TP HCM: Công đoàn cùng doanh nghiệp lo bữa ăn sạch cho công nhân
Người lao động - 30/07/2019 09:50 Trương Đăng - Nguyên Hà
Lãnh đạo và CĐ Công ty CP kinh doanh thủy hải sản Sài Gòn giám sát bữa ăn giữa ca của công nhân |
Giao cho công đoàn đi chợ
Công công nhân Công ty CP kinh doanh thủy hải sản Sài Gòn đóng tại khu công nghiệp (KCN) Tân Tạo, TP.Hồ Chí Minh (thuộc Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn) luôn háo hức đón chờ bữa ăn giữa ca vào ngày thứ 5 và thứ 6, vì đây là bữa ăn không chỉ có nhiều thức ăn mà còn “tươi ngon” hơn những hằng ngày khác trong tuần.
Cụ thể, bắt đầu từ năm 2016, để người lao động được ăn “bữa ăn tươi” công ty đã tăng tiền ăn ca cho công nhân vào thứ sáu hàng tuần lên 20.000 đồng/suất (khi đó, suất ăn của những ngày khác là 16.000 đồng/suất). Còn bữa ăn ca ngày thứ năm được công ty giao cho CĐ đi chợ nên bữa cũng luôn ăn luôn tươi và ngon. Bà Lê Thị Thùy Trang, Chủ tịch CĐ Công ty này, cho biết vào ngày thứ năm ban chấp hành CĐ thay nhau đi chợ mua thực phẩm như rau, củ, quả, cá, thịt… rồi đưa lại cho nhà bếp nấu nướng.
Bà Lê Thị Thùy Trang nói: “Với mối quan hệ của CĐ, nên thực phẩm do CĐ mua luôn có giá rẻ, tươi ngon đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP). Như chả cá của công ty dối tác bán lại cho CĐ với giá thấp hơn 40% so với giá thị trường. Hay CĐ có thể mua những loại cá như cá lóc, cá basa…bị rớt size so với tiêu chuẩn xuất khẩu nên các công ty đối tác cung cấp hàng với giá bằng 50% giá thị trường.
Hiện công ty đã giao cho CĐ đi chợ cả tuần nhưng ban chấp hành CĐ đều kiêm nhiệm nên chỉ nhận đi chợ vào ngày thứ năm”. Chị Trần Thị Dịu, nhân viên Công ty CP kinh doanh thủy hải sản Sài Gòn bộc bạch: “Công nhân rất thích bữa ăn tươi vào ngày thứ sáu cũng như bữa ăn thứ năm của CĐ đi chợ. Bữa ăn không chỉ ngon mà thịt cá cũng nhiều hơn, tươi ngon hơn”.
Từ ngày 1/8/2018, khẩu phần ăn của công nhân Công ty CP kinh doanh thủy hải sản Sài Gòn đã được nâng lên từ 16.000 đồng lên 18.000 đồng/suất. Đây chỉ là tiền thực phẩm và gạo, còn mặt bằng, bàn nghế, khay đĩa, điện, nước… của nhà ăn được doanh nghiệp hỗ trợ 100%. Ông Trương Tiến Dũng, Tổng giám đốc Công ty CP kinh doanh thủy hải sản Sài Gòn, cho biết: “Ở công ty, ban giám đốc và trưởng các phòng ban đều ăn chung tại nhà ăn công ty nên hằng ngày chúng tôi có thể gặp gỡ cũng như nắm bắt tình hình từng bữa ăn của công nhân. Hôm nào cơm hoặc đồ ăn không ngon, nêm nếm chưa vừa miệng là ban giám đốc và ban chấp hành CĐ góp ý ngay với nhà bếp để thay đổi. Nếu nhà bếp làm không tốt, công ty sẽ thay người khác”.
Không chỉ kiểm tra về chất lượng, Công ty CP Tập đoàn Thiên Long- KCN Tân Tạo (quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh) còn phối hợp với CĐ trong việc kiểm tra về khối lượng thức ăn của bữa ăn giữa ca của NLĐ. Ngay tại khu vực lấy phần ăn, công ty dán các bảng về định lượng cho từng món ăn: cốt lếch sốt me 35 gr, chả cá kho tiêu 58 gr, cá basa chiên sả 40 gr, gà kho gừng 57 gr...
Ông Phan Thành Quang, Chủ tịch CĐ công ty, cho biết: “Có quy định về định lượng rõ ràng, CĐ công ty dễ giám sát, theo dõi. Công ty bố trí cân ngay tại chỗ lấy phần ăn. Nếu nghi ngờ phần thức ăn ít, công nhân có thể bỏ lên cân. Khi phát hiện nhà ăn không làm đúng cam kết, CĐ sẽ lập biên bản và đề nghị công ty xử lý”. Hiện bữa ăn của công ty có giá 18.500 đồng/suất và được công nhân đánh giá cao về chất lượng, sự phong phú, đa dạng của món ăn cũng như đảm bảo về ATVSTP.
