Bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc: Người sử dụng lao động có trách nhiệm thế nào?
Phóng sự điều tra - 03/04/2022 17:40 HOÀNG LINH
Người sử dụng lao động phải trang bị đầy đủ cho người lao động các phương tiện bảo vệ cá nhân khi thực hiện công việc. Trong ảnh: Công nhân chế tạo cơ khí Công ty CP TOMECO An Khang (TP. Hà Nội). Ảnh: P. Thủy. |
Trả lời: Tại Điều 16, Luật ATVSLĐ số 84/2015/QH13, ngày 25/6/2015 đã quy định rất cụ thể về trách nhiệm của NSDLĐ trong việc bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc:
“1. Bảo đảm nơi làm việc phải đạt yêu cầu về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại khác được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và định kỳ kiểm tra, đo lường các yếu tố đó; bảo đảm có đủ buồng tắm, buồng vệ sinhphù hợp tại nơi làm việc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Bảo đảm máy, thiết bị, vật tư, chất được sử dụng, vận hành, bảo trì, bảo quản tại nơi làm việc theo quy chuẩn kỹ thuật về ATVSLĐ, hoặc đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật về ATVSLĐ đã được công bố, áp dụng và theo nội quy, quy trình bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc.
3. Trang cấp đầy đủ cho người lao động các phương tiện bảo vệ cá nhân khi thực hiện công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; trang bị các thiết bị ATVSLĐ tại nơi làm việc.
4. Hằng năm hoặc khi cần thiết, tổ chức kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc để tiến hành các biện pháp về công nghệ, kỹ thuật nhằm loại trừ, giảm thiểu yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
5. Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, vật tư, chất, nhà xưởng, kho tàng.
6. Phải có biển cảnh báo, bảng chỉ dẫn bằng tiếng Việt và ngôn ngữ phổ biến của người lao động về ATVSLĐ đối với máy, thiết bị, vật tư và chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ tại nơi làm việc, nơi lưu giữ, bảo quản, sử dụng và đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy.
7. Tuyên truyền, phổ biến hoặc huấn luyện cho người lao động quy định, nội quy, quy trình về ATVSLĐ, biện pháp phòng, chống yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.
8. Xây dựng, ban hành kế hoạch xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc; tổ chức xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp, lực lượng ứng cứu và báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ hoặc khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất ATVSLĐ tại nơi làm việc vượt ra khỏi khả năng kiểm soát của NSDLĐ”.
Người lao động phải tham gia huấn luyện ATVSLĐ trước khi sử dụng các máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt. Trong ảnh: Tập huấn ATVSLĐ cho công nhân Công ty TNHH Bao bì Sunny Việt Nam (Bắc Giang). Ảnh: Văn Hòa. |
Đối với người lao động trong việc bảo đảm ATVSLĐ: Cũng theo Luật ATVSLĐ năm 2015, Điều 17 cho thấy:
“Điều 17. Trách nhiệm của người lao động trong việc bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc
1. Chấp hành quy định, nội quy, quy trình, yêu cầu về ATVSLĐ của NSDLĐ hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.
2. Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức, kỹ năng về các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc; sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp, các thiết bị ATVSLĐ tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện các công việc, nhiệm vụ được giao.
3. Phải tham gia huấn luyện ATVSLĐ trước khi sử dụng các máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ.
4. Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp gây mất ATVSLĐ, hành vi vi phạm quy định ATVSLĐ tại nơi làm việc; báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi biết tai nạn lao động, sự cố hoặc phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; chủ động tham gia ứng cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của NSDLĐ hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền”.
Tóm lại, tại Điều 16 và 17 của Luật ATVSLĐ đã quy định 08 trách nhiệm với NSDLĐ và 04 trách nhiệm đối với người lao động trong việc bảo đảm ATVSLĐ nơi làm việc. Do vậy, bạn có thể thấy trách nhiệm rất chi tiết cho từng đối tượng trong công tác ATVSLĐ.
Bạn Ngô Minh Huy (Quảng Ninh) hỏi: Bộ Y tế đã ban hành danh mục các bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH, xin Tạp chí cho biết danh mục cụ thể?
Trả lời: Căn cứ vào Thông tư số 15/2016/TT-BYT của Bộ Y tế, ngày 15/5/2016 quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội như sau:
1. Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp.
2. Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp.
3. Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp.
4. Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp.
5. Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp.
6. Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp.
7. Bệnh hen nghề nghiệp.
8. Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp.
9. Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng.
10. Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp.
11. Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp.
12. Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp.
13. Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp.
14. Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp.
15. Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp.
Bác sĩ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh đo chức năng hô hấp cho công nhân lao động. Ảnh: Thanh Hằng. |
16. Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp.
17. Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp.
18. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn.
19. Bệnh giảm áp nghề nghiệp.
20. Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân.
21. Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ.
22. Bệnh phóng xạ nghề nghiệp.
23. Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp.
24. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp.
25. Bệnh sạm da nghề nghiệp.
26. Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm.
27. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài.
28. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su.
