Bùng nổ rác thải ở Mỹ, vì sao một số doanh nghiệp "đua nhau" tái chế?
Đời sống - 21/08/2019 18:16 Minh Hằng (Theo CNBC)
Nhiều nhà nghiên cứu, doanh nghiệp Mỹ đang nỗ lực thay đổi cách tái chế rác ở Mỹ. Ảnh: Getty Images |
Đó là tái chế rác để giúp doanh nghiệp của họ sinh lời. Nước Mỹ đã và đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng về tái chế tại những thị trấn và thành phố lớn với hàng chục triệu tấn rác mỗi ngày.
Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ việc Trung Quốc (nước mua bán và xử lý tới một nửa số rác thải nhựa của thế giới) ngừng nhập khẩu loại rác này.
Điều này cũng có nghĩa là việc thải rác trực tiếp ra môi trường thì sẽ rẻ hơn là đem tái chế chúng. Đây cũng là lý do khiến nhiều nhà nghiên cứu và một số công ty công nghệ ở Mỹ đang nỗ lực đưa ra và phát triển những giải pháp để việc xử lý rác trở nên hiệu quả hơn.
Nơi xử lý tái chế rác thải lớn nhất ở miền Bắc của nước Mỹ chính là Waste Management. Được biết, việc thu gom rác thải chính là nguồn thu lớn nhất của công ty này.
Ông Brent Bell, Phó chủ tịch của Waste Management, chia sẻ: “Có rất nhiều vật liệu có thể tái chế hơn là việc thải trực tiếp ra bên ngoài môi trường”. Về đầu tư tái chế rác cũng đã tăng trưởng so với thải trực tiếp ra môi trường. Trên thực tế, việc chôn lấp rác thậm chí còn tốn kém hơn là quá trình xử lý chúng.
Xem video:
“Chúng tôi đã bỏ ra hơn 1 tỷ USD đầu tư vào cơ sở hạ tầng để tái chế rác ở Mỹ”, ông Brent Bell cho biết thêm.
Chưa hết, công ty này đã bỏ ra hơn 100 triệu USD để đầu tư vào những trang thiết bị tái chế rác thải trong 2 năm qua.
Lợi nhuận, "món hời" hấp dẫn từ tái chế rác
Nhiều doanh nghiệp phát triển công nghệ robot để giúp phân loại rác chất lượng hơn. Ảnh: Getty Images |
Lợi nhuận có được từ việc bán rác thải tái chế là một trong những động lực hấp dẫn để các doanh nghiệp giống như Waste Management đầu tư. Chẳng hạn, giá bìa các tông được bán với mức giá 100 USD/tấn, công ty này sẽ được giữ lại lợi nhuận 25% và thành phố sẽ hưởng 75% còn lại.
Tuy nhiên, để tránh bị thua lỗ, những công ty này đã phải nỗ lực thay đổi về cách thức xử lý rác thải. Do đó, việc phát triển công nghệ robot được trang bí trí tuệ nhân tạo (AI) để thay thế con người làm việc trong những nhà máy chế biến, đồng thời góp phần kiểm soát, cải thiện về chất lượng, là mục tiêu của các doanh nghiệp và nhà nghiên cứu Mỹ theo đuổi.
Đặc biệt, việc sử dụng robot hỗ trợ việc phân loại, tái chế rác cũng giúp làm giảm những mối nguy hại về sức khỏe mà các công nhân trong nhà máy phải đối mặt hàng ngày.
Theo Matanya Horowitz, nhà sáng lập của AMP Robotics, chi phí để phân loại rác thường khá là tốn kém. Vì vậy, cần phải có công nghệ mới để giúp cho việc phân tách đạt hiệu quả. Hệ quả là từ đó có thể nâng được giá trị của vật liệu tái chế và giá thành của chúng.
Công nghệ sử dụng robot có thể thay thế được con người trong việc phân loại rác, đồng thời làm ra được các vật liệu tái chế với chất lượng cao hơn.
Đây cũng là lý do mà nhiều nhà nghiên cứu và một số doanh nghiệp Mỹ không tiếc rót hàng trăm triệu USD để kiếm lời từ việc tái chế rác.
Tuần này không khí Hà Nội rất ô nhiễm, cảnh báo nguy cơ về những bệnh dễ mắc bệnh Theo dự báo của Chỉ số chất lượng không khí (AQI), Hà Nội trong tuần này luôn ở trong tình trạng ô nhiễm, gây ảnh ... |
Nhà máy xử lý rác ở Quảng Ngãi bị người dân cô lập, chủ đầu tư "khóc ròng" Nhà máy xử lý rác thải ở huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi bị phản đối bởi 1 loạt những sai phạm. Chính quyền lúng túng ... |
Dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm: 17 năm ngóng đợi của người dân địa phương Người dân địa phương vẫn tiếp tục ngóng đợi ngày khởi công để làm sạch rạch Xuyên Tâm mặc dù sau 17 năm chờ giải ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Đời sống - 07/09/2024 13:09
Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi thông báo khẩn về cơn bão số 3 đang đổ bộ vào đất liền. Người lao động và người dân đặc biệt lưu ý, nếu thấy đột nhiên lặng gió không nên ra ngoài ngay lúc này.
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
- Hải Phòng: Bão Yagi tàn phá nhiều nhà xưởng, công đoàn tập trung hỗ trợ toàn diện
- Hàng chục tuyến phố ở Hà Nội có nguy cơ ngập sâu
- Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
- Nước sông dâng cao, nhiều địa phương cấm, hạn chế các phương tiện lưu thông qua cầu
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của bão số 3