Chuyện về chàng công nhân vừa kịp đón chuyến xe gần chót về ăn Tết ở quê nhà
Người lao động - 24/01/2020 11:30 Nguyễn Nga
Anh Linh dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ khi chỉ còn 1 mình ở phòng trọ. Ảnh Nguyễn Nga |
Tìm đến khu trọ trên đoạn đường 100, phường Tân Phú gần Khu công nghệ cao TP HCM, ở quận 9 tôi gặp Dương Văn Linh, một chàng trai dáng cao, da ngăm đen với vẻ mặt rất buồn. Xung quanh xóm trọ nơi anh ở vắng tanh chỉ còn một gia đình quê Sóc Trăng ở lại dịp Tết này. Gặp tôi, Linh mừng lắm, nói rằng sau hôm nay 29 Tết, mọi người về quê ăn Tết rồi, còn anh ấy bất đắc dĩ phải ở lại và có thể không thể về quê ăn Tết cùng bố mẹ được.
“Mọi người về hết, không nói chuyện với ai, không hàng quán nào mở em phải ăn mì tôm với đồ khô còn sót lại trong nhà. Nghĩ mà tủi, cực, gặp chị nói chuyện em mừng quá!” - Dương Văn Linh bộc bạch
Khá bất ngờ về những chia sẻ thành thật từ Linh, tôi hỏi rõ hơn về tình hình hiện tại của cậu ấy. Bởi trên đường đến khu trọ của Linh, theo quan sát hầu hết các xóm trọ gần đó đều đóng cửa, không một ai ở lại.
Linh sinh ra trong một gia đình có 4 anh chị em, Linh là anh cả, sinh năm 1994, quê ở U Minh Thượng Kiên Giang. Cuộc sống gia đình cũng khá khó khăn, Bố Linh làm lao động chính trong gia đình, bà nội đã 90 tuổi nên hay bị lẫn. 25 tuổi Linh đã trải qua khá nhiều nghề từ lái xe du lịch đến các công việc lao động phổ thông, rồi lấy vợ và lên TP. HCM làm việc tại Công ty ManPower, trong khu công nghệ cao, quận 9.
Dương Văn Linh quê ở U Minh Thượng Kiên Giang làm việc tại Công ty ManPower, trong khu công nghệ cao, quận 9 chia sẻ tâm tư trước Tết với PV Cuộc sống an toàn.
“Như lịch bình thường công nhân chúng em sẽ làm hết ngày 28 Tết rồi về quê đến mùng 6 bắt đầu làm việc trở lại. Nhưng công ty đột nhiên có thông báo làm việc Tết, ai có nhu cầu thì đăng ký ở lại làm. Do kinh tế gia đình em cũng rất khó khăn, nhà có 4 anh em mà chỉ có bố em là lao động chính. Dưới em là 3 đứa em nữa đang ăn học nên cũng muốn làm thêm dịp Tết để phụ giúp bố mẹ và gia đình. Hơn nữa, về xe Tết giá xe lên tăng, đi về mất cả triệu bạc. Chính vì thế em đăng kí ở lại làm việc mong rằng sẽ nhận được mỗi ngày Tết là 300% lương. Hơi cực và xa gia đình ngày Tết nhưng nghĩ lại kiếm được số tiền ấy gấp mấy lần làm ngày thường nên em cũng cố làm, rồi ra Tết về thăm nhà cũng được.” - Linh chia sẻ
Tuy nhiên, sự mong muốn của Linh cũng như nhiều anh em trong công ty không thành hiện thực. Mặc dù được làm thêm dịp Tết nhưng thời gian lại bất hợp lý. Ví như Linh, anh chỉ làm đêm ngày 29 rạng sáng ngày 30. Sau đó được nghỉ đến mùng 4 đi làm.
Điều đáng nói ở đây là trước đó Linh đã mua vé hai chiều từ TP. Hồ Chí Minh về Kiên Giang và chiều ngược lại. Nhưng vì thông báo của công ty anh đã hủy vé và nộp vé về cho phía công ty của mình để mong nhận được hỗ trợ tiền vé đã mua. Đến khi biết được lịch làm việc chính thức anh mới “ngã ngửa” rằng dự định làm việc Tết và có khi cả việc về quê ăn Tết, đón giao thừa bên gia đình cũng hỏng. Bởi vé xe anh đã hủy, cận kề ngày 30 Tết liệu còn xe khách cho anh về Kiên Giang và nếu còn giá vé cũng tăng chóng mặt. Linh cũng nghĩ đến trường hợp xấu nhất là chạy xe máy 350 km để về quê ăn Tết cùng gia đình.
Phòng trọ công nhân ở các KCN hầu hết đóng cửa vì họ về quê ăn Tết. Ảnh Nguyễn Nga |
Gặp Linh ở phòng trọ nhỏ, hẹp chỉ khoảng 10 mét vuông với đôi mắt thẫn thờ, hụt hẫng và có phần chán nản. Anh tâm sự rằng đã hy vọng bao nhiêu về cái Tết xa nhà nhưng bù lại sẽ có công việc làm bạn, tiền nhiều làm động lực anh sẽ không thấy cô đơn. Nhưng thực tế điều này khiến anh quá thất vọng và cảm thấy cuộc sống công nhân sao cực quá.
