Ý nghĩa việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 02-NQ/TW
Nghiên cứu - 31/07/2021 14:44 TS. Vũ Minh Tiến - Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn
Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động được các cấp công đoàn phối hợp thực hiện hiệu quả. Trong ảnh, Ban Quản lý các KCN Thụy Vân (Việt Trì - Phú Thọ) cùng các đơn vị liên quan kiểm tra công tác phòng, chống Covid-19 tại Công ty TNHH FLECON (KCN Thụy Vân). |
Bên cạnh những nội dung thể hiện trong các Văn kiện quan trọng, Đảng ta đã có những Nghị quyết chuyên đề về Công đoàn trong những năm qua như: Nghị quyết số 76-NQ/TW ngày 16/04/1963 của Ban Bí thư về vai trò và nhiệm vụ của công đoàn trong sự nghiệp công nghiệp hóa XHCN và xây dựng CNXH; Nghị quyết số 167-NQ/TW ngày 21/09/1967 của Ban Bí thư về việc tăng cường công tác vận động công nhân và hoạt động công đoàn trong tình hình mới; Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/01/2008 của BCH Trung ương Đảng về tiếp tục xây dựng GCCN Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
đã có những đánh giá khát quát tình hình tổ chức hoạt động Công đoàn Việt Nam sau 35 năm đổi mới đất nước và xác định bối cảnh, điều kiện hoạt động Công đoàn Việt Nam trong thời gian tới. Xác định 05 quan điểm chỉ đạo có tính nguyên tắc định hướng con đường đổi mới của Công đoàn Việt Nam, đồng thời xác định mục tiêu tổng quát trong xây dựng, phát triển Công đoàn Việt Nam trong thời gian tới.
Có thể khẳng định, cùng với việc ban hành và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII thì việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết chuyên đề Về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động Công đoàn Việt Nam.
Công đoàn các cấp đã tổ chức nhiều hội nghị lấy ý kiến đóng góp của đoàn viên về các dự án luật có liên quan đến CNLĐ. Trong ảnh, các cán bộ công đoàn tỉnh Lâm Đồng tham gia đóng góp ý kiến vào Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi). |
Thứ nhất, Nghị quyết tạo nền tảng chính trị - pháp lý, nền tảng thực tiễn quyết định sự phát triển của Công đoàn Việt Nam
Sự lãnh đạo, thông qua nhiều phương thức khác nhau, trong đó một trong những phương thức quan trọng là đề ra đường lối, chủ trương và lãnh đạo thể chế hóa đường lối, chủ trương đó thành chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp của cả hệ thống chính trị về xây dựng, phát triển tổ chức Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới.
Nghị quyết là cơ sở chính trị - pháp lý để các cấp uỷ Đảng quán triệt, chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện; cụ thể hoá, bổ sung các nội dung, chỉ tiêu nêu trong Nghị quyết vào kế hoạch hằng năm của ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương về các nhiệm vụ, giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới. Là cơ sở để Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo, chỉ đạo việc sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn năm 2012 và các đạo luật có liên quan; Ban Cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo việc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật về công đoàn như vấn đề thành lập tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở, tài chính công đoàn, bảo đảm công đoàn hoạt động… Đây cũng là cơ sở và yêu cầu với các Ban đảng Trung ương, các Bộ, ngành, đoàn thể và cả hệ thống chính trị phối hợp với Tổng LĐLĐ Việt Nam, với các cấp công đoàn trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể về đổi mới tổ chức, hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới.
Việc Đảng ban hành Nghị quyết và lãnh đạo, chỉ đạo thể chế hoá nghị quyết này thành những chủ trương, chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể của cả hệ thống chính trị không chỉ thể hiện sự lãnh đạo hiệu quả của Đảng đối với công đoàn mà còn tạo hành lang pháp lý và cơ sở thực tiễn rất quan trọng cho công đoàn hoạt động, bảo đảm thực hiện đầy đủ và tốt nhất quyền công đoàn, bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể liên quan tới hoạt động công đoàn, là trong giai đoạn hiện nay.
Công tác phát triển đảng trong công nhân thời gian qua được các cấp công đoàn quan tâm, chú trọng. Trong ảnh, Xí nghiệp Cơ khí chế biến - Công ty CP Cao su Tân Biên (Tây Ninh) tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới. |
Thứ hai, Nghị quyết của Đảng tổng kết và định hướng cho các cấp uỷ Đảng, các cấp công đoàn trong giai đoạn tới
Nghị quyết nhìn nhận những thành tựu, kết quả đạt được, cũng như hạn chế, yếu kém của Công đoàn Việt Nam qua hơn 35 năm đối mới, nhất là từ năm 2008 đến nay, với những bài học, nguyên nhân hết sức sâu sắc. Nghị quyết cũng đồng thời xác định cho Công đoàn Việt Nam phương hướng đúng đắn, mục tiêu cụ thể và các nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, quyết định đến hoạt động của Công đoàn Việt Nam. Nêu rõ tình trạng hạn chế, yếu kém hoạt động công đoàn thời gian qua xuất phát cả từ nguyên nhân chủ quan, khách quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu (nhận thức, trách nhiệm của một số cấp uỷ, chính quyền về công đoàn chưa đầy đủ); việc tham mưu, phối hợp để giải quyết các vấn đề bức xúc, phức tạp liên quan đến công nhân, công đoàn có mặt còn hạn chế (một bộ phận cán bộ công đoàn chậm đổi mới tư duy, năng lực hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu của hoạt động công đoàn trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế).
