khăn của Công ty do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đơn hàng và thị trường giảm. Vì vậy, các năm 2019, 2021, 2022, hai nhà máy dệt và sợi sản xuất cầm chừng, giảm dần sản lượng do không có khách hàng, tạm ngừng sản xuất từ 4 - 7 tháng/ năm. Sản lượng bình quân năm chỉ đạt từ 40 - 70% công suất thiết kế. Doanh thu giảm, chi phí tăng dẫn đến lỗ nhiều, kéo dài. Từ những khó khăn đó dẫn đến việc Công ty chậm trả lương và nộp BHXH cho NLĐ.

Khó khăn là thế nhưng năm 2020, sản lượng trung bình của cả hai nhà máy đạt trên 50% công suất thiết kế; năm 2021, sản lượng trung bình của hai nhà máy đạt trên 75% công suất thiết kế (cụ thể sợi sản xuất được sản lượng 1.356,5 tấn/năm đạt 71,4 % công suất thiết kế, vải sản xuất được sản lượng 5.368,4 m/năm, đạt 89,5% công suất thiết kế); riêng 6 tháng đầu năm 2022, nhà máy vải thậm chí còn đạt sản lượng trên 71% công suất thiết kế. Doanh thu bình quân năm đạt 237 tỷ đồng/năm đạt 68% kế hoạch.

Công ty có ghi nhận sản xuất, ghi nhận doanh thu, nhưng lại "chậm trễ" nghĩa vụ đóng BHXH cho NLĐ. Được biết, Công ty vẫn khấu trừ khoản BHXH (10,5%) vào lương của NLĐ, nhưng lại không nộp cho NLĐ. Số tiền BHXH phải nộp cho NLĐ chưa tính tiền lãi phát sinh do chậm nộp dao động từ hơn 240 - 250 triệu đồng/ tháng.

Hơn nữa, chi phí cố định là khoản tiền cố định doanh nghiệp phải trả để duy trì hoạt động kinh doanh. Chi phí này không thay đổi khi doanh nghiệp điều chỉnh lượng sản phẩm sản xuất hoặc bán ra thị trường. Chi phí này thường bao gồm: Chi phí thuê địa điểm, chi phí tiền lương, tiền điện nước, tiền BHXH, chi phí mua máy móc thiết bị, khấu hao tài sản cố định,... Thế nhưng "chi phí" này dễ bị doanh nghiệp "trốn tránh" trách nhiệm.

Doanh thu hơn 200 tỷ đồng/ năm nhưng Công ty Dệt 19/5 Hà Nội vẫn nợ lương và BHXH
NLĐ nhà máy Dệt Hà Nam gặp nhiều khó khăn khi Công ty nợ lương, nợ BHXH. Ảnh: H.A

Đang lập hồ sơ kiến nghị khởi tố Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội

Ngày 22/3, bà Lê Thị Hiền - Chủ tịch Công đoàn Nhà máy Dệt Hà Nam thuộc Công ty Cổ phần Dệt 19/5 Hà Nội cho biết, cơ quan BHXH Thị xã Duy Tiên (Hà Nam) đang tiến hành lập hồ sơ kiến nghị Công an thị xã Duy Tiên khởi tố Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội.

Bà Lê Thị Hiền cho biết, vừa qua, bà đã có đơn kiến nghị gửi BHXH Thị xã Duy Tiên về việc Công ty CP Dệt 19/5 có hành vi nợ đóng, trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN đối với NLĐ.

“Cũng là công nhân làm việc tại nhà Dệt Hà Nam, tôi vô cùng bức xúc khi công nhân hầu hết đều có hoàn cảnh khó khăn, thậm chí nhiều lần phải đi đòi quyền lợi nhưng Công ty chậm lương, chậm cả BHXH, khiến NLĐ hết sức thiệt thòi. Sau khi chúng tôi gửi đơn kiến nghị, BHXH thị xã Duy Tiên đã có văn bản trả lời đơn thư của NLĐ. Trong đó, BHXH thị xã Duy Tiên cho biết, đơn vị đang tiến hành lập hồ sơ kiến nghị Công an thị xã Duy Tiên khởi tố đối với Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội theo quy định tại Điều 216 Bộ Luật Hình sự” - bà Hiền cho biết.

