Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách
Kinh tế - Xã hội - 01/02/2022 14:33 TS. LÊ VĂN THANH , Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
TS. Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Ảnh: Duy Trường. |
Những vấn đề đặt ra
Đại dịch Covid-19 là dịch bệnh xảy ra trên , chưa từng có tiền lệ. Tại Việt Nam, đại dịch Covid-19 từ đầu năm 2020 đến nay đã trải qua 04 đợt với quy mô, địa bàn và mức độ lây lan ngày càng rộng, phức tạp, khó lường hơn. Đặc biệt, đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021) với biến chủng Delta lây nhiễm nhanh, mạnh, khó kiểm soát là nghiêm trọng nhất, ban đầu từ các tỉnh có nhiều KCN, doanh nghiệp phía Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang vào tháng 5-6/2021), sau đó đến các trung tâm động lực kinh tế phía Nam (TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An... vào tháng 6/2021); đến nay đã lan rộng ra hầu hết các địa phương với diễn biến rất phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước, , nhất là trong quý III/2021.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, quý II/2021, cả nước có 12,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 (mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/ nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập…), nhưng đến quý III/2021 lên đến 28,2 triệu người; nguồn cung lao động suy giảm nghiêm trọng (quý III/2021 là 49,1 triệu người, giảm 2 triệu so với quý II/2021); số lao động có việc làm quý III/2021 giảm gần 2,6 triệu người so với quý trước (mức thấp nhất trong nhiều năm qua), chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ (giảm 1,5 triệu người) và đồng bằng sông Cửu Long (giảm 763 nghìn người); tỷ lệ thất nghiệp tăng đột biến lên 3,98% (cao nhất trong 10 năm qua), vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là trên 6%, riêng TP. Hồ Chí Minh lên tới 9,93%; thu nhập bình quân tháng của lao động là 5,2 triệu đồng/tháng (giảm 603 nghìn đồng so với cùng kỳ năm 2020), trong đó lao động vùng Đông Nam Bộ thu nhập bị giảm sâu nhất (giảm 1,9 triệu đồng).
Đặc biệt nghiêm trọng, làn sóng dịch lần thứ tư này đã vào các KCN, nơi có nhiều doanh nghiệp lớn, sử dụng nhiều lao động (khoảng 4 triệu người), đồng thời, thời gian phong tỏa, giãn cách kéo dài đã gây ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, việc làm của NLĐ.
Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung chủ trì buổi họp báo công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về thực hiện một số chính sách hỗ trợ NLĐ gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, tháng 7/2021 tại Hà Nội. Ảnh: Văn Sơn. |
Các chính sách hỗ trợ kịp thời
Trước những tác động tiêu cực của đợt dịch Covid-19 lần thứ tư, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội”, Bộ LĐ-TB&XH đã chủ động tham mưu, trình ban hành và triển khai có hiệu quả nhiều chính sách hỗ trợ đảm bảo an sinh xã hội, cụ thể.
Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ NLĐ và người sử dụng lao động (NSDLĐ) gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 (sửa đổi, bổ sung tại Nghị quyết số 126/ NQ-CP ngày 08/10/2021), tập trung hỗ trợ NLĐ, nhất là NLĐ ở các KCN, doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực, ngành, nghề bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, gồm 12 chính sách hỗ trợ theo 03 nhóm: (i) Chính sách hỗ trợ tiền mặt, (ii) Chính sách miễn giảm, hỗ trợ từ các chính sách bảo hiểm, (iii) Chính sách hỗ trợ để duy trì, hướng tới phục hồi sản xuất.
Tính đến ngày 24/12/2021, đã hỗ trợ tiền mặt 24,55 nghìn tỷ đồng cho 15,15 triệu đối tượng, trong đó nhóm lao động có giao kết hợp đồng lao động (HĐLĐ) gần 1,580 triệu người; hỗ trợ 375.000 đơn vị sử dụng lao động (đơn vị) với 11,238 triệu lao động giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTN, BNN) từ tháng 7/2021 đến hết tháng 6/2022, tổng số tiền (tạm tính) khoảng 4.322 tỷ đồng; tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất cho 842 đơn vị với 159.885 lao động, tổng số tiền 1.111,4 tỷ đồng; hỗ trợ đào tạo nghề duy trì việc làm từ Quỹ BHTN cho 1.252 lao động với số tiền 4,33 tỷ đồng; Ngân hàng Chính sách xã hội đã cho vay 2.183 đơn vị với số tiền 2.183 tỷ đồng để trả lương cho 466.902 lượt lao động. Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15 ngày 24/9/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ NLĐ và NSDLĐ bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ BHTN, hỗ trợ 02 nhóm: (i) NLĐ tham gia BHTN (mức hỗ trợ từ 1,8 triệu đồng/người đến 3,3 triệu đồng/ người) và (ii) NSDLĐ: giảm mức BHTN từ 1% xuống 0% quỹ tiền lương trong 12 tháng (từ tháng 10/2021 đến tháng 9/2022).
