Bom ở phố Cửa Bắc và những vết sẹo thời bình
game doi thuong - 29/11/2020 15:05 Mỹ Mỹ
Tham nhũng bằng cấp Hà Nội, khẩu trang và ‘cuộc chiến’ chưa hồi kết Suy nghĩ nhỏ trong một ngày lễ lớn của Hà Nội |
Lực lượng chức năng kiểm tra và tìm phương án di dời quả bom. Ảnh: CTV |
Đáng chú ý, đúng giờ này cách đây 3 năm, lực lượng chức năng cũng đã tiến hành trục vớt quả bom ngay dưới chân cầu Long Biên. Và chắc chắn, quả bom ở phố Cửa Bắc chưa phải là những quả bom cuối cùng lẩn khuất đâu đó trong lòng thành phố. Bởi trong chiến tranh chống Mỹ, đặc biệt là 12 ngày đêm năm 1972, Hà Nội hứng chịu 34.000 tấn bom.
Còn ở cả nước, từ sau chiến tranh đến năm 2000, cả nước đã có hơn 100.000 người bị chết và bị thương do bom, mìn sót lại sau chiến tranh (bình quân mỗi năm khoảng 4.000 người). Còn trong quá trình trực tiếp chủ động rà phá bom mìn, vật liệu nổ, 4.178 người đã bị thương, 997 người đã hy sinh.
Chiến tranh đã lùi xa mấy thập kỷ, nhưng bom mìn vẫn là . Cả cuộc chiến chống bom mìn cũng lặng thầm mà khốc liệt hơn bao giờ hết. Nó là vấn nạn, là vết sẹo của những cuộc chiến vẫn còn vương vất ngay giữa thời bình.
Khi gặp những người bạn nước ngoài ở Hà Nội, họ vẫn thích hỏi tôi nhiều về cuộc chiến tranh. Cùng là uống bia nhưng họ sẽ thích ngồi uống bia ở ven hồ Trúc Bạch nơi mà John McCain nhảy dù sau khi bị bắn rơi máy bay. Họ cũng thích đi qua , nơi có câu chuyện về việc người Hà Nội dựng chòi quyết giữ từng nhịp cầu trước sự tàn phá của B52, hơn các cây cầu qua sông Hồng khác.
Rồi một lần tôi đưa một người bạn người Mỹ tới triển lãm Khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh, vì cuộc sống bình yên tại Bảo tàng Công binh. Một cuộc “triển lãm bom” trong “bảo tàng bom”. Và câu chuyện được những người lính công binh phá bom kể. Một câu chuyện mà tới tận bây giờ tôi vẫn nhớ vì nó giúp tôi thay đổi rất nhiều trong góc nhìn liên quan tới lịch sử.
Đó là một buổi chiều Hè ở rừng Trường Sơn. Khi những người lính tháo ngòi nổ một qua bom. Họ chậm rãi tháo rút chất nổ. Nhưng điều lạ là, trong quả bom không hề có thuốc nổ, trong đó toàn bìa và các tông.
Người lính công binh thuyết minh giải thích cho chúng tôi rằng những người làm bom đã cố tình làm điều đó. Họ không muốn chiến tranh, không muốn những quả bom họ sản xuất giáng xuống đầu dân thường vô tội. Và họ đã độn giấy thay thuốc nổ để quả bom không nổ. Để làm được điều này, họ đã phải “gian lận” cả một êkíp chứ không thể là một người.
Người bạn tôi rưng rưng về câu chuyện rất đời giữa thời chiến ấy.
Lúc đầu, tôi chiều những người bạn nước ngoài như thế. Tôi chủ đích chọn những nơi chốn gắn với cuộc chiến như một chủ nhà hiếu khách. Song, “quả bom giấy” làm tôi thay đổi. Với người nước ngoài, Việt Nam ngoài là tên một quốc gia còn là tên một cuộc chiến. Và, cái việc tôi cố tình dẫn họ tới những nơi ghi dấu cuộc chiến làm họ thỏa trí tò mò lịch sử nhưng cũng cứa thêm định kiến trong tâm thức họ về hai chữ Việt Nam.
Trong khi, những câu chuyện của quá khứ cũng cần nhắc lại, nhưng chỉ lất phất thôi. Ngay giữa thời chiến ấy người ta còn muốn tráo bom giấy để bảo vệ đồng loại bên kia đại dương thì giờ cớ gì mình cứ khoét thêm vào những vết rạn quá khứ?