Thời gian qua, Công đoàn ngành Dệt may Hà Nội cũng luôn đồng hành cùng NLĐ, đồng thời kết nối NLĐ tới Trung tâm Tư vấn pháp luật và Hỗ trợ NLĐ - Công đoàn Hà Nội để NLĐ được tư vấn và trợ giúp một cách cụ thể nhất từ khâu khởi kiện cho đến khi có quyết định thi hành án.

Ngày 21/3, bà Lê Thị Hiền - Chủ tịch Công đoàn Nhà máy Dệt Hà Nam cho biết, 66 NLĐ tại nhà máy đã được nhận lương tháng 9/2022.

Trong thông báo được phía Công ty đưa ra vào ngày 4/3/2023, xác nhận tổng số tiền lương Công ty chưa chi trả cho toàn bộ NLĐ tại Nhà máy Dệt Hà Nam trong tháng 9,10,11,12 năm 2022 là hơn 860 triệu đồng.

Về dự kiến thời gian chi trả lương, chậm nhất đến ngày 15/3/2023 Công ty sẽ trả lương tháng 9 năm 2022 với số tiền hơn 384 triệu đồng và chậm nhất đến ngày 15/4/2023 sẽ trả lương tháng 10,11,12 năm 2022 với tổng số tiền hơn 475 triệu đồng. Đồng thời, Công ty cũng thống kê thời gian nộp BHXH của NLĐ theo số liệu thực tế đã chốt tại BHXH huyện Duy Tiên (Hà Nam) cho đến khi chấm dứt HĐLĐ. Lộ trình giải quyết toàn bộ khoản nợ BHXH, Công ty sẽ nộp dần trong 2 năm 2023 và 2024. Nhưng NLĐ thuộc Nhà máy Dệt Hà Nam đều không đồng ý với lộ trình này.

Bị nợ lương, công nhân Công ty Dệt 19/5 Hà Nội thấp thỏm lo “mất” Tết Bị nợ lương, công nhân Công ty Dệt 19/5 Hà Nội thấp thỏm lo “mất” Tết

Hứa hẹn trả hết nợ lương công nhân nhưng đến nay Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội tại Hà Nam mới thanh toán được ...

"Công ty Dệt 19/5 sẽ trả hết nợ lương công nhân trong nay mai"

Ông Trần Hồng Tuy – Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội cho biết, trong tối nay và ngày mai, doanh ...

Công ty Dệt 19/5 Hà Nội “chây ì” khoản nợ bảo hiểm xã hội Công ty Dệt 19/5 Hà Nội “chây ì” khoản nợ bảo hiểm xã hội

Không chỉ nợ lương, Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội tại Hà Nam hiện đang nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) số tiền trên ...

Công nhân khởi kiện Giám đốc Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội Công nhân khởi kiện Giám đốc Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội

Tập thể người lao động đã làm đơn khởi kiện ông Đỗ Văn Minh - Tổng giám đốc chi nhánh Công ty CP Dệt 19/5 ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Hàng chục cán bộ, viên chức, lao động ở Trà Vinh bị nợ lương gần 1 năm

Phóng sự điều tra -

Hàng chục cán bộ, viên chức, lao động ở Trà Vinh bị nợ lương gần 1 năm

Hàng chục cán bộ, viên chức, người lao động của Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ khoa học công nghệ tỉnh Trà Vinh (đơn vị thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh) bị nợ lương gần 1 năm. Trong hoàn cảnh khó khăn, nhiều người phải viết đơn nghỉ việc tìm hướng đi mới.

Bị lừa đảo qua mạng, nữ công nhân không dám về quê ăn Tết

Phóng sự điều tra -

Bị lừa đảo qua mạng, nữ công nhân không dám về quê ăn Tết

Tưởng rằng sẽ được vay tiền giải quyết khó khăn trước mắt, chị D. không ngờ bị sập bẫy lừa đảo, trong thời gian ngắn chìm ngập trong nợ nần.

Lâm Đồng: Người lao động bị nợ lương nhiều tháng, thấp thỏm lo mất Tết

Phóng sự điều tra -

Lâm Đồng: Người lao động bị nợ lương nhiều tháng, thấp thỏm lo mất Tết

Dù công trình đường Kim Đồng, phường 6, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng thi công xong đã lâu nhưng ông Nguyễn Văn Hà - Giám đốc Công ty TNHH TM-XD Bắc Hà Đông - đơn vị thi công vẫn chưa trả tiền công cho người lao động gần 580 triệu đồng như đã cam kết.

Vì sao Công ty TNHH Đức Minh Bắc Ninh bị xử phạt?

