Bữa cơm mùa Covid của công nhân lao động
Đời sống - 09/09/2020 11:10 Hoàng Nhung
Những bữa cơm ấm lòng người lao động khó khăn mùa dịch Bữa cơm trưa có giá bằng nụ cười Bữa cơm công nhân và bài toán lòng tin |
Chợ Mun (Đông Anh, Hà Nội) - nơi nhộn nhịp công nhân quanh KCN Bắc Thăng Long tụ tập sau mỗi giờ tan tầm để mua thực phẩm cho bữa cơm gia đình. |
Chợ Mun (Đông Anh, Hà Nội) - nơi được coi là “thiên đường ẩm thực” của công nhân lao động (CNLĐ) đang làm việc tại Khu Công nghiệp (KCN) Bắc Thăng Long, là khu chợ luôn nhộn nhịp người qua lại mỗi khi tan tầm. Công nhân thường có thói quen ghé qua chợ mua mớ rau, lạng thịt hay vài con cá… để chuẩn bị cho bữa tối.
Giữa thời điểm Covid-19 đang trực tiếp ảnh hưởng đến , giá cả thực phẩm cũng có nhiều biến động. Cụ thể, các loại thực phẩm như thịt lợn liên tục tăng giá, thậm chí các loại rau, củ cũng tăng hơn so với mọi khi. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến mâm cơm của nhiều gia đình công nhân. Để đảm bảo cân đối giữa mức lương và chi tiêu cho cuộc sống, công nhân buộc phải cân đong, đo đếm thật kỹ lưỡng mỗi lần đi chợ.
Thực phẩm tăng giá ảnh hưởng đến bữa cơm hằng ngày của công nhân. |
Là công nhân có thâm niên 5 năm tại Công ty TNHH Chiyoda Việt Nam, chị N.H.T (quê Ba Vì) cũng lao đao vì bị ảnh hưởng việc làm do dịch bệnh. Chị kể: “Cũng may là mình làm lâu rồi nên không sợ bị mất việc. Một số công nhân mới vào làm gặp đúng đợt Covid-19 này thì xác định hết hợp đồng thử việc là chấm dứt luôn. Hiện tại thu nhập bình quân hàng tháng của mình vào khoảng gần 6 triệu đồng. Bọn mình không được tăng ca như trước, chỉ làm giờ hành chính hoặc hết ca làm là về”.
Từ quê lên thành phố làm công nhân, nỗi lo của chị T. không chỉ là vấn đề cơm áo gạo tiền, mà còn phải chắt chiu từng đồng để gửi về quê cho bố mẹ. “Với tháng lương khoảng 6 triệu đồng/tháng và , những chi phí thuê trọ, sinh hoạt phí đã mất khoảng 1/3 lương. Ngoài ra mình vẫn phải tính toán để bỏ được một khoản nhỏ để gửi về cho bố mẹ ở quê. Đợt trước khi chưa bị ảnh hưởng bởi dịch, có những tháng chăm chỉ mình cũng được gần chục triệu. Tuy nhiên hiện tại thì khó khăn lắm”, chị T. kể.
“Đồng lương công nhân ít ỏi mà hết thịt lợn tăng giá, giờ lại đến rau cũng tăng nên mình phải chắt bóp chi tiêu hàng ngày. Bình thường mua 30 nghìn tiền thịt được 2 - 3 lạng ăn 2 bữa, giờ chỉ mua đủ ăn cho một bữa. Vì thế mình hạn chế ăn thịt, thay vào đó là trứng, đậu, cá khô…”, chị T. chia sẻ.
