Xót xa trước hoàn cảnh éo le của chàng trai bị tai nạn lao động tại Nghệ An
Người lao động - 19/04/2020 10:00 Văn Giang
Nguyễn Khắc Nam bị tai nạn đa chấn thương khi sắp hoàn thành thời gian thử việc. Ảnh do gia đình bệnh nhân cung cấp. |
Nguyễn Khắc Nam sinh năm 1993, là người con thứ hai của ông Nguyễn Khắc Thiệu (tại xóm Đình Phùng, xã Hoa Thành, Yên Thành, Nghệ An). Dù hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng ông bà vẫn gắng cho con ăn học nên người. Tháng 1 năm 2019, sau khi tốt nghiệp Đại học Xây dựng vài tháng, Nam xin được việc làm kỹ thuật giám sát cho một công trình lớn tại thành phố Vinh. Những tưởng tương lai tươi sáng sẽ rộng mở với chàng trai nghèo hiếu học xứ Nghệ, chỉ còn 3 ngày nữa là kết thúc thời gian thử việc, nào đâu ai ngờ. Trong khi đi kiểm tra kỹ thuật, do sự cố thang vận, Nam bị ngã từ tầng 4 rơi xuống đất. Những người cùng làm vội vàng đưa anh đến bệnh viện cấp cứu rồi báo cho người nhà.
Thời điểm đó, ông Thiệu như ngất đi khi thấy đứa con trai nằm bất động trong Khoa Cấp cứu của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nghệ An, các bác sĩ kết luận Nam bị đa chấn thương (chấn thương sọ não, gãy 7 xương sườn, dập phổi, dập lá lách, gãy đùi trái, gãy bàn tay phải ). Người bố đau đớn: “Con đang khoẻ mạnh mà bị như thế, coi như hết một kiếp người” nhưng “còn nước còn tát, miễn là nó có thể còn tồn tại được trên thế gian, dù có ra sao thì gia đình cũng sẽ chấp nhận, quyết níu giữ đến hơi thở cuối cùng”.
“Đau xót lắm anh ạ!”, ông Thiệu nghẹn ngào. Đã lâu rồi những giọt nước mắt mới lại rơi trên gò má đen sạm khi người bố nhớ về những giây phút “hãi hùng của cuộc đời”. Vợ và con dâu thì “ngất lên, ngất xuống”, chỉ còn ông và cậu con trai cả chạy vạy khắp nơi để tìm cách giữ lại mạng sống cho Nam. Cũng may, những cố gắng của gia đình ông cũng không uổng phí, như một sự tiếp sức thần kỳ, người con đã vượt qua được cửa tử, có cải thiện về dấu hiệu nhận biết tri giác và từ đó phải đặt máy thở ở cổ.
"Nam phải sống như người thực vật suốt phần đời còn lại, có chăng nếu chữa trị tốt thì các giác quan sẽ bình phục, nhưng cũng phải mất thời gian và rất tốn kém. Đó là khẳng định của các bác sĩ tham gia vào phác đồ điều trị cho em. Gia đình chúng tôi chấp nhận. Vì Nam bị tai nạn khi đang trong giai đoạn thử việc nên không có bảo hiểm đầy đủ, phía công ty cũng chỉ có trách nhiệm phần nào, còn lại gia đình phải tự thu xếp, lo liệu”, ông Thiệu nói.
Nguyễn Khắc Nam thời điểm hiện tại, bệnh tình đã được cải thiện nhưng phải sống thực vật suốt phần đời còn lại. Ảnh do gia đình cung cấp. |
Đó cũng là khởi đầu cho một hành trình dài, gia đình ông đồng hành cùng con đi chữa chạy khắp các nơi, từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nghệ An chuyển ra ngoài Bạch Mai, rồi lại vòng về Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Thành. Đã bao ngày đứa con mê man là bao đêm người cha thức trắng, ngồi nhìn con ứa nước mắt. Những người dân nơi đây cũng không còn xa lạ với hình ảnh ông Thiệu đút cho con từng thìa sữa, người mẹ tội nghiệp ăn chiếc bánh mì ngồi vật vờ ở gầm cầu thang hay người con dâu cứ mỗi khi nhìn thấy chồng là lại khóc ngất. Có những lúc ông nghĩ, giá như mình có thể chịu thay cho con, giá như mình có thể đánh đổi mọi thứ và nằm trên giường kia để con đỡ khổ.