Trên cơ sở đó, Nghị quyết đã xác định các mục tiêu cụ thể từ nay tới năm 2045, cùng với hệ thống các giải pháp đối mới đồng bộ như: công tác tập hợp, vận động đoàn viên, NLĐ; mô hình tổ chức và đội ngũ cán bộ công đoàn; nội dung, phương thức hoạt động công đoàn; xây dựng nguồn tài chính; sự lãnh đạo của Đảng; hoàn thiện chính sách, pháp luật; tăng cường và nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội với công đoàn.
Hội thảo Phương pháp nghiên cứu khoa học về lao động - công đoàn do Viện Công nhân và Công đoàn và FES Hà Nội tổ chức năm 2019. |
Thứ ba, Nghị quyết vừa thể hiện sự lãnh đạo của Đảng với công đoàn, vừa thể hiện sự quan tâm đặc biệt tới sự phát triển của phong trào công nhân và hoạt động công đoàn Việt Nam trong tình hình mới
Trong suốt quá trình hoạt động của mình, Công đoàn Việt Nam luôn được Đảng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và toàn diện. Điều này không chỉ giúp cho Công đoàn Việt Nam thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình, mà còn là sự khẳng định vị trí, vai trò của tổ chức Công đoàn trong hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Bước vào giai đoạn mới, trước những tác động, cùng với các cơ hội, thách thức đối với hoạt động công đoàn trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, đòi hỏi Công đoàn Việt Nam trước tiên cần thực hiện giải pháp quyết liệt, có tính sống còn là tự nâng cao năng lực và phải thực hiện thật tốt nhiệm vụ trọng tâm đại diện bảo vệ quyền lợi của NLĐ; quan tâm cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, phúc lợi và những vấn đề sát sườn của NLĐ, để tiếp tục là chỗ dựa tin cậy, thu hút đoàn viên và NLĐ, trở thành tổ chức chính danh thực sự của NLĐ. Muốn vậy, cần quyên tâm thực hiện một “phiên bản đổi mới căn bản 2021” với các gỉai pháp quyết liệt là: (1) tái cấu trúc chức năng, nhiệm vụ; (2) tái cấu trúc tổ chức, bộ máy; (3) tái cấu trúc nhân lực, nguồn lực; (4) thay đổi cách thức hoạt động phù hợp kinh tế thị trường ở Việt Nam, theo đúng với tư cách tổ chức đại diện chính danh NLĐ. Điều này đặt ra đòi hỏi sự nỗ lực của bản thân các cấp công đoàn, của mỗi cán bộ, đoàn viên công đoàn và sự ủng hộ, tạo điều kiện lớn của hệ thống chính trị và toàn xã hội đối với sự nghiệp xây dựng GCCN và tổ chức Công đoàn Việt Nam trong thời gian tới.
Thời gian gần đây, hoạt động của công đoàn chuyển mạnh sang tập trung thực hiện nhiệm vụ trung tâm là chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, NLĐ. Trong ảnh, lãnh đạo LĐLĐ thành phố Cao Bằng (Cao Bằng) trao quà, động viên công nhân Công ty TNHH Nga Hải bị tai nạn lao động. |
"Xe buýt siêu thị 0 đồng" lăn bánh phục vụ đoàn viên, người lao động Trong hai ngày đầu triển khai, “Xe buýt siêu thị 0 đồng” do LĐLĐ TP Hà Nội tổ chức đã hỗ trợ nhu yếu phẩm ... |
Công ty CP Ô tô 1-5 nợ BHXH: Hành vi vi phạm pháp luật cần phải xử lý Luật pháp quy định hành vi trốn đóng, chậm (nợ) đóng, chiếm dụng tiền đóng đã trích từ tiền lương phần trách nhiệm đóng của ... |
Chính sách hỗ trợ NLĐ và DN bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 triển khai thông thoáng Ông Đào Ngọc Dung - Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, chính sách hỗ trợ người dân và ... |
Tin cùng chuyên mục
Công đoàn - 19/09/2024 16:13
Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng
Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Nghiên cứu - 09/09/2024 13:38
Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới
Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X nêu rõ “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”.
Nghiên cứu - 21/06/2024 16:35
Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức
Nhân Tháng Công nhân 2024, TS. Phạm Thị Thu Lan, nhà nghiên cứu quen biết về phong trào công nhân, hoạt động công đoàn (công tác tại Viện Công nhân và Công đoàn) có bài viết về tình đoàn kết và niềm tin của NLĐ, điều sẽ tạo ra quyền lực mềm cho tổ chức Công đoàn. Tạp chí LĐ&CĐ xin giới thiệu với bạn đọc phân tích thú vị và rất đáng suy ngẫm này.
Nghiên cứu - 28/05/2024 15:33
Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng
Hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, việc làm ở nước ta đã được chú trọng xây dựng, hoàn thiện nhưng vấn đề tiếp cận, thụ hưởng chính sách của người lao động còn cần được cải thiện hơn nữa.
Nghiên cứu - 28/05/2024 14:54
Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ
Cơ sở để bảo đảm việc làm, thu nhập, chăm lo đời sống, đáp ứng nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ) xuất phát từ các tiền đề về tiền lương, phúc lợi về nhà ở, sức khỏe y tế, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần, hỗ trợ chăm sóc con em.
Nghiên cứu - 28/05/2024 10:28
Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay
Với sự nỗ lực, tự học hỏi, rèn luyện, công nhân đã có trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp khá cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Sinh viên sớm tiếp xúc với thị trường lao động
- Cuộc thi Điểm đến an toàn “Sau giờ tan ca”: Sân chơi bổ ích cho người lao động
- Thủ tướng đề nghị “3 tiên phong” trong quy hoạch Bình Dương 2021-2030
- Vòng tay Công đoàn Trường THCS Bình Thọ - Nơi chắp cánh cho những yêu thương
- “Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 6: Ý kiến của cán bộ công đoàn