Pháp luật lao động -

Vì sao Công ty TNHH Đức Minh Bắc Ninh bị xử phạt?

Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Đức Minh Bắc Ninh – doanh nghiệp chuyên cho thuê lại lao động.

Vụ bóc lột lao động trẻ chưa thành niên: Công ty TNHH Đức Minh Bắc Ninh bị xử phạt

Phóng sự điều tra -

Vụ bóc lột lao động trẻ chưa thành niên: Công ty TNHH Đức Minh Bắc Ninh bị xử phạt

Công ty TNHH Đức Minh Bắc Ninh - doanh nghiệp chuyên hoạt động cho thuê lại lao động, vừa bị xử phạt 60 triệu đồng vì 2 hành vi vi phạm.

Vụ lao động chưa thành niên: Sở LĐ-TB&XH Bắc Ninh cam kết xử lý nghiêm theo pháp luật

Phóng sự điều tra -

Vụ lao động chưa thành niên: Sở LĐ-TB&XH Bắc Ninh cam kết xử lý nghiêm theo pháp luật

Ông Nguyễn Nhân Chinh - Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh cam kết sẽ tiến hành thanh tra sớm nhất các doanh nghiệp thuê và cho thuê lại lao động, đánh giá đúng sự việc để hướng tới một môi trường lao động tuân thủ nghiêm pháp luật, thân thiện, hiệu quả.

Talk Công đoàn: Làm sao gắn kết hoạt động công đoàn nơi đồng bào có đạo? Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Làm sao gắn kết hoạt động công đoàn nơi đồng bào có đạo?

Đồng chí Hoàng Liên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng chia sẻ đầy tâm huyết và trách nhiệm về hoạt động công đoàn ở nơi có đông đồng bào có đạo.
3 phương án nghỉ Tết Âm lịch 2024 cho người lao động tại doanh nghiệp Tôi công nhân

3 phương án nghỉ Tết Âm lịch 2024 cho người lao động tại doanh nghiệp

Doanh nghiệp có thể tự quyết định lựa chọn một trong 3 phương án nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Kết quả kiểm tra, giám sát của công đoàn các cấp năm 2023 Infographic

Kết quả kiểm tra, giám sát của công đoàn các cấp năm 2023

Năm 2023, công tác kiểm tra, giám sát của công đoàn các cấp đã có những chuyển biến tích cực và đã đạt được những kết quả cụ thể.
Bản tin công nhân: Công nhân nghẹn ngào rời nhà máy, bỏ thưởng Tết vì lý do đặc biệt Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Công nhân nghẹn ngào rời nhà máy, bỏ thưởng Tết vì lý do đặc biệt

Bản tin công nhân ngày 03/1/2024 gồm những nội dung chính sau đây: Công nhân nghẹn ngào rời nhà máy, bỏ thưởng Tết vì lý do đặc biệt; Tp.HCM: Người thất nghiệp nhiều, nhưng doanh nghiệp khó tuyển lao động; Top các ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng lao động nhiều nhất đầu năm 2024...
Talk Bàn Phúc lợi số 6: Chế độ phúc lợi hấp dẫn: Lợi cả đôi đường Bàn Phúc lợi

Talk Bàn Phúc lợi số 6: Chế độ phúc lợi hấp dẫn: Lợi cả đôi đường

Trong chương trình Talk Bàn Phúc lợi số 6 với chủ đề Chế độ phúc lợi hấp dẫn: Lợi cả đôi đường, các khách mời sẽ chia sẻ về những phúc lợi, chế độ lương thưởng hấp dẫn để giữ chân đoàn viên, người lao động cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn.

Đọc thêm

Vụ "bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên":  Các cơ quan ở Bắc Ninh cam kết phối hợp, xử lý

Phóng sự điều tra -

Vụ "bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên": Các cơ quan ở Bắc Ninh cam kết phối hợp, xử lý

Tạp chí Lao động và Công đoàn vừa gửi công văn đề nghị phỏng vấn lãnh đạo một số cơ quan trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, liên quan vấn đề lao động trẻ chưa thành niên.

Vụ bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên: Cung cấp tài liệu cho Công an Bắc Ninh

Phóng sự điều tra -

Vụ bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên: Cung cấp tài liệu cho Công an Bắc Ninh

Tạp chí Lao động và Công đoàn vừa cung cấp hồ sơ, bằng chứng liên quan loạt bài "Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên" cho Phòng Cảnh sát hình sự (PC-02), Công an tỉnh Bắc Ninh.