Mọi tài sản, của cải trong nhà cứ thế ra đi để dồn toàn lực chữa trị cho người trong viện. Thời gian đầu, trung bình một ngày số tiền tối thiểu phải chi từ 14 đến 15 triệu, rồi có những ca phẫu thuật một lúc phải nộp luôn 100 – 200 triệu, với hoàn cảnh như gia đình ông cả năm trông vào mấy sào ruộng thì làm sao mà lo nổi. Vì vậy, chỗ nào có thể vay mượn là gia đình tìm đến, thứ gì bán được là gia đình bán đi. Ngôi nhà và mảnh đất ông ở cũng đã cầm cố hết chỗ này đến chỗ khác, từ vay ngân hàng, rồi vay tín dụng và cả anh em họ hàng. Nợ nần cứ thế mà đội lên theo ngày, tất cả đã được ông Thiệu ghi hết vào một quyển sổ dày cộp. Đến thời điểm hiện tại, 800 triệu đồng là số tiền mà gia đình ông phải trả khi chữa trị cho Nam và mới được hơn một năm, số tiền ấy sẽ còn tiếp tục tăng lên.
“Cũng may bệnh tình của em nó có tiến triển, gia đình xin được cho về chăm sóc tại nhà, chỉ mất tiền thuốc hàng tháng. Có ở bệnh viện cũng không giải quyết được gì nữa, vì các bác sĩ đã cố gắng hết sức, giờ chỉ tập trung phục hồi chức năng và hệ thần kinh cho ổn định để nhận biết được tốt hơn thôi. Trung bình hằng tháng chi phí mất 5 triệu tiền bồi dưỡng, chăm sóc, mà gia đình đã đường cùng lắm rồi”.
Đến được ngày hôm nay đối với ông Thiệu như một kỳ tích, nhưng ông hiểu chặng đường phía trước còn rất gian nan. Ông bà giờ đây đã sức tàn lực kiệt, kiếm tiền để duy trì cuộc sống đã khó, kèm thêm khoản nợ cứ lơ lửng mỗi ngày không biết đến bao giờ mới trả nổi lại càng lo hơn. Có lúc tưởng chừng như ông buông xuôi khi thấy gia đình không còn đủ khả năng cứu chữa, nhiều khi người cha ấy định vuốt mắt con nhưng rồi lại gục bên giường khóc nắm chặt tay. “Nhìn con nằm một chỗ, chân tay teo tóp, ngờ nghệch mà lòng như xát muối, nhưng bậc làm cha mẹ này vẫn còn đó, không cho phép nó bỏ chúng tôi mà đi”, ông Thiệu chia sẻ.
Con trai Nam chào đời khi anh bị tai nạn đang trong hoàn cảnh ngặt nghèo nhất. Ảnh do gia đình cung cấp. |
Nhiều khi ngồi bần thần, ông Thiệu chỉ ao ước, giá như con mình đừng rơi vào tình cảnh này thì có lẽ gia đình ông đã hạnh phúc biết chừng nào. Thời điểm Nam bị tai nạn cũng là lúc vợ anh đang mang thai đứa con đầu lòng. “Hai vợ chồng mới cưới được 5 tháng, khi biết tin vợ có bầu, Nam còn lấy quyển lịch đếm từng ngày để mong con chào đời. Vậy mà giờ đây, nó nằm đấy nhưng không thể trả lời khi nay mai đứa nhỏ cất tiếng gọi cha. Mỗi lần nhìn cảnh con trai, rồi con dâu bế cháu ngồi khóc khiến tim tôi thắt lại, xót xa vô cùng”.
Trong những ngày dịch bệnh kéo dài, hoàn cảnh gia đình ông lại càng thêm éo le, những chỗ vay lâu người ta đã giục nhiều lần. Anh con trai cả thì cũng chưa có công việc làm ổn định, đang kiếm từng đồng để lấy tiền mua thuốc hàng tháng cho em, còn người con dâu cũng gạt nước mắt mà đi làm mưu sinh nuôi cháu nhỏ.
