Cô Minh Thu, thầy Nhật và chỉ dấu của dạy học online
game doi thuong - 25/07/2021 13:46 Mỹ Anh
Cô Minh Thu là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trong những ngày gần đây. |
Minh Thu sinh năm 1997, đang học Đại học Sư Phạm Hà Nội. Cô gái trẻ đã bỏ công việc ở trường quốc tế và bắt đầu sự nghiệp dạy học online qua livestream Facebook vào tháng 6/2021. Bài giảng về “đại cương con lắc lò xo” được coi là cú huých với Thu khi đột nhiên nhận được sự theo dõi cùng lúc của 28 ngàn người, tổng lượt xem lên tới 3 triệu.
Minh Thu có ngoại hình ưa nhìn, giảng dạy kết hợp với tương tác comment khiến các bạn trẻ thích thú. Đáng nói, Thu không dùng nhiều chiêu trò liên quan tới lợi thế ngoại hình để thu hút khán giả. Cô lập kỷ lục buổi dạy học online có nhiều người xem nhất trên nền tảng Facebook Việt Nam.
Nếu như Minh Thu là hiện tượng nổi tiếng sau một buổi thì Facebook “thầy Nhật dạy văn” đã phải mất nhiều năm ròng để thu hút học sinh theo học. Trong những buổi livestream sát kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, lượt người xem cùng lúc các bài giảng văn của thầy Nhật dao động ổn định ở mức 4- 5 ngàn người.
Cũng như cô Thu, thầy Nhật nhận những đánh giá không mấy thiện cảm từ phía người trong nghề. Nhiều thầy cô và cả giảng viên đại học cho rằng cách dạy của thầy Nhật là cách dạy cực đoan. Dạy để giải đề giành giật điểm chứ không dạy cảm thụ văn học bài bản.
Song, trong trường hợp thầy Nhật, phải nhìn nhận sòng phẳng. Rằng cách ra đề thi và chấm bài thi đã tạo ra cách dạy chỉ để giải đề từ rất lâu rồi. Cách dạy của thầy Nhật, về cơ bản, chả khác gì cách dạy của các thầy cô ở các lò luyện thi cả mấy chục năm qua.
Ví dụ đề ra như này, thì đáp án là có ý 1 thì được 0,5 điểm; ý 2 được 1 điểm… Chính barem chấm điểm đã “bóp chết” cảm nhận thẩm mỹ và khả năng cảm thụ của học sinh. Bởi rung động trước một bài văn bài thơ dù có dữ dội và thể hiện mượt mà tới đâu cũng sẽ không có nhiều điểm vì các cảm nhận này “lệch barem”.
Tương tự, trường hợp cô Minh Thu, một sinh viên chưa tốt nghiệp đại học thì đương nhiên kiến thức không thể uyên thâm bằng người nhiều năm trong nghề. Cô ấy còn trẻ, cô ấy còn thời gian để hoàn thiện. Và mấu chốt, cô ấy tự thấy những điều chưa thực sự ổn của bản thân để nỗ lực sau này.
Còn những người làm giáo dục lâu năm, thay vì chỉ trích cũng nên nhìn hiện tượng cô Thu, thầy Nhật mà thấy hạn chế của bản thân khi tiếp cận học sinh. Và hãy tự hỏi tại sao mình được trả lương để dạy online suốt đợt dịch qua mà học sinh (bị bắt buộc học) lại vừa học vừa ngủ? Còn những người trẻ họ livestream trên mạng, kiếm tiền từ YouTube, quảng cáo bán sách, khóa học và cả quyên góp tùy tâm của học trò lại nhận được lượt xem cũng như thu nhập tốt? Có phải là vì mải khinh khi sự non nớt của họ mà chính những giáo viên kỳ cựu với kiến thức uyên thâm đã đánh mất những cơ hội tiếp cận đông đảo học sinh cũng như kiếm tiền, hay không?
Ở mặt tích cực, cô Minh Thu, thầy Nhật đáng được ghi nhận như những bước tiến mạnh mẽ trong công cuộc dạy học trực tuyến. Các buổi livestream của họ cũng đang góp phần xóa nhòa khoảng cách vùng miền khi chỉ cần một cái điện thoại thông minh, học sinh mọi miền đều bình đẳng tiếp cận “lò” thay vì phải khăn gói xuống các thành phố lớn. Còn “lò” có cần hay không thì phải xem lại cách ra đề. Điều này có ý nghĩa đặc biệt trong mùa dịch.