29. Bệnh Leptospira nghề nghiệp.
30. Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp.
31. Bệnh lao nghề nghiệp.
32. Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
33. Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp.
34. Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp.
Như vậy, hiện có 34 bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội, người lao động cần nắm rõ để làm các thủ tục hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo đúng quy định.
Không tổ chức đối thoại định kỳ và hội nghị người lao động sẽ bị xử phạt thế nào? Đây là câu hỏi của một người lao động đến từ Nghệ An. Ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động LĐLĐ tỉnh ... |
Trạm Y tế xã, phường có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có công văn hướng dẫn, yêu cầu Trạm Y tế xã, phường, thị trấn có trách nhiệm ... |
Thời gian nghỉ phép năm của người lao động được tính như thế nào? Bạn Trần Hữu Khoa (Thái Nguyên) hỏi: Xin Tạp chí cho biết, theo quy định mới của Bộ luật Lao động thì thời gian nghỉ ... |
Tin cùng chuyên mục
Phóng sự điều tra - 06/09/2024 15:09
Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”
Trước thực trạng khách hàng mất tiền oan và nguy cơ hiện hữu hóa thành “con nợ” của ngân hàng từ những chiếc thẻ ngân hàng không sử dụng, thậm chí thiếu thông tin tư vấn minh bạch, nữ công nhân ở Hải Dương gánh khoản nợ hơn 7,5 triệu đồng từ chiếc thẻ tín dụng được tặng mà chị không sử dụng trong 9 năm, luật sư Lương Minh Tuấn, Công ty Luật TNHH Năng & Partner, đã có những chia sẻ với Tạp chí Lao động và Công đoàn. Cùng với đó đồng chí Hà Sỹ Đồng, Đại biểu Quốc hội (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị) cũng nêu lên một số ý kiến chung quanh vấn đề này.
Phóng sự điều tra - 04/09/2024 17:07
Bài 7: Cần hành lang pháp lý chung để quản lý thẻ ngân hàng “ngủ đông”
Đó là một trong những ý kiến của bà Nguyễn Hồng Thanh, Trưởng Tiểu ban Chính sách của Chi hội Thẻ ngân hàng Việt Nam (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) về quy trình quản lý, phát hành thẻ ngân hàng của các ngân hàng thương mại hiện nay. Quan điểm này cũng được đại diện Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) nêu lên trong cuộc trao đổi với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn xung quanh vấn đề phát hành, quản lý, vận hành thẻ ngân hàng hiện nay.
Phóng sự điều tra - 03/09/2024 16:24
Từ vụ “thần dược” Lipixgo: Nhức nhối nạn thổi phồng công dụng thực phẩm chức năng, lừa người tiêu dùng
Bất chấp nỗ lực của các cơ quan quản lý và cảnh báo từ chuyên gia y tế, nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng vẫn được quảng cáo với công dụng "thần kỳ", đánh lừa người tiêu dùng. Tình trạng này không chỉ làm tổn hại đến sức khỏe và tài chính của người dân mà còn làm mất uy tín của ngành thực phẩm chức năng.
Pháp luật lao động - 01/09/2024 07:31
Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 3: Tội quảng cáo gian dối có thể bị xử lý hình sự
Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch khẳng định rằng đường link quảng cáo sản phẩm Lipixgo đã vi phạm nhiều quy định pháp luật, không chỉ về quảng cáo. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân bị lừa dối bởi quảng cáo sai sự thật, có quyền tố cáo hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại thực tế xảy ra bởi nguyên nhân quảng cáo sai sự thật.
Pháp luật lao động - 31/08/2024 08:42
Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 2: Những cuộc gọi thúc giục chốt đơn
Đường link quảng cáo về loại “thuốc Lipixgo" lặng lẽ được lan truyền trên mạng xã hội, cho biết không thể tìm thấy sản phẩm này tại các hiệu thuốc. Cũng tại đây, người ta tạo một mẫu đơn hàng đặc biệt với chương trình ưu đãi tới 50% nhằm kích thích người mua.
Phóng sự điều tra - 30/08/2024 07:26
Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 1: Bịa đặt thông tin, thổi phồng công dụng
Đường link “//mydb.mynature.site/...” đang bịa đặt ra một câu chuyện gây sốc liên quan tới bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn (Tuấn “tim”) để quảng cáo cho sản phẩm Lipixgo – vốn là một thực phẩm chức năng nhưng được thổi phồng như “thần dược” làm sạch mạch, giúp “tránh 100% nhiều bệnh tật và cái chết đau đớn do mạch bị ô nhiễm gây ra…”.
- Tình dân tộc, nghĩa đồng bào mạnh hơn trong bão lũ…
- Thái Nguyên: Công nhân vùng lụt ăn ở miễn phí tại công ty
- Tuyển 1000 lao động làm nông nghiệp tại Australia
- Giá xe Mitsubishi Triton thế hệ mới từ 655 triệu tới 924 triệu đồng
- Tấm gương cán bộ Công đoàn năng động, sáng tạo của Trường THCS Trần Quốc Toản