Mặc dù phải thắt chặt chi tiêu trong gia đình nhưng mỗi công nhân đều có những cách riêng để cắt giảm, đồng thời vẫn đảm bảo dinh dưỡng. |
Một thân một mình lên Hà Nội làm công nhân, cho đến thời điểm hiện tại đã ngót nghét 5 năm. Chị T. cho biết đây có lẽ là đợt khó khăn nhất sau thời gian đầu chị bỡ ngỡ lên Hà Nội tìm kiếm việc làm. Chị nói: “Mình chưa có gia đình nên ăn uống cũng đơn giản, chẳng cầu kỳ, có khi mệt quá mình cũng ngại nấu nướng, bỏ bữa luôn hoặc ăn tạm gói mỳ tôm hay cái bánh mỳ lót dạ. Trung bình chi phí sinh hoạt mỗi tháng của mình vào khoảng hơn 2 triệu - gần 3 triệu một tháng. Vì tiền thuê trọ khá cao nên tiền ăn uống, sinh hoạt mình luôn phải chắt bóp từng đồng”.
Chia sẻ về lý do thường xuyên “cắt” bữa tối, chị T. bộc bạch: “Một phần vì ở một mình không muốn bày vẽ, phần khác cũng muốn cắt giảm chi phí được đồng nào hay đồng ấy”. Mặc dù biết là ảnh hưởng đến sức khỏe, thiếu năng lượng để làm việc nhưng chị vẫn làm. Tất cả cũng chỉ gói gọn vào hai chữ “tằn tiện” để vượt qua giai đoạn dịch khó khăn này.
Chị L.T.M - công nhân Công ty TNHH Toto Việt Nam. |
May mắn hơn chị T., chị L.T.M - công nhân Công ty TNHH Toto Việt Nam, mặc dù bị ảnh hưởng do Covid-19 nhưng chị lại bớt được một khoản thuê phòng trọ bởi gia đình chồng chị hiện đang sinh sống gần khu vực KCN Bắc Thăng Long. Sống trong gia đình có nhiều thế hệ, việc chi tiêu bữa ăn hằng ngày đối với chị M. cũng là một bài toán khó. Chị kể: “Gia đình mình gồm 6 người, mỗi bữa phải bỏ ra gần 100 nghìn vì giá cả thực phẩm đắt đỏ. Bị ảnh hưởng bởi Covid-19, mình và chồng đều không có thu nhập làm thêm, lương cứng cũng chỉ 5 - 6 triệu mỗi người. Chính vì thế để vừa duy trì dinh dưỡng cho đại gia đình vừa thắt chặt chi tiêu, mình chọn cách mỗi bữa giảm bớt thịt, thay vào đó là các món phụ như trứng hoặc đậu phụ”.
Thu nhập bình quân của công nhân giảm, thực phẩm tăng giá đã khiến những bữa ăn trở lên đạm bạc hơn. Bên cạnh việc chắt bóp, giảm lượng thức ăn của mỗi bữa, nhiều CNLĐ chọn cách mang đồ ăn ở quê lên tích trữ nhằm giảm thiểu phần nào chi phí sinh hoạt.
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 9/9 Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 9/9, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã vượt con số 27,7 triệu, hơn 900 ... |
Những địa điểm ăn uống thú vị và câu chuyện khởi nghiệp của công nhân trẻ Gần đây, các hội nhóm công nhân xôn xao rủ nhau tới các quán ăn vặt "nhất định phải thử" gần khu công nghiệp. Trong ... |
Sách cho học sinh và nỗi lòng cha mẹ Một năm học mới lại bắt đầu. Người đã "méo mặt" với dịch bệnh, công việc, các khoản chi tiêu, nay lại ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 11/09/2024 07:48
Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ
Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế với có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.
Đời sống - 10/09/2024 20:28
Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"
Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Đời sống - 07/09/2024 13:09
Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi thông báo khẩn về cơn bão số 3 đang đổ bộ vào đất liền. Người lao động và người dân đặc biệt lưu ý, nếu thấy đột nhiên lặng gió không nên ra ngoài ngay lúc này.
- Tuyển 1000 lao động làm nông nghiệp tại Australia
- Tấm gương cán bộ Công đoàn năng động, sáng tạo của Trường THCS Trần Quốc Toản
- Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ
- Cùng giá 909 triệu, mua Ford Territory Sport hay Hyundai Tucson Diesel Đặc biệt
- Công đoàn Agribank CN thành phố Vĩnh Yên Vĩnh Phúc - ngôi nhà thân yêu của tôi