Thách thức trong hoạt động Công đoàn thời hội nhập
Nghiên cứu - 02/05/2022 09:19 PGS. TS. LÊ THỊ MAI - Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Lễ ký kết thỏa ước lao động tập thể giữa LĐLĐ quận Phú Nhuận (TP. Hồ Chí Minh) và Công ty CP Đầu tư Sản xuất Năng lượng xanh. Ảnh: N. Hoàng. |
Quá trình này không chỉ là những cơ hội cho sự phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam mà còn đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia thông qua những qui định liên quan đến quyền của người lao động (NLĐ) và Công đoàn - đại diện của NLĐ.
Việt Nam tham gia các FTA và một số quy định liên quan đến tổ chức Công đoàn tại doanh nghiệp (DN)
Đến năm 2021, Việt Nam đã tham gia 15 FTA, trong đó Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) - EVFTA và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - CPTPP là các FTA có các cam kết cụ thể về lao động. Đối với Việt Nam, Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2021 và Hiệp định CPTPP có hiệu lực từ ngày 14 tháng 1 năm 2019.
Trên thực tế, Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể về khung pháp lý lao động trong quá trình tiến tới nền kinh tế thị trường định hướng XHCN kể từ thời kỳ đổi mới. Trong những năm gần đây, đối tượng điều chỉnh trong Bộ luật Lao động đã được mở rộng dần đến người lao động (NLĐ) trong khu vực kinh tế phi chính thức. Đồng thời, việc điều chỉnh mức lương tối thiểu được thực hiện thông qua đối thoại ba bên với sự tham gia của Chính phủ, NLĐ và người sử dụng lao động (NSDLĐ), thông qua Hội đồng Tiền lương Quốc gia.
Tuy nhiên, trong hệ thống pháp luật lao động và các thể chế liên quan đến quan hệ lao động của Việt Nam vẫn còn một số điểm cần phải điều chỉnh để phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay. Dự báo tình hình tranh chấp lao động, đình công gia tăng trước tác động của khủng hoảng kinh tế sau đại dịch Covid-19.
Theo báo cáo của LĐLĐ TP. Hồ Chí Minh, trong năm 2020, trên địa bàn thành phố xảy ra 11 vụ tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể (giảm 04 vụ so với cùng kỳ năm trước) với tổng số người tham gia là 4.886 người (giảm 1.723 người so với cùng kỳ); trong đó có 03 vụ tranh chấp lao động xảy ra tại các DN trong nước (chiếm 27%) và 08 vụ xảy ra tại các DN có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 73%).
Để khắc phục tình trạng trên, đã có dự thảo hướng dẫn về “Công đoàn tham gia tổ chức đối thoại và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc” và hướng dẫn về việc “Thực hiện quyền và trách nhiệm của Công đoàn trong tham gia giải quyết tranh chấp lao động và đình công” cho phù hợp với những nội dung trong Bộ luật Lao động điều chỉnh 2019, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa. Điều này khẳng định vai trò và nhiệm vụ của công đoàn cơ sở ( CĐCS) tại DN, đặc biệt là chức năng đại diện trong đối thoại và thương lượng tập thể với NSDLĐ để bảo vệ quyền và lợi ích NLĐ.
Công nhân sản xuất theo dây chuyền tại Công ty TNHH Nidec Việt Nam (TP. Hồ Chí Minh). Ảnh: Duy Nghĩa. |
Thực trạng và một số thách thức từ việc đáp ứng những qui định trong các FTA liên quan đến tổ chức Công đoàn tại DN
Thực trạng hoạt động Công đoàn DN ngoài Nhà nước (DNNNN) ở TP. Hồ Chí Minh hiện nay
Kết quả khảo sát tại TP. Hồ Chí Minh vào tháng 1 và 2 năm 2021 cho thấy 69,1% người được khảo sát trả lời có tham gia tổ chức Công đoàn tại DN. Trong đó, thời gian tham gia Công đoàn dưới 2 năm có 37,9%; từ 2-6 năm: 40,5%; từ 6-12 năm: 14,5% và trên 12 năm: 7,1%. Tỷ lệ người trả lời “tin tưởng vào CĐCS” là 29,1% và “hoàn toàn tin tưởng vào CĐCS” là 49,2%.
Bảng 1: Mức độ CĐCS tham gia vào các hoạt động tại DN
Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 1 và 2 năm 2021 tại TP. Hồ Chí Minh. |
Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, tiền lương được quyết định thông qua đối thoại xã hội và thương lượng tập thể giữa đại diện NLĐ và NSDLĐ, được trao quyền và điều chỉnh bởi các luật và quy định liên quan đến quan hệ lao động.