Hiện tại Nam đã có thể chớp mắt và nhận diện được những người thân trong gia đình, cho ăn cũng dễ dàng hơn nhưng lúc nào cũng phải có người ở bên trông nom, chăm sóc. “Tôi cũng chỉ mong sao bệnh tình của em có biến chuyển, mong lắm một kỳ tích sẽ đến, mong sự giúp đỡ của các tấm lòng hảo tâm, vì ít nhất cuộc đời nó còn có con thơ, vợ dại”, nói rồi ông Thiệu nắm chặt tay con, lệ rưng rưng.
Nước mắt người cha ấy giờ đây cảm giác đã không còn chảy được nữa trên gương mặt khắc khổ, thân hình gầy mòn tưởng chừng như đã gục ngã trước biến cố cuộc đời xảy đến với cậu con trai, thế nhưng tình thương con vô bờ bến là nghị lực duy nhất giúp vợ chồng ông tiếp tục đồng hành cùng con cho đến hơi thở cuối.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ: Ông Nguyễn Khắc Thiệu, xóm Đình Phùng, xã Hoa Thành, Yên Thành, Nghệ An SĐT: 0979.878.148 Số TK: 3606205145, chủ tài khoản: Nguyễn Khắc Thiệu tại Ngân hàng Agribank, chi nhánh huyện Yên Thành, Nghệ An |
Tính đến 7h sáng ngày 19/4, Covid-19 đã xuất hiện ở 212 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 2,3 triệu người nhiễm virus ... |
Virus corona có thể đi vào tận mạch máu, từ đó xâm nhập và tấn công các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể. |
Bên cạnh dịch Covid-19, trong những ngày qua, dư luận xã hội cũng dành nhiều sự quan tâm, chú ý tới những thông tin liên ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 30/10/2024 16:42
Giá chung cư Hà Nội tăng chóng mặt, người lao động hụt hơi "giấc mơ an cư”
Giá chung cư tăng phi mã từ quý IV/2023 đến nay khiến công nhân, người lao động nhập cư ngày càng khó tiếp cận.
Người lao động - 30/10/2024 08:06
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 đã cho thấy sự quan tâm của chuyên môn và công đoàn các cấp trong ngành về ATVSLĐ.
Đời sống - 29/10/2024 19:50
Xót thương nam thanh niên xung kích bị lũ cuốn trôi khi tham gia cứu hộ
Vừa thực hiện xong nghĩa vụ quân sự, trở về quê lập nghiệp, anh Lê Ngọc Hơn (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) xung phong tham gia Tổ xung kích phòng, chống thiên tai. Trong quá trình hỗ trợ bà con dọn dẹp tránh lụt, anh không may bị nước lũ cuốn trôi.
Đời sống - 26/10/2024 22:31
Quảng Bình, Quảng Trị: Huy động người lao động trên biển vào tránh bão an toàn
Để đảm bảo an toàn cho người lao động trên biển trước khi bão số 6 (Trà Mi) đổ bộ vào đất liền, tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị đã triển khai các giải pháp ứng phó với bão, chú trọng huy động người lao động trên biển vào đất liền trú ẩn, bảo đảm an toàn cho tàu thuyền tại khu neo đậu.
Đời sống - 25/10/2024 10:56
Dự thảo Luật Nhà giáo: Tăng đãi ngộ để nhà giáo yên tâm công tác
Chính phủ vừa có tờ trình gửi Quốc hội xem xét cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khoá XV về dự thảo Luật Nhà giáo.
Kinh tế - Xã hội - 23/10/2024 20:16
Nhiều doanh nghiệp tại KCN Vĩnh Phúc đồng hành cùng phong trào hiến máu tình nguyện
Phong trào hiến máu tình nguyện tại các doanh nghiệp trong các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành một hoạt động có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thu hút đông đảo người lao động tham gia.
- Cô giáo Hà Ánh Phượng: Tấm gương nỗ lực vượt khó và tinh thần đổi mới trong giáo dục
- Công đoàn tỉnh Bình Phước chi hơn 1,5 tỷ đồng hỗ trợ xây nhà cho lao động nghèo
- Nghĩa tình với người bệnh nơi "cõi riêng"
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
- Sống tử tế, đùm bọc nhau dưới mái ấm Công đoàn Công ty P.M.G