Vì sao Công ty Khóa Minh Khai nợ BHXH “khủng”?
Phóng sự điều tra - 08/09/2022 19:25 Ý YÊN
Suốt 9 năm qua (từ 2014 đến tháng 8/2022), số tiền BHXH phát sinh mà Công ty Khóa Minh Khai phải đóng hằng năm dao động từ 1,4 đến xấp xỉ 2 tỷ đồng, theo số liệu của BHXH huyện Thanh Trì (Hà Nội). Tuy nhiên, số tiền mà doanh nghiệp này nộp cho cơ quan BHXH lại rất thấp.
Cụ thể, năm 2016 số tiền BHXH phát sinh là 1,972 tỷ đồng nhưng Công ty Khóa Minh Khai chỉ nộp 150 triệu đồng, tức chưa bằng 1/10 số phải nộp. Tình trạng này tiếp tục diễn ra vào các năm 2020, 2021, khi số tiền phát sinh phải nộp lần lượt là 1,6 và 1,4 tỷ đồng, nhưng trong suốt 2 năm, doanh nghiệp chỉ nộp tổng cộng trên 300 triệu đồng.
Công nhân Công ty Khóa Minh Khai "mỏi mòn" chờ chốt sổ BHXH. Ảnh: Ý YÊN |
Gần đây nhất, 8 tháng đầu năm 2022, Công ty Khóa Minh Khai chỉ nộp 160 triệu đồng cho cơ quan BHXH, trong khi số phát sinh phải nộp là 942 triệu đồng.
Các năm còn lại: 2015, 2018, 2019, số tiền nộp của doanh nghiệp luôn thấp hơn 1/3 số phát sinh.
9 năm qua, "điểm sáng" duy nhất trong việc đóng tiền BHXH của Công ty Khóa Minh Khai là vào năm 2014, khi doanh nghiệp nộp trên 2,6 tỷ đồng, nhiều hơn số tiền phát sinh năm (1,8 tỷ đồng). Tuy nhiên, tại thời điểm đó doanh nghiệp đã phải “gánh” khoản nợ BHXH xấp xỉ 3,6 tỷ đồng từ các năm trước để lại.
Số tiền mà Công ty Khóa Minh Khai nộp thực tế cho cơ quan BHXH huyện Thanh Trì hằng năm rất thấp so với số phải nộp, gồm số phát sinh năm và nợ năm trước chuyển sang.
Trao đổi với PV Tạp chí Lao động và Công đoàn, nhiều công nhân Công ty Khóa Minh Khai tỏ ra bức xúc, bởi suốt thời gian làm việc, hằng tháng Công ty vẫn khấu trừ lương của công nhân lao động để nộp các loại bảo hiểm: BHXH, Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) nhưng trên thực tế lại “chây ì” nghĩa vụ này với cơ quan BHXH, khiến quyền lợi của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trình bày lại thắc mắc của tập thể công nhân tới ông Nguyễn Văn Phương - Phó Tổng giám đốc Công ty Khoá Minh Khai, chúng tôi nhận được câu trả lời: “Từ năm 2014 đến nay Công ty đã đóng hơn 6 tỷ đồng, do vậy không thể nói là Công ty khấu trừ mà không đóng. Các anh nói phải có kiểm chứng”.
PV Tạp chí Lao động và Công đoàn vẫn chưa thể làm việc trực tiếp với lãnh đạo Công ty Khóa Minh Khai về vụ việc. Ảnh: Ý YÊN |
Ông Phương trả lời đúng về số liệu, tức 6 tỷ trong 9 năm. Tuy nhiên, số tiền này chỉ đủ nộp tách đóng chốt sổ BHXH cho các trường hợp về hưu và phát hành thẻ BHYT mà không đủ để nộp cho số phát sinh trong năm và số nợ - theo báo cáo từ BHXH huyện Thanh Trì.
Trong khi đó, đều đặn hằng tháng trong suốt quá trình làm việc, người lao động bị Công ty khấu trừ tiền lương (vốn rất ít ỏi) với mục đích đóng các loại bảo hiểm, gồm BHXH, BHYT và BHTN.
Công nhân lao động có lý do để thắc mắc, thậm chí bức xúc, bởi theo quy định tại Điều 21, Điều 86 Luật BHXH 2014 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm hằng tháng đóng BHXH bằng 3% vào Quỹ ốm đau và thai sản; 1% (từ 15/7/2020 là 0,5% hoặc 0,3%) vào Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào Quỹ hưu trí và tử tuất. Đồng thời, người sử dụng lao động trích từ tiền lương của người lao động theo quy định để đóng cùng một lúc vào quỹ BHXH.
Còn theo Điều 17, Luật BHXH 2014 quy định hành vi trốn đóng, chậm đóng và chiếm dụng tiền đóng BHXH của người lao động thuộc các hành vi bị nghiêm cấm. Thực tế, Công ty Khóa Minh Khai đã 2 lần bị xử phạt vì hành vi nói trên nhưng tình trạng “chây ì” vẫn chưa được khắc phục.
Hiện, số tiền nợ BHXH của doanh nghiệp này lên tới trên 12,2 tỷ đồng, khiến nhiều công nhân điêu đứng vì mất quyền lợi, hàng chục công nhân đã nghỉ việc nhưng chưa biết đến bao giờ mới được chốt sổ BHXH.
Để tìm hiểu rõ nguyên nhân, PV Tạp chí Lao động và Công đoàn đã liên hệ làm việc với Công ty Khóa Minh Khai và Tổng Công ty Cơ khí xây dựng – đơn vị chủ quản nhưng vẫn chưa nhận được phản hồi.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.
