Tổng Giám đốc ILO: Đã đến lúc cần ưu tiên công bằng xã hội
Đời sống - 01/05/2023 21:52 Gilbert F. Houngbo, Tổng Giám đốc ILO
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam tiếp xã giao Giám đốc Văn phòng ILO tại Việt Nam Hướng tới việc làm thoả đáng và bền vững cho mọi người |
Ông Gilbert F. Houngbo - Tổng Giám đốc ILO. Ảnh ILO. |
Ngày 1 tháng 5 được mọi người biết đến là Ngày Quốc tế lao động, một ngày mà chúng ta tôn vinh sự đóng góp của NLĐ trên toàn thế giới. Đây là thời điểm chúng ta thể hiện niềm tự hào, tán dương và hy vọng.
Sau ba năm kể từ khi cuộc khủng hoảng COVID-19 bùng phát, kế đến là lạm phát, xung đột cũng như những cú sốc về nguồn cung lương thực và nhiên liệu, chúng ta thực sự cần điều này. Tuy nhiên, những lời hứa về đổi mới được đưa ra trong đại dịch về việc "xây dựng lại tốt hơn" cho đến nay vẫn chưa được thực hiện đối với đại đa số NLĐ trên toàn thế giới.
Trên toàn cầu, tiền lương thực tế đã giảm, tình trạng nghèo gia tăng, bất bình đẳng dường như nghiêm trọng hơn bao giờ hết.
Các doanh nghiệp (DN) đã bị ảnh hưởng nặng nề. Nhiều DN không thể chống chọi nổi trước những tác động chất chồng của các sự kiện không lường trước xảy ra gần đây. Các DN nhỏ và siêu nhỏ bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng và nhiều DN đã phải ngừng hoạt động.
Nhiều người cảm thấy rằng, những hy sinh của họ để vượt qua COVID-19 còn không được ghi nhận chứ chưa nói đến việc được đền đáp. Tiếng nói của họ chưa được lắng nghe đầy đủ. Thực tế này cùng với việc nhận rõ thiếu cơ hội đã tạo ra một mức độ ngờ vực đáng lo ngại.
Tình hình không nhất thiết phải trở nên như vậy. Chúng ta vẫn làm chủ số phận của chính mình song để định hình một thế giới mới ổn định hơn và công bằng hơn cần phải lựa chọn một con đường khác. Đó là con đường ưu tiên công bằng xã hội.
Tôi tin rằng điều này không chỉ là có thể làm được mà là điều cần thiết phải làm cho một tương lai bền vững và ổn định. Vậy làm cách nào để chúng ta đạt được điều đó?
Trước hết, các chính sách và hành động của chúng ta phải lấy con người làm trung tâm, cho phép mọi người mưu cầu cả hạnh phúc vật chất, sự phát triển tinh thần của họ trong điều kiện tự do, nhân phẩm, an ninh kinh tế và cơ hội bình đẳng. Cách tiếp cận này không mới, vì đã được đề xuất và nhất trí sau Thế chiến thứ hai, khi các thành viên quốc tế của ILO ký Tuyên bố Philadelphia năm 1944.
Tài liệu mang tính tầm nhìn này đặt ra các nguyên tắc hướng dẫn cho các hệ thống kinh tế và xã hội của chúng ta rằng, không nên chỉ chú trọng tới việc đạt được tốc độ tăng trưởng nhất định hoặc các mục tiêu thống kê khác mà phải giải quyết các nhu cầu và nguyện vọng của con người. Điều này có nghĩa là tập trung vào giải quyết tình trạng bất bình đẳng, xóa nghèo và an sinh xã hội cốt lõi. Cách hiệu quả nhất để làm điều này là tạo việc làm có chất lượng để mọi người có thể tự nuôi sống bản thân và xây dựng tương lai của chính họ – "Việc làm bền vững cho tất cả mọi người", đúng như tiêu đề của Mục tiêu Phát triển Bền vững 8.