Nhưng không phải không có những lo ngại ở đấy. Nếu ngành Giáo dục vẫn ngó lơ, bỏ mặc làn sóng livestream dạy học trên các nền tảng trực tuyến, xu hướng có thể diễn ra là những chiêu trò phản cảm “gắn mác” dạy học xuất hiện. Đến lúc đó, chúng ta mới chạy theo phạt hay cấm những người không bằng cấp hay không được cấp chứng chỉ dạy học livestream chia sẻ kiến thức thì sẽ là bước thụt lùi.
Điều cần thiết bây giờ của ngành cũng như người trong ngành là nghiêm túc nhìn nhận việc livestream dạy học như một chỉ dấu của giáo dục online và nghiên cứu, hỗ trợ đội ngũ giáo viên tiếp cận công nghệ. Đồng thời, nếu cần ngành cũng nên đưa ra bộ quy tắc ứng xử để hoạt động vào khuôn phép và những người thực hiện livestream dạy học biết giới hạn để thực hiện.
Tôn nghiêm giáo dục là điều cần thiết. Nhưng ngành cũng cần cả những sự nhạy bén với thời cuộc để thích nghi với những thay đổi vũ bão của dịch bệnh.
Hà Nội cấm nhân viên giao hàng, ưu tiên 3 nhóm đối tượng trong thời gian giãn cách Hà Nội tạm thời cấm đội ngũ nhân viên giao hàng (shipper) bởi chưa kiểm soát được lực lượng này và xác định 3 đối ... |
Hà Nội thí điểm “Xe buýt siêu thị 0 đồng” phục vụ công nhân Nhằm kịp thời hỗ trợ đoàn viên, người lao động trên địa bàn thành phố bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, LĐLĐ TP Hà Nội ... |
Trong thời gian giãn cách xã hội, những trường hợp nào người dân Hà Nội được ra ngoài? Từ 6h00 ngày 24/7/2021, TP Hà Nội yêu cầu mọi người dân ở tại nhà và chỉ ra ngoài trong những trường hợp thật sự ... |
Tin cùng chuyên mục
game doi thuong - 04/09/2024 16:58
Bịa đặt lời Bộ trưởng và ném đá Hoa hậu, công kích trẻ sai!
Phát biểu của Bộ trưởng bị bịa đặt theo ý xấu, câu nói bị cắt cúp của Hoa hậu thành cơn bão công kích trên mạng, chia sẻ chưa chuẩn mực trong nhóm nhỏ của học sinh 17 tuổi nhận vùi dập không thương tiếc…
game doi thuong - 03/09/2024 12:49
Bài thi nghi dùng AI và giáo viên bị đuổi việc
Một giáo viên cao đẳng đã bị đuổi việc sau khi cho học sinh 0 điểm với lý do dùng AI để làm bài. Đồng thời, gia đình học sinh cũng tố cô có những lời lẽ không phù hợp để đánh giá bài học sinh trong group lớp.
game doi thuong - 02/09/2024 14:21
Tết Độc lập
Trong cuộc đời mình, vào những năm tháng làm nghề phóng viên, có lúc là báo hình, có lúc là báo viết, tôi từng được đón mừng ngày Quốc khánh ở nhiều địa phương trong nước, có năm còn đón mừng ngày lễ ở một Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài.
game doi thuong - 31/08/2024 12:03
Đặt cuốn sách xuống, cầm cái tạ lên!
Việc cô hoa hậu trả lời trong một chương trình rằng mình chưa từng đọc hết một cuốn sách mà chỉ tiếp thu kiến thức qua hình ảnh, âm thanh đã gây tranh cãi. Có người nhắc lại định kiến “chân dài não ngắn”, có người lại cho rằng cô thẳng thật.
game doi thuong - 28/08/2024 14:46
Lừa đảo hơn nấm sau mưa. Lỗi tại ai?
Lâm, nhân viên một công ty bao bì ở Bình Dương nhận được điện thoại có kiện hàng 176 nghìn đồng. Anh nói đang đi làm thì đầu dây bên kia nói anh chuyển khoản rồi shipper gửi hàng xóm tối về anh nhận. Đang làm và nghĩ khoản tiền nhỏ nên Lâm chuyển luôn và cuối cùng tiền mất hàng không có! Chuyện như Lâm cùng vô số biến tướng của những trò lừa đảo ngày càng nhiều, mặc cho cảnh báo và bất chấp hàng loạt biện pháp ngăn chặn.
game doi thuong - 26/08/2024 11:46
Để lại gì cho đời
Một người đàn ông qua đời ở Bệnh viện Xanh Pôn vào tối 24/8 vừa qua. Anh đã đăng ký hiến tạng trước đó, và những thứ anh để lại đã cứu sống 4 người và khiến 2 người thấy ánh sáng mặt trời.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- "Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?
- Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
- Phải ngừng việc do “siêu bão" Yagi, người lao động có được trả lương?
- Công đoàn đã cho tôi tình thương như máu mủ, ruột thịt
- Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”