Doanh nghiệp chậm đóng BHXH sẽ bị xử lý thế nào? Căn cứ khoản 5 Điều 39 Nghị định 12/20222/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với: Người sử dụng lao động có hành vi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHTN. Bên cạnh đó, tại Khoản 7 Điều 39 Nghị định 12/20222/NĐ-CP quy định biện pháp khắc phục hậu quả như sau: Buộc người sử dụng lao động đóng đủ số tiền BHXH bắt buộc phải đóng cho cơ quan BHXH. Buộc người sử dụng lao động nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng Nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc Nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại Nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan BHXH. Cá nhân khi có hành vi chậm đóng BHXH sẽ bị phạt từ 12% đến 15% tổng số tiền đóng BHXH bắt buộc nhưng không quá 75.000.000 đồng. Ngoài ra, còn phải nộp lại số tiền chậm nộp và tiền lãi chậm nộp. Đối với tổ chức, mức phạt sẽ gấp 02 lần cá nhân theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 12/20222/NĐ-CP. |
Hai lần bị xử phạt của Công ty Khoá Minh Khai Từ 2019 đến nay, Công ty CP Khoá Minh Khai bị xử phạt hai lần, đều liên quan đến hành vi chậm đóng Bảo hiểm ... |
Công nhân điêu đứng vì Công ty CP Khóa Minh Khai nợ BHXH “khủng” Ít việc, lương thấp song rất nhiều công nhân Công ty CP Khóa Minh Khai (Hà Nội) vẫn đang gắng gượng bám trụ với một ... |
Công nhân Công ty CP Khoá Minh Khai đồng loạt xin nghỉ việc Trước kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, có 15 công nhân Công ty CP Khoá Minh Khai (Hà Nội) viết đơn xin nghỉ việc gửi ... |
Tin cùng chuyên mục
Pháp luật lao động - 01/09/2024 07:31
Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 3: Tội quảng cáo gian dối có thể bị xử lý hình sự
Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch khẳng định rằng đường link quảng cáo sản phẩm Lipixgo đã vi phạm nhiều quy định pháp luật, không chỉ về quảng cáo. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân bị lừa dối bởi quảng cáo sai sự thật, có quyền tố cáo hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại thực tế xảy ra bởi nguyên nhân quảng cáo sai sự thật.
Pháp luật lao động - 31/08/2024 08:42
Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 2: Những cuộc gọi thúc giục chốt đơn
Đường link quảng cáo về loại “thuốc Lipixgo" lặng lẽ được lan truyền trên mạng xã hội, cho biết không thể tìm thấy sản phẩm này tại các hiệu thuốc. Cũng tại đây, người ta tạo một mẫu đơn hàng đặc biệt với chương trình ưu đãi tới 50% nhằm kích thích người mua.
Phóng sự điều tra - 30/08/2024 07:26
Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 1: Bịa đặt thông tin, thổi phồng công dụng
Đường link “//mydb.mynature.site/...” đang bịa đặt ra một câu chuyện gây sốc liên quan tới bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn (Tuấn “tim”) để quảng cáo cho sản phẩm Lipixgo – vốn là một thực phẩm chức năng nhưng được thổi phồng như “thần dược” làm sạch mạch, giúp “tránh 100% nhiều bệnh tật và cái chết đau đớn do mạch bị ô nhiễm gây ra…”.
Pháp luật lao động - 29/08/2024 19:05
Bài 6: “Trách nhiệm về phía ngân hàng là không thể trốn tránh được”
Trước thực trạng phát hành thẻ ngân hàng “tràn lan” theo kiểu mạnh ai nấy được, dẫn đến nhiều hệ lụy, gây tổn thất tài chính không đáng có cho khách hàng, trong đó có đông đảo công nhân, người lao động, Tạp chí Lao động và Công đoàn đã nhận được một số ý kiến, chia sẻ của Đại biểu Quốc hội, đặc biệt là những phân tích, định hướng gợi mở giải pháp để giải quyết những bất cập của thực trạng này.
Phóng sự điều tra - 29/08/2024 15:39
Công ty Igarten làm ăn ra sao trước “lùm xùm” nợ bảo hiểm xã hội?
Công ty CP Phát triển giáo dục Igarten (Công ty Igarten) thuộc hệ sinh thái của Tập đoàn Egroup, nổi tiếng với STEAMe GARTEN - được giới thiệu là “hệ thống trường mầm non song ngữ đầu tiên ứng dụng giáo dục STEAM tại Việt Nam”.
Phóng sự điều tra - 28/08/2024 09:51
Công ty Igarten nợ bảo hiểm xã hội: Lao động nữ mòn mỏi chờ quyền lợi thai sản
Ốm đau không được hưởng chế độ; sinh con nhiều năm không được hưởng tiền thai sản… Đó là thực trạng xảy ra với nhiều người lao động đã, đang làm việc tại Công ty CP Phát triển giáo dục Igarten mà nguyên nhân doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm xã hội.
- Công ty may ở Nam Định tuyển hàng trăm công nhân, thưởng 1-3 triệu cho người giới thiệu thành công
- Công đoàn Sở Văn hóa và Thể thao TP. Đà Nẵng: Nơi lan tỏa những giá trị nhân văn
- Rao bán Suzuki Jimny cũ giá 1,4 tỷ đồng
- Thực hư thông tin người có bằng B1 không được điều khiển ô tô từ 1/1/2025
- Công nhân hối hả trên công trường dịp lễ 2/9