Thời gian qua, các địa phương đã ưu tiên hỗ trợ đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho lao động thất nghiệp hoặc có nguy cơ bị thất nghiệp. Đến nay, đã hỗ trợ đào tạo nghề duy trì việc làm từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho 1.252 lao động với số tiền 4,33 tỷ đồng. Ảnh: Trí Nghĩa. |
Tính đến ngày 24/12/2021, đã hỗ trợ giảm đóng Quỹ BHTN cho 363.600 đơn vị (khoảng 9,68 triệu lao động), tổng số tiền (tạm tính) khoảng 7.595 tỷ đồng; hỗ trợ 12.800.278 lao động, tổng số tiền 30.323 tỷ đồng. Bên cạnh đó, chính sách BHTN tiếp tục phát huy vai trò quan trọng là cơ chế “chống sốc” tự động, hỗ trợ một phần thu nhập cho lao động thất nghiệp. Đến ngày 30/11/2021, cả nước có 699.880 lao động có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp (giảm 31,2% so với cùng kỳ năm 2020) và 16.866 lao động được hỗ trợ học nghề (giảm 31,1% so với cùng kỳ năm 2020); tổng số tiền hỗ trợ là 14.097 tỷ đồng. Nhìn chung, trong bối cảnh đại dịch, cùng với hệ thống các chính sách ASXH tương đối đồng bộ, một số gói hỗ trợ đã được ban hành phù hợp theo diễn biến của dịch và triển khai thực hiện quyết liệt, thận trọng và trách nhiệm, bước đầu đã hỗ trợ đúng đối tượng lao động có giao kết HĐLĐ khó khăn nhất, bị ảnh hưởng nhiều nhất (lao động trong các KCN, doanh nghiệp) và nhóm lao động tự do, dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ mang tính ngắn hạn, việc sửa đổi, bổ sung chính sách còn bị động so với diễn biến dịch; quy mô các gói hỗ trợ còn nhỏ, mức hỗ trợ thấp trong khi phong tỏa, giãn cách kéo dài, đối tượng rộng nên tỷ lệ thụ hưởng chưa cao; việc phê duyệt và chi trả còn chậm do thiếu nhân lực và nguồn kinh phí chủ động.
Tiếp tục hoàn thành các chính sách
Hiện nay, tình hình dịch trên thế giới và Việt Nam vẫn đang diễn biến phức tạp, khó lường; quán triệt chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, do đó, hệ thống ASXH cũng từng bước chuyển đổi theo hướng phù hợp, thích ứng, linh hoạt, hiệu quả.
Đến nay, chính sách miễn giảm, hỗ trợ từ các chính sách bảo hiểm đã hỗ trợ cho 375.000 đơn vị sử dụng lao động với 11,238 triệu lao động giảm mức đóng BHTN, BNN. Trong ảnh: Hướng dẫn thao tác máy may vi tính tại Công ty TNHH Giầy ADORA Việt Nam (Ninh Bình). Ảnh: Trường Giang. |
Trước mắt, khẩn trương hoàn thành các gói hỗ trợ ASXH, nhất là chính sách hỗ trợ tiền mặt, đảm bảo mục tiêu, hiệu quả. Về lâu dài cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện chính sách trên cả 03 khía cạnh: (i) Phòng ngừa rủi ro (chính sách thúc đẩy tạo việc làm, đào tạo nâng cao chất lượng lao động, giảm nghèo bền vững...), (ii) Giảm thiểu rủi ro (BHXH, BHTN...) và (iii) Khắc phục rủi ro (hỗ trợ khi thiên tai, dịch bệnh...), tập trung vào 03 nội dung: (i) Kỹ năng lao động, (ii) Việc làm thỏa đáng và (iii) ASXH bền vững, trong đó, riêng đối với nhóm lao động trong các KCN, doanh nghiệp, Bộ LĐTB&XH đã và đang thực hiện một số giải pháp chính:
Một là, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về lao động, việc làm: nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật BHXH, Luật Việc làm…; rà soát sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành để giảm tối đa chi phí lao động của doanh nghiệp (BHXH, BHTN, bảo hiểm TNLĐ, BNN…), quy định về thời giờ làm việc, làm thêm giờ… phù hợp trạng thái “bình thường mới”.
Hai là, xây dựng và triển khai Chương trình phục hồi và phát triển thị trường lao động đi đôi với bảo đảm ASXH trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, với một số chính sách hướng tới nhóm CNLĐ như: hỗ trợ tiền mặt, đào tạo, đào tạo lại, phát triển nhà ở xã hội.
Ba là, đẩy mạnh thực hiện đồng bộ, quyết liệt Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 14/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo việc làm bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc của CNLĐ.
Bốn là, đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nghề nghiệp; chú trọng đào tạo lại, đào tạo nâng cao, đảm bảo nguồn cung lao động chất lượng cho phục hồi và phát triển sản xuất; đặc biệt, cần đẩy mạnh đào tạo duy trì việc làm cho NLĐ từ nguồn Quỹ BHTN.
Năm là, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ; thực hiện đầy đủ và tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động về tiền lương, hợp đồng lao động, BHXH, BHTN, ...
Sáu là, hoàn thiện mạng thông tin quốc gia về việc làm, đa dạng hóa các hoạt động giao dịch việc làm, nhất là kết nối trực tuyến; đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực lao động, việc làm, nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động.
Bốn chính sách mới liên quan đến quyền lợi lao động có hiệu lực từ tháng 2/2022 Điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), tăng thời gian làm thêm, tăng mức hỗ trợ cho người lao động ... |
Công đoàn thăm nơi ở của đoàn viên để có chính sách chăm lo, hỗ trợ kịp thời Thông qua việc thăm hỏi đoàn viên, người lao động hằng tháng, Công đoàn Công ty TNHH Pouhung Việt Nam (tỉnh Tây Ninh) đã có ... |
Chính sách BHXH tác động trực tiếp đến quyền lợi người lao động từ năm 2022 Năm 2022, chính sách Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ có những thay đổi liên quan tới việc đóng Bảo hiểm xã hội, chế độ ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 05/09/2024 17:13
PVOIL tặng voucher nhiên liệu cho VĐV tham dự Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024
Tổng cộng 2.500 lít nhiên liệu sẽ được PVOIL gửi tặng tới các vận động viên, thành viên Ban Tổ chức, Ban Điều hành của Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024.
Kinh tế - Xã hội - 05/09/2024 11:27
Hơn 388.000 biển số ô tô đấu giá trực tuyến từ hôm nay 5/9
Bộ Công an vừa phê duyệt kế hoạch đấu giá biển số ô tô phiên đấu giá thứ năm, với 388.389 biển số được đưa lên sàn.
Kinh tế - Xã hội - 05/09/2024 11:25
Bốn mẫu xe nhận ưu đãi mạnh tay từ Toyota Việt Nam và các đại lý trong tháng 9
Khách hàng có cơ hội nhận ưu đãi hấp dẫn lên tới 100% lệ phí trước bạ khi kết hợp ưu đãi từ Chính phủ, Toyota Việt Nam và tại hệ thống đại lý trong tháng 9 này.
Kinh tế - Xã hội - 05/09/2024 06:58
Mercedes-Benz S-Class mới sẽ có bản xăng lẫn điện
Hãng xe Đức dự kiến sẽ hợp nhất hai dòng sedan hạng sang chủ lực là S-Class (động cơ đốt trong) và EQS (điện) thành một dòng xe vào năm 2030.
Kinh tế - Xã hội - 04/09/2024 21:02
Ra mắt Ford Territory Sport giá 909 triệu đồng
Ford Territory Sport mang khác biệt về ngoại hình như lại có trang bị tương tự như phiên bản Titanium X.
Kinh tế - Xã hội - 04/09/2024 21:00
Hướng dẫn tẩy ố kính ô tô: Đảm bảo tầm nhìn rõ ràng
Kính ô tô bị ố không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến tầm nhìn của người lái, gây nguy hiểm khi tham gia giao thông.
- Chuyện chưa kể về cây cầu dây văng đầu tiên của người Việt
- Thừa Thiên Huế: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người lao động trước “siêu bão” Yagi
- PVOIL tặng voucher nhiên liệu cho VĐV tham dự Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024
- Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân: “Sẽ tiếp tục lan tỏa, nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc”
- Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”