Chiến tranh qua rồi và nó không bao giờ đáng là đặc sản cả. Bom đạn vương sót lại chúng ta sẽ giải quyết từ từ. Có như vậy, những vết sẹo mới lành lặn lại. cũng cần khai thác đầy đủ trầm tích lịch sử cũng như hơi thở của thời đại chứ không chỉ bấu víu mấy chục năm chiến tranh với siêu cường số 1 thế giới.
Đó là những điều cá nhân tôi nghiệm ra. Và tôi tin nhiều người quan tâm tới hình ảnh Thủ đô thân yêu cũng vậy. Đâu đó sẽ còn thấy những quả bom. Nhưng Hà Nội mãi là “thành phố vì hòa bình” - một thông điệp tôi thấy tuyệt hay!
Người dân được đốt pháo hoa hay pháo hoa nổ? Từ ngày 11/01/2021, theo Nghị định 137/2020, người dân trong dịp Tết, ngày cưới, sinh nhật... Tuy nhiên, ... |
Thêm 44 kỹ sư của EVNHCMC nhận Chứng chỉ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN Hội nghị Liên đoàn các tổ chức kỹ sư ASEAN lần thứ 38 (CAFEO 38) vừa diễn ra mới đây tại Hà Nội, 44 kỹ ... |
Tham nhũng bằng cấp Cả tuần qua, dư luận xã hội và truyền thông xôn xao với chủ đề bằng giả ở Trường ĐH Đông Đô. |
Tin cùng chuyên mục
game doi thuong - 02/09/2024 14:21
Tết Độc lập
Trong cuộc đời mình, vào những năm tháng làm nghề phóng viên, có lúc là báo hình, có lúc là báo viết, tôi từng được đón mừng ngày Quốc khánh ở nhiều địa phương trong nước, có năm còn đón mừng ngày lễ ở một Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài.
game doi thuong - 31/08/2024 12:03
Đặt cuốn sách xuống, cầm cái tạ lên!
Việc cô hoa hậu trả lời trong một chương trình rằng mình chưa từng đọc hết một cuốn sách mà chỉ tiếp thu kiến thức qua hình ảnh, âm thanh đã gây tranh cãi. Có người nhắc lại định kiến “chân dài não ngắn”, có người lại cho rằng cô thẳng thật.
game doi thuong - 28/08/2024 14:46
Lừa đảo hơn nấm sau mưa. Lỗi tại ai?
Lâm, nhân viên một công ty bao bì ở Bình Dương nhận được điện thoại có kiện hàng 176 nghìn đồng. Anh nói đang đi làm thì đầu dây bên kia nói anh chuyển khoản rồi shipper gửi hàng xóm tối về anh nhận. Đang làm và nghĩ khoản tiền nhỏ nên Lâm chuyển luôn và cuối cùng tiền mất hàng không có! Chuyện như Lâm cùng vô số biến tướng của những trò lừa đảo ngày càng nhiều, mặc cho cảnh báo và bất chấp hàng loạt biện pháp ngăn chặn.
game doi thuong - 26/08/2024 11:46
Để lại gì cho đời
Một người đàn ông qua đời ở Bệnh viện Xanh Pôn vào tối 24/8 vừa qua. Anh đã đăng ký hiến tạng trước đó, và những thứ anh để lại đã cứu sống 4 người và khiến 2 người thấy ánh sáng mặt trời.
game doi thuong - 25/08/2024 11:38
Để không còn chuyện “bắt quả tang cô giáo dạy thêm”
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo thông tư, trong đó giáo viên trường công được dạy thêm ngoài nhà trường với học sinh các thầy cô dạy trên lớp. Điều này chính danh hóa việc dạy thêm của thầy cô dựa trên nhu cầu của học trò và phụ huynh song cũng đặt ra nhiều vấn đề cần cân nhắc.
game doi thuong - 24/08/2024 15:02
Chuyện đêm mưa
Cơn mưa cường độ lớn kéo dài từ tối muộn đến hết đêm thứ Năm (22/8) khiến nhiều tuyến phố của Hà Nội ngập úng, thậm chí một số khu vực ngập sâu khiến giao thông đi lại cực kỳ khó khăn.