Xử lý vi phạm quy định về chất lượng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi
Đời sống - 09/10/2019 07:00
Doanh nghiệp, cá nhân nếu buôn bán chất cấm trong chăn nuôi sẽ bị phạt tiền theo quy định. Ảnh minh họa |
Theo dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi, phạt cảnh cáo đối với hành vi sản xuất mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi có hàm lượng định lượng mỗi chỉ tiêu chất lượng thấp hơn mức tối thiểu hoặc cao hơn mức tối đa dưới 5% so với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn hàng hóa hoặc mỗi chỉ tiêu an toàn vượt quá dưới 5% so với quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc tiêu chuẩn đã công bố áp dụng.
Phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng đối với hành vi sản xuất mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi có hàm lượng định lượng mỗi chỉ tiêu chất lượng không phải chất chính thấp hơn mức tối thiểu hoặc cao hơn mức tối đa từ 5% đến dưới 15% so với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn hàng hóa.
Phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về sản xuất mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi sau đây: Có hàm lượng định lượng mỗi chỉ tiêu chất lượng không phải chất chính thấp hơn mức tối thiểu hoặc cao hơn mức tối đa từ 15% đến dưới 30% so với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn hàng hóa; có hàm lượng định lượng mỗi chất chính thấp hơn mức tối thiểu hoặc cao hơn mức tối đa từ 5% đến dưới 10% so với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn hàng hóa. Phạt tiền từ 25 - 30 triệu đồng đối với hành vi sản xuất mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi có hàm lượng định lượng mỗi chất chính thấp hơn mức tối thiểu hoặc cao hơn mức tối đa từ 30% trở lên so với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn hàng hóa. Phạt tiền từ 30 - 35 triệu đồng đối với hành vi sản xuất thức ăn chăn nuôi trong thời gian bị đình chỉ sản xuất thức ăn chăn nuôi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bên cạnh đó, hành vi mua bán mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi hết hạn sử dụng ghi trên nhãn hoặc bao bì sản phẩm thức ăn chăn nuôi sẽ bị xử phạt từ 200.000 đồng đến 40 triệu đồng tùy giá trị hàng hóa vi phạm.
Đồng thời, phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng đối với hành vi không ghi hoặc ghi không đúng ngày sản xuất trên nhãn hoặc bao bì sản phẩm thức ăn chăn nuôi trong sản xuất, mua bán mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng đối với hành vi sản xuất thức ăn chăn nuôi có sử dụng mỗi loại nguyên liệu hoặc mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi đã hết hạn sử dụng.
Dự thảo cũng đưa ra các quy định nhằm siết chặt quản lý kháng sinh, chất cấm trong thức ăn chăn nuôi. Theo đó, phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Sản xuất, mua bán mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh không ghi rõ tên và hàm lượng kháng sinh, hướng dẫn sử dụng, thời gian ngưng sử dụng trên bao bì hoặc tài liệu kèm theo; sản xuất, mua bán mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi có hàm lượng kháng sinh khác với hàm lượng theo quy định hoặc trên nhãn hàng hóa từ 5% trở lên.
Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Sản xuất, mua bán mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh để phòng bệnh cho vật nuôi ở giai đoạn con non, trị bệnh cho vật nuôi nhiễm bệnh không phải là thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam; sản xuất, mua bán mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh để phòng bệnh cho vật nuôi ở giai đoạn con non, trị bệnh cho vật nuôi nhiễm bệnh không theo đơn của người có chứng chỉ hành nghề phòng, trị bệnh cho động vật theo quy định của pháp luật về thú y; sử dụng kháng sinh trong sản xuất mỗi loại thức ăn chăn nuôi, trừ thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gia súc, gia cầm và thức ăn tinh cho gia súc ăn cỏ; sử dụng kháng sinh trong sản xuất, mua bán mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi nhằm phòng bệnh cho vật nuôi, trừ vật nuôi ở giai đoạn con non theo quy định.
Bên cạnh đó, dự thảo đề xuất phạt tiền đối với hành vi vi phạm về sử dụng chất cấm trong sản xuất, mua bán, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi như sau: Phạt tiền từ 60 - 90 triệu đồng đối với hành vi sử dụng mỗi chất cấm trong sản xuất, mua bán, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có giá trị dưới 100 triệu đồng hoặc thu lợi bất chính dưới 50 triệu đồng; phạt tiền từ 90 - 100 triệu đồng đối với hành vi sử dụng mỗi chất cấm trong sản xuất, mua bán, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên khi cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án.
Mức phạt trên được đề xuất đối với cá nhân có hành vi vi phạm, tổ chức vi phạm, mức phạt tiền gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân./.
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 30/10/2024 16:42
Giá chung cư Hà Nội tăng chóng mặt, người lao động hụt hơi "giấc mơ an cư”
Giá chung cư tăng phi mã từ quý IV/2023 đến nay khiến công nhân, người lao động nhập cư ngày càng khó tiếp cận.
Đời sống - 29/10/2024 19:50
Xót thương nam thanh niên xung kích bị lũ cuốn trôi khi tham gia cứu hộ
Vừa thực hiện xong nghĩa vụ quân sự, trở về quê lập nghiệp, anh Lê Ngọc Hơn (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) xung phong tham gia Tổ xung kích phòng, chống thiên tai. Trong quá trình hỗ trợ bà con dọn dẹp tránh lụt, anh không may bị nước lũ cuốn trôi.
Đời sống - 26/10/2024 22:31
Quảng Bình, Quảng Trị: Huy động người lao động trên biển vào tránh bão an toàn
Để đảm bảo an toàn cho người lao động trên biển trước khi bão số 6 (Trà Mi) đổ bộ vào đất liền, tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị đã triển khai các giải pháp ứng phó với bão, chú trọng huy động người lao động trên biển vào đất liền trú ẩn, bảo đảm an toàn cho tàu thuyền tại khu neo đậu.
Đời sống - 25/10/2024 10:56
Dự thảo Luật Nhà giáo: Tăng đãi ngộ để nhà giáo yên tâm công tác
Chính phủ vừa có tờ trình gửi Quốc hội xem xét cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khoá XV về dự thảo Luật Nhà giáo.
Đời sống - 21/10/2024 18:14
Chủ trọ tổ chức thi văn nghệ sân khấu hóa cho công nhân nhập cư
Một nhóm chủ nhà trọ ở Vĩnh Phúc vừa tổ chức cuộc thi văn nghệ sân khấu hóa “Công nhân nhập cư sẵn sàng ứng phó dịch bệnh”, hôm 20/10.
Đời sống - 17/10/2024 05:47
Đà Nẵng giải bài toán khó về nhà ở cho công nhân nghèo
Trước nhu cầu lớn về nhà ở cho công nhân, TP. Đà Nẵng đã có nhiều chủ trương chính sách nhằm hỗ trợ để công nhân nghèo có một chỗ “an cư” để làm việc.
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
- Sống tử tế, đùm bọc nhau dưới mái ấm Công đoàn Công ty P.M.G
- Công ty CP Môi trường xanh Friendly lại thất hẹn trả nợ lương người lao động
- Dự thảo Luật Công đoàn: “Tháo điểm nghẽn" để chăm lo tốt hơn cho người lao động
- Tiện ích khác biệt, Hanoi Melody Residences hấp dẫn khách ở thực