Theo kết quả khảo sát tại TP. Hồ Chí Minh, với câu hỏi “Trong 5 năm gần đây ông/ bà có tham gia đối thoại tại DN không?” Có 592 người (65,8%) trả lời “Không” và 308 người (34,2%) trả lời “Có”. Theo định nghĩa trong Bộ luật Lao động 2019, đối thoại tại nơi làm việc “là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa NSDLĐ với NLĐ hoặc tổ chức đại diện NLĐ về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi” (Điều 63. Bộ luật Lao động 2019).
Trên thực tế, việc đối thoại giữa NLĐ và NSDLĐ tại DN khá đa dạng.Trên thực tế, bên cạnh “vai trò kép” còn có một số không nhỏ tỷ lệ lãnh đạo CĐCS lại là người nằm trong bộ phận nhân sự, thậm chí quản lý cấp cao của DN. Đây là một hiện tượng khá phổ biến ở Việt Nam, trong khi đây là điều không thể chấp nhận được tại hầu hết các quốc gia trên thế giới bởi vì Công đoàn là tổ chức của NLĐ, không nên bị giới chủ, NSDLĐ can thiệp.
Nhìn vào Bảng 1 cho thấy Công đoàn tại DNNNN đã thực hiện hầu hết những nhiệm vụ đã được qui định trong luật. Tuy nhiên, nếu so sánh tỷ lệ đánh giá việc thực hiện những nhiệm vụ giữa hai mức độ “Thực hiện nhiệt tình” và “Thực hiện và mang lại kết quả”, cho thấy có sự giảm mạnh, trên 10 điểm phần trăm. Tại sao vậy?
Biểu đồ 1: Các hình thức trao đổi thông tin tại DN, phân theo loại hình DN |
Đồng thời, một trong những điều kiện tiên quyết để cơ chế đối thoại có hiệu quả thì các chủ thể đối thoại phải có đủ thông tin. Tuy nhiên, thực tế NLĐ là một chủ thể trong đối thoại có được thông tin về đối thoại từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là từ CĐCS cao nhất, nhưng cũng chỉ có 57% người được khảo sát trong DN FDI và 55% trong DN tư nhân trả lời họ nhận được thông tin từ cán bộ CĐCS tại DN (Biểu đồ 2).
Biểu đồ 2: Nguồn cung cấp thông tin về “đối thoại và thương lượng tập thể tại DN” cho NLĐ theo loại hình DN |
Kết quả biểu đồ 2 phản ánh việc thực hiện vai trò của CĐCS các DNNNN trong việc cung cấp thông tin cho NLĐ còn khá khiêm tốn. Điều này có ảnh hưởng đến hiệu quả của cơ chế đối thoại và thương lượng tập thể tại DN ngoài quốc doanh (Biểu đồ 3).
Biểu đồ 3: Đánh giá của người được khảo sát về hiệu quả của đối thoại và thương lượng tập thể nhằm giúp NSDLĐ ký kết TƯLĐTT với NLĐ/CĐCS |
Thực trạng hoạt động Công đoàn tại DNNNN qua kết quả khảo sát cho thấy, với những qui định trong hệ thống luật pháp về lao động và thiết chế lao động khác thì mô hình tổ chức Công đoàn trong DN đang phải đối mặt với những thách thức trong việc đáp ứng những qui định từ các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Một số thách thức trong việc đáp ứng những qui định trong các FTA liên quan đến tổ chức Công đoàn tại DN
Thứ nhất, làm thế nào để thu hút được NLĐ tham gia Công đoàn.
Hiệp định CPTPP và EU-Việt Nam FTA yêu cầu các quốc gia tham gia phải tuân thủ những qui định và nguyên tắc phổ quát của Công đoàn và quan hệ lao động, theo đó quyền Công đoàn là quyền của NLĐ. Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ NLĐ tham gia Công đoàn khá thấp. Thực trạng này do nhiều nguyên nhân, trong đó có hiệu quả Công đoàn thực hiện vai trò đại diện NLĐ trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của họ thông qua nhiều hoạt động, đặc biệt là vai trò đại diện trong đối thoại và thương lượng tập thể với NSDLĐ để bảo vệ quyền và lợi ích cho NLĐ.
Thứ hai, năng lực đại diện của Công đoàn trong đối thoại và thương lượng tập thể với NSDLĐ để đảm bảo việc làm cho NLĐ.
Cách mạng công nghiệp 4.0 đã đẩy nhanh sự thay đổi trong nền kinh tế và thị trường lao động; thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Đồng thời, thay đổi công nghệ sẽ tái cấu trúc sâu sắc bản chất của việc làm, về cả số lