Tin vào mùa Xuân mới
Kinh tế - Xã hội - 22/01/2023 12:16 PHẠM THỦY
Bước vào nhóm 20 nền thương mại hàng đầu
Năm Nhâm Dần đã đi qua với bao khó khăn, thách thức. Thế giới đã trải qua một năm nhiều biến động liên tiếp: dịch bệnh, thiên tai, chiến tranh và những cuộc khủng hoảng toàn cầu. Cùng với sự nỗ lực đóng góp tâm, tài, sức của toàn Đảng, toàn dân, chúng ta đã đưa năm 2022 vượt qua nhiều thử thách: Kinh tế - xã hội vẫn giữ được sự ổn định trong bối cảnh tình hình kinh tế toàn cầu có nhiều diễn biến phức tạp và biến động.
Tết cổ truyền Việt Nam. Ảnh: TGCC. |
Cuối tháng 11/2022, Việt Nam vinh dự lần đầu tiên đăng cai tổ chức Đại hội của Hội đồng Hòa bình thế giới. Trong buổi “Gặp gỡ Việt Nam”, Chủ tịch Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Phương Nga đã chia sẻ thông tin về Việt Nam trước toàn thể đại biểu quốc tế dự Đại hội: Trải qua 35 năm Đổi mới, mở cửa và hội nhập, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử: Kinh tế - xã hội ổn định, ngày càng phát triển, đời sống của nhân dân được cải thiện, nâng cao rõ rệt cả về mức sống và chất lượng cuộc sống; hệ thống chính trị được xây dựng, củng cố vững mạnh; an ninh quốc phòng được giữ vững, tăng cường; đối ngoại, hội nhập quốc tế không ngừng mở rộng, vai trò, vị thế quốc tế của Việt Nam ngày càng được nâng cao. Từ một đất nước có nền kinh tế lạc hậu, dựa trên nông nghiệp là chính, sang nền kinh tế đa dạng, có tỷ trọng công nghiệp, thương mại, dịch vụ ngày càng lớn, tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức khá cao. Năm 2021, với quy mô nền kinh tế đạt gần 400 tỷ USD; thu nhập bình quân đầu người hơn 3.700 USD, Việt Nam đã bước vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế.
Chúng ta đã hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ vừa phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh, vừa thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế vĩ mô duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát khá tốt, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 11 tháng năm 2022 tăng 3,02% so với cùng kỳ năm ngoái. Tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 8,83%; ước cả năm đạt khoảng 8%. Các cân đối lớn được bảo đảm.
Không ai bị bỏ lại phía sau
Sau nhiều năm thực hiện chính sách xây dựng, đổi mới toàn diện, triệt để, hiện Việt Nam có mối quan hệ kinh tế thương mại với 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, trên 70 nước công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Việt Nam tham gia 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có các FTA thế hệ mới với tiêu chuẩn rất cao như: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA...).
Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách phát triển tiếp tục được sửa đổi, hoàn thiện để phù hợp với yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện đại và hội nhập quốc tế. Trong đó không thể không nhắc đến niềm tự hào về sự kiên định trong xây dựng chính sách của Việt Nam là gắn mục tiêu kinh tế với xã hội, thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Kiên quyết không “hy sinh” tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.
Ông đồ cho chữ, một trong những hình ảnh quen thuộc trong ngày Tết dân tộc. Ảnh: N. May. |
Đến nay, Việt Nam đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, tiếp tục triển khai thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030. Giáo dục vẫn sẽ là một trong những thách thức và ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển. Hệ thống tổ chức y tế tiếp tục được kiện toàn. Quy mô, năng lực, chất lượng y tế dự phòng, khám, chữa bệnh, phòng, chống dịch, chăm sóc sức khỏe nhân dân có những bước phát triển nhất định, tiếp cận được nhiều kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, đạt nhiều kết quả quan trọng, đặc biệt rõ nét trong quá trình phòng, chống đại dịch Covid-19 vừa qua. Tháng 11/2022, Dự án “Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở” của Ngân hàng thế giới (WB) đã đạt kết quả vượt trội so với các dự án khác của Ngân hàng thế giới hiện nay. Đã có 186 trạm y tế, 7 trung tâm y tế được xây dựng và đưa vào sử dụng. Dự kiến năm 2023 có 38 trạm y tế, 7 trung tâm y tế tiếp tục được hoàn thành, đưa vào sử dụng, đạt 80% kế hoạch.
Bốn trụ cột của lưới an sinh xã hội tiếp tục phát huy tính bảo vệ cao, độ phủ rộng với tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau”. Cụ thể, các chính sách, chương trình chăm sóc, bảo vệ người khuyết tật và các nhóm yếu thế được quan tâm thực hiện, thông qua các gói trợ cấp thường xuyên cho người khuyết tật, người già, người neo đơn và trẻ mồ côi.
Trong lĩnh vực bình đẳng giới, Việt Nam cũng đạt được nhiều thành tựu: ngăn chặn tình trạng bạo lực gia đình thông qua giáo dục nhận thức về quyền của phụ nữ cũng như các quy định bảo vệ phụ nữ; là một trong những quốc gia hoàn thành sớm nhất Mục tiêu Thiên niên kỷ về bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ. Hiện nay, Việt Nam vẫn đang tiếp tục thực hiện Chương trình nghị sự về Phát triển bền vững 2030, trong đó có các mục tiêu về thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái.
Thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế
Việt Nam chú trọng các hoạt động bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua chính sách quản lý tài nguyên, bước đầu đạt kết quả tích cực. Ngày 25/7/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 888/QĐ-TTg phê duyệt Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26), nhằm chủ động tham gia xu thế toàn cầu phát triển các bon thấp, huy động nguồn lực, đổi mới công nghệ để chuyển dịch mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế, đóng góp vào nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Xây dựng, triển khai các nhiệm vụ, giải pháp toàn diện ứng phó với biến đổi khí hậu và chuyển dịch năng lượng để thực hiện cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Đồng thời tham gia nhiều cam kết khác như Cam kết giảm phát thải mê tan toàn cầu, Cam kết toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch, Tuyên bố Glasgow của các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất... một cách tích cực.
Từ một đất nước có nền kinh tế lạc hậu, dựa trên nông nghiệp là chính, sang nền kinh tế đa dạng, có tỷ trọng công nghiệp, thương mại, dịch vụ ngày càng lớn, tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức khá cao. Ảnh minh họa (Nguồn: hochiminhcity.gov.vn). |
Về đối ngoại, Việt Nam giữ vững lập trường, chủ trương đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, đa dạng hóa, đa phương hóa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả, là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế của Việt Nam tiếp tục mở rộng và đi vào chiều sâu, đạt được nhiều kết quả quan trọng: liên tục củng cố và nâng cao vị thế quốc gia trên trường quốc tế.
Với những thành quả nổi bật trong hai năm liên tiếp đầy biến động, như hai lần lập kỳ tích trở thành một trong những nước có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới với “kỳ tích vắc xin” vào năm 2021 và năm 2022; GDP tăng trưởng cao vượt kịch bản dự kiến và cao hàng đầu khu vực, đồng thời giữ vững ổn định trên các lĩnh vực, chúng ta có quyền tin tưởng vào đường lối phát triển đất nước mà Đảng, Chính phủ đã đề ra. Đó là quyết tâm xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Thích ứng tốt trước những biến động bên ngoài và tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng một cách chủ động, thực chất, hiệu quả. Hoàn thành mục tiêu: Năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, thu nhập trung bình cao; năm 2045 trở thành nước phát triển có thu nhập cao, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nhìn lại chặng đường gian truân vừa qua, khép lại một năm đầy khó khăn, thử thách bằng những thành quả đã đạt được, chúng ta tin tưởng điều tốt đẹp đang đến cùng với mùa xuân mới. Sức mạnh của niềm tin, hy vọng và khát vọng dân tộc trong mỗi người dân Việt là nguồn lực mạnh mẽ để toàn Đảng, toàn dân đồng lòng phấn đấu hoàn thành tốt mục tiêu đã đặt ra.
“Tết sum vầy - Xuân gắn kết” mang xuân ấm áp, chia sẻ yêu thương Chương trình "Chợ Tết Công đoàn" huy động mạnh mẽ sự tham gia, chung tay của cấp ủy, chính quyền địa phương, người sử dụng ... |
Thêm một mùa xuân ấm áp đến với đoàn viên, người lao động Thủ đô Những ngày cận Tết, trước bối cảnh đoàn viên, người lao động còn nhiều khó khăn do nhiều công ty, doanh nghiệp cắt giảm nhân ... |
Xuân về trên huyện đảo Trường Sa Những ngày cuối năm ở Trường Sa thật đặc biệt. Lẫn trong vị mặn mòi của biển là thoang thoảng hương hoa bàng vuông, báo ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 05/09/2024 11:27
Hơn 388.000 biển số ô tô đấu giá trực tuyến từ hôm nay 5/9
Bộ Công an vừa phê duyệt kế hoạch đấu giá biển số ô tô phiên đấu giá thứ năm, với 388.389 biển số được đưa lên sàn.
Kinh tế - Xã hội - 05/09/2024 11:25
Bốn mẫu xe nhận ưu đãi mạnh tay từ Toyota Việt Nam và các đại lý trong tháng 9
Khách hàng có cơ hội nhận ưu đãi hấp dẫn lên tới 100% lệ phí trước bạ khi kết hợp ưu đãi từ Chính phủ, Toyota Việt Nam và tại hệ thống đại lý trong tháng 9 này.
Kinh tế - Xã hội - 05/09/2024 06:58
Mercedes-Benz S-Class mới sẽ có bản xăng lẫn điện
Hãng xe Đức dự kiến sẽ hợp nhất hai dòng sedan hạng sang chủ lực là S-Class (động cơ đốt trong) và EQS (điện) thành một dòng xe vào năm 2030.
Kinh tế - Xã hội - 04/09/2024 21:02
Ra mắt Ford Territory Sport giá 909 triệu đồng
Ford Territory Sport mang khác biệt về ngoại hình như lại có trang bị tương tự như phiên bản Titanium X.
Kinh tế - Xã hội - 04/09/2024 21:00
Hướng dẫn tẩy ố kính ô tô: Đảm bảo tầm nhìn rõ ràng
Kính ô tô bị ố không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến tầm nhìn của người lái, gây nguy hiểm khi tham gia giao thông.
Kinh tế - Xã hội - 04/09/2024 11:19
Chạy đua ra mắt xe hybrid, khách Việt tha hồ lựa chọn
Ít nhất có 6 mẫu xe hybrid sẽ ra mắt thị trường Việt Nam cuối năm nay, đến từ nhiều thương hiệu và phân khúc khác nhau.
- Hơn 388.000 biển số ô tô đấu giá trực tuyến từ hôm nay 5/9
- Bốn mẫu xe nhận ưu đãi mạnh tay từ Toyota Việt Nam và các đại lý trong tháng 9
- Công đoàn Công Thương Việt Nam phấn đấu tăng 3.500 đoàn viên trong năm 2024
- “Siêu bão” Yagi sắp đổ bộ, người lao động chuẩn bị phương án “phòng hơn chống”
- Cô hiệu trưởng thân thiện, gần gũi của trẻ mầm non