Nó có nghĩa là giải quyết một cách thực tế những chuyển đổi cấu trúc dài hạn của thời đại chúng ta; đảm bảo rằng công nghệ mới tạo ra và hỗ trợ việc làm; chủ động đối mặt với những thách thức của biến đổi khí hậu và đảm bảo chúng ta mang lại việc làm, đào tạo kỹ năng và hỗ trợ chuyển dịch cần thiết cho NLĐ và DN để họ được hưởng lợi từ kỷ nguyên carbon thấp mới; coi những thay đổi về nhân khẩu học là một “phần thưởng” chứ không phải là một vấn đề, cùng với hành động hỗ trợ về kỹ năng, di cư và an sinh xã hội nhằm tạo ra các xã hội gắn kết hơn và có khả năng chống chịu tốt hơn.
Chúng ta cũng cần đánh giá lại và đổi mới cấu trúc của các hệ thống kinh tế và xã hội của mình để các hệ thống này hỗ trợ sự thay đổi hướng tới công bằng xã hội. Thay vì tiếp tục đẩy chúng ta vào một "vòng lặp tối tăm" của bất bình đẳng và bất ổn. Chúng ta phải củng cố các thể chế và tổ chức lao động để đối thoại xã hội có hiệu quả và mạnh mẽ. Chúng ta cần rà soát lại luật pháp và quy định ảnh hưởng đến thế giới việc làm để đảm bảo tính phù hợp và cập nhật và có thể bảo vệ NLĐ cũng như hỗ trợ các DN bền vững.
Để thực hiện tất cả những điều này, chúng ta cần tiếp tục cam kết hợp tác và đoàn kết quốc tế. Chúng ta phải nỗ lực hơn nữa và tạo ra sự nhất quán về chính sách lớn hơn, đặc biệt là trong hệ thống đa phương như: Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, ông Antonio Guterres, kêu gọi.
Đây là lý do tại sao chúng ta cần một Liên minh Toàn cầu vì Công bằng Xã hội. Liên minh này sẽ tạo một nền tảng để tập hợp nhiều cơ quan quốc tế và các bên liên quan lại với nhau. Liên minh này sẽ đặt công bằng xã hội là vấn đề trọng tâm của công cuộc phục hồi toàn cầu, để vấn đề này được ưu tiên trong các chính sách và hành động của quốc gia, khu vực và toàn cầu. Tóm lại, Liên minh này sẽ đảm bảo tương lai của chúng ta lấy con người làm trung tâm.
Chúng ta có cơ hội định hình lại thế giới mà chúng ta đang sống – về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Chúng ta hãy nắm lấy cơ hội này và tiến lên phía trước để xây dựng các xã hội bình đẳng và có khả năng chống chịu, làm nền tảng cho hòa bình và công bằng xã hội lâu dài.
Nguồn và biên dịch: ILO Việt Nam
Thúc đẩy các tiêu chuẩn về lao động quốc tế tại Việt Nam Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Chính phủ Việt Nam sẽ cùng hợp tác để thúc đẩy tiêu chuẩn về lao động quốc ... |
Kế hoạch thực hiện Công ước số 98 của ILO về quyền tổ chức và thương lượng tập thể Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Công ước số 98 của tổ chức Lao động ... |
ILO ước tính mức thất nghiệp toàn cầu năm 2022 là 207 triệu người Ngày 17/1, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã công bố báo cáo Xu hướng Triển vọng Việc làm và Xã hội Thế giới ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Đời sống - 07/09/2024 13:09
Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi thông báo khẩn về cơn bão số 3 đang đổ bộ vào đất liền. Người lao động và người dân đặc biệt lưu ý, nếu thấy đột nhiên lặng gió không nên ra ngoài ngay lúc này.
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
- Hàng chục tuyến phố ở Hà Nội có nguy cơ ngập sâu
- Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
- Nước sông dâng cao, nhiều địa phương cấm, hạn chế các phương tiện lưu thông qua cầu
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của bão số 3
- Ô tô hư hỏng do thiên tai được bảo hiểm đền bù như thế nào?