Phản hồi của Công ty TNHH Đức Minh Bắc Ninh không đúng sự thật

Phóng sự điều tra -

Phản hồi của Công ty TNHH Đức Minh Bắc Ninh không đúng sự thật

Vừa qua, Tạp chí Lao động và Công đoàn nhận được đơn của Công ty TNHH Đức Minh Bắc Ninh yêu cầu xem xét, giải quyết một số nội dung liên quan đến loạt phóng sự điều tra “Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên”.

Kỳ 5: Làm gì với hậu quả vấn nạn lao động trẻ em, chưa thành niên?

Phóng sự điều tra -

Kỳ 5: Làm gì với hậu quả vấn nạn lao động trẻ em, chưa thành niên?

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) định nghĩa lao động trẻ em là “công việc tước đi tuổi thơ, tiềm năng và phẩm giá của trẻ em, đồng thời có hại cho sự phát triển thể chất và tinh thần”. Các công việc nguy hại là những công việc có thể gây tổn hại tới sức khỏe, sự an toàn và tinh thần của trẻ. Đứng đầu thế giới về lao động trẻ em là khu vực cận Sahara (86,6 triệu) và Nam Á (26,3 triệu).

Vụ bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên: Trắng trợn hành vi làm giả giấy tờ

Phóng sự điều tra -

Vụ bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên: Trắng trợn hành vi làm giả giấy tờ

Để đưa trẻ em, người chưa thành niên vào nhà máy làm việc, nhiều đối tượng sử dụng thủ đoạn làm giả giấy tờ. Hành vi này diễn ra phổ biến, cần được cơ quan chức năng điều tra và xử lý.

Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên - Kỳ 4: Vì sao vi phạm pháp luật dễ dàng?

Phóng sự điều tra -

Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên - Kỳ 4: Vì sao vi phạm pháp luật dễ dàng?

Pháp luật quy định rất chặt chẽ về việc sử dụng lao động trẻ em, chưa thành niên. Nhưng tại sao lại có một khoảng cách lớn giữa Bộ luật Lao động, Luật Trẻ em hiện hành với thực trạng điều tra của chúng tôi đã nêu lên trong 3 kỳ trước?

Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên - Kỳ 3: Ông chủ giàu lên, trẻ rầu thêm…

Phóng sự điều tra -

Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên - Kỳ 3: Ông chủ giàu lên, trẻ rầu thêm…

Các đơn vị cung ứng và nhân viên môi giới tìm mọi cách giữ chân lao động chưa thành niên, đặc biệt là trẻ em. Chúng dễ bảo, lại được việc. Song, điều quan trọng hơn cả là tiền cứ thế đổ về túi các ông chủ sau mỗi giờ làm việc của các em.

Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên - Kỳ 2: “Hô biến” trẻ em thành... người lớn

Phóng sự điều tra -

Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên - Kỳ 2: “Hô biến” trẻ em thành... người lớn

Để đáp ứng đơn hàng cho đối tác là doanh nghiệp sản xuất, các đơn vị cung ứng lao động bằng mọi cách tuyển dụng công nhân thời vụ càng nhiều càng tốt, kể cả trẻ em. Lúc này, tuổi tác không phải là vấn đề bởi mọi việc đều có thể giải quyết dễ dàng.

Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên: Góc khuất ở “thủ phủ" thu hút đầu tư

Pháp luật lao động -

Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên: Góc khuất ở “thủ phủ" thu hút đầu tư

Rất nhiều đơn vị cung ứng đưa lao động trẻ em vào nhà máy làm công nhân sản xuất với thù lao giá rẻ. Và để có khoản tiền cho “ra tấm, ra món”, các em buộc phải tăng ca, làm đêm từ ngày này qua ngày khác trong môi trường lao động khắc nghiệt.

Vì sao Nhà máy xử lý rác ở Huế nợ đóng tiền BHXH triền miên?

Pháp luật lao động -

Vì sao Nhà máy xử lý rác ở Huế nợ đóng tiền BHXH triền miên?

Suốt nhiều năm liền Nhà máy xử lý rác Thuỷ Phương đóng tại thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế nợ đóng BHXH cho công nhân, người lao động (NLĐ). Quá bức xúc, gần đây nhiều cựu công nhân, NLĐ tập trung ở Nhà máy để đòi quyền lợi.