“Không chỉ riêng em đâu, bạn bè trong công ty của em nhiều người còn éo le hơn nữa. Cậu bạn ở Bình Định, nhà có đám tang phải về trước Tết, rồi cũng nhanh chóng bắt xe vô đây làm. Cũng tưởng rằng được làm đầy đủ các ngày trong Tết để kiếm tiền bù vào tiền tàu xe Tết đã về, và có thu nhập dư dả hơn. Nhưng thực tế, cũng chỉ làm ngắt quãng ngày 4 tiếng; 6 tiếng vào ngày mùng 3 Tết trở đi, nên về quê không được, ở lại cũng không xong.
Lịch làm việc không hợp lý như thế, những ngày Tết ở đây bọn em biết làm gì. Khi mọi người vui xuân, họp mặt mừng nhau năm mới, chúng em lủi thủi với bốn bức tường, không có hàng quán, không có thực phẩm dự trữ… bọn em sống như thế nào?. Tết mà ở đây 1 mình, tủi lắm chị ơi!” - Linh than thở
Tranh thủ trước giờ đi làm Linh, gấp vội vài bộ quần áo để may mắn kịp chuyến xe về quê khi tan làm vào sáng 30 Tết. Ảnh Nguyễn Nga |
Vừa tâm sự với tôi, Linh vừa dọn nhà với lý do, Tết nhất cũng nên dọn nhà để gọn gàng sạch sẽ. Đồng thời anh cũng chuẩn bị một vài bộ quần áo dự phòng vì nhỡ đâu mai có thể bắt được xe về quê.
Ngồi trò chuyện mà điện thoại của Linh cứ reo lên liên tục, là những cuộc gọi từ gia đình, của bố mẹ, vợ anh...Nội dung của cuộc điện thoại đều mong muốn anh về từ chiều 29 Tết, không làm thêm nữa cũng được. Cả năm mới có ngày Tết thôi. Tuy nhiên, Linh luôn nói với gia đình rằng, anh cần tuân thủ đúng với trách nhiệm làm việc của mình. Anh đã đăng ký ở lại làm thì sẽ làm. Chỉ mong gia đình đừng buồn nếu như chiều 30 anh không mua được vé xe về quê ăn Tết.
Thành phố chiều 29 Tết, nắng đã nhạt dần, sự sôi động thường ngày cũng vơi đi rất nhiều, ở một góc xóm trọ công nhân gần Khu công nghệ cao vẫn sẽ có những người như Linh, ở lại làm việc, xa gia đình “bất đắc dĩ”. Ở đó sẽ có những con người sẽ hát thầm bài ca ”Xuân này con không về”, cuộc sống mưu sinh, gánh nặng về cơm áo gạo tiền, vô hình trung đè nặng lên đôi vai bé nhỏ của mỗi người với áp lực tiền bạc. Và dĩ nhiên, sẽ còn có nhiều mùa xuân nữa, họ không kịp đón Tết cổ truyền với gia đình.
Sáng nay, ngày 30 Tết, khoảng gần 9 giờ sáng, Linh đã nhắn tin cho tôi: “Em mua được vé xe về quê ăn Tết với gia đình rồi chị ạ 450.000 đồng; Xe khách Vũng Tàu về bến xe Vĩnh Thuận.”
Vậy là, trong giờ phút gần chót, Linh đã kịp chuyến xe gần như cuối cùng để về U Minh Thượng đón Tết sum vầy bên gia đình lớn, gia đình nhỏ của mình. Mong rằng, một năm mới sẽ mang lại nhiều may mắn hơn cho những người công nhân như Linh.
Một mùa xuân nữa lại đến, một cái tết sum vầy lại về trên khắp mọi miền đất nước. Công nhân đang làm việc trên ... |
Để bảo đảm sức khỏe trong dịp Tết cổ truyền Canh Tý 2020 và các ngày lễ hội đầu Xuân, Cục Y tế dự phòng, ... |
Ngày 23/1, đại diện bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cho biết, có 2 ca dương tính với virus corona đang điều trị tại đây và ... |
Bài trí bàn thờ ngày Tết là việc quan trọng không thể thiếu được ở mỗi gia đình. Trước đây, chỉ người chủ gia đình, ... |
Trước diễn biến bất thường của bệnh viêm phổi cấp do chủng virus Corona mới, ngày 16/1, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 11/09/2024 07:48
Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ
Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.
Đời sống - 10/09/2024 20:28
Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"
Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
- Cô giáo mầm non kiên trì “bám nghề” nhờ công đoàn động viên, hỗ trợ
- Công đoàn kêu gọi ủng hộ một ngày lương cho đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Tình dân tộc, nghĩa đồng bào mạnh hơn trong bão lũ…
- Thái Nguyên: Công nhân vùng lụt ăn ở miễn phí tại công ty
- Tuyển 1000 lao động làm nông nghiệp tại Australia