Bữa ăn ca được quan tâm
Hiện nay, bữa ăn ca của NLĐ tại nhiều doanh nghiệp vẫn còn chưa đáp ứng nhu cầu tái tạo sức lao động; chất lượng thực phẩm và điều kiện chế biến chưa tốt dẫn đến nguy cơ ngộ độc cao; thiếu bộ tiêu chí về bữa ăn ca, thiếu những quy định pháp lý. Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, cho rằng: Cần phải đưa vấn đề bữa ăn ca vào Bộ Luật Lao động sửa đổi tới đây. Bữa ăn ca phải là trách nhiệm của giới chủ, phải đảm bảo cả về chất lượng bữa ăn cũng như đảm bảo ATTP.
Trong mức sống tối thiểu của NLĐ, một phần chi phí đó là chi phí cho thực phẩm. NLĐ, nhất là ở hai ngành dệt may và da giày đang ở độ tuổi sung sức, làm việc rất vất vả nên việc tính toán dinh dưỡng bữa ăn ca mức nào cho phù hợp là rất cần thiết. Ngành Y tế cũng đã xây dựng Dự thảo bộ tiêu chí về bữa ăn giữa ca. Chúng ta cần ưu tiên cho những nhóm dinh dưỡng nào để đảm bảo sức khỏe cho NLĐ; giúp NLĐ Việt Nam có sức khỏe tốt, đóng góp cho đất nước và trước hết là đảm bảo cho hạnh phúc của họ và gia đình họ.
Công đoàn giám sát mỗi ngày nên bữa ăn ca của công nhân Công ty TNHH Fuji Impluse- KCX Linh Trung 1, TP.Hồ Chí Minh luôn đảm bảo chất, non và sạch |
Đồng ý với điều này, ông Huỳnh Kim Khoa, giám đốc Công ty TNHH Fuji Impluse Việt Nam- KCX Linh Trung 1, TP. Hồ Chí Minh, cho biết chất lượng bữa ca giữa ca ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của NLĐ và năng suất làm việc nên không thể xem thường. Ở Công ty TNHH Fuji Impluse Việt Nam, bữa ăn giữa ca hiện nay có giá 25.000 đồng và được CĐ công ty giám sát mỗi ngày về chất lượng thực phẩm, quy trình chế biến, thực đơn... Bữa ăn của NLĐ công ty hằng ngày có món mặn, món rau, món canh, món tráng miệng và luôn tươi ngon.
“Từ ban giám đốc đến công nhân đều có bữa ăn như nhau, không có chế độ riêng cho ai nên mọi người đều có thể giám sát chất lượng bữa ăn giữa ca luôn đảm bảo chất lượng, ngon và sạch. Khi có vấn đề gì hay không hài lòng về thực đơn, sau bữa ăn, mọi người có thể góp ý ngay với nhà bếp. Hiện nay, ban giám đốc và ban chấp hành CĐ đang nghiên cứu để có thể nâng chất lượng bữa ăn tốt hơn và nâng giá lên 30.000 đồng/bữa/người”- ông Khoa cho hay.
Ông Kiều Ngọc Vũ, Phó Chủ tịch LĐLĐ TP. Hồ Chí Minh, LĐLĐ TP đã hướng dẫn cho 24 CĐ cấp trên cơ sở hỗ trợ 758 CĐCS chủ động đề xuất những nội dung ký kết thỏa ước lao động tập thể với người sử dụng lao động về nhiều điều khoản có lợi. Tổng số doanh nghiệp có ký TƯLĐTT là 8.325/17.207 doanh nghiệp, đạt tỉ lệ 48,38%.Trong đó, có nội dung về bữa ăn ca, đảm bảo chất dinh dưỡng, ATVSTP và chất lượng với mức thấp nhất 15.000 đồng/suất ăn. Song song đó, LĐLĐ TP đã yêu cầu các cấp CĐ giám sát bữa ăn giữa ca của NLĐ, bữa ăn không chỉ đủ chất mà phải ngon, đầy đủ dinh dưỡng để NLĐ đủ sức làm việc. |
Giải pháp nào để đảm bảo an toàn cho công nhân vệ sinh làm việc ca đêm? Công nhân vệ sinh môi trường thường làm việc về đêm, nhất là tại các thành phố lớn. Tình trạng gần đây liên tiếp xảy ... |
Tháng Công nhân ở An Giang Lấy đoàn viên, người lao động là trung tâm hoạt động Với chủ đề “Mỗi công đoàn cơ sở - một lợi ích đoàn viên”, Tháng công nhân 2019 đã được các cấp công đoàn (CĐ) ... |
Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì: 'Chưa từng có công nhân mắc bệnh nghề nghiệp' Với phương châm con người là vốn quý, Công ty cổ phần Hóa chất Việt trì luôn chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cũng ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 11/09/2024 07:48
Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ
Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.
Đời sống - 10/09/2024 20:28
Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"
Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
- Cô giáo mầm non kiên trì “bám nghề” nhờ công đoàn động viên, hỗ trợ
- Công đoàn kêu gọi ủng hộ một ngày lương cho đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Tình dân tộc, nghĩa đồng bào mạnh hơn trong bão lũ…
- Thái Nguyên: Công nhân vùng lụt ăn ở miễn phí tại công ty
- Tuyển 1000 lao động làm nông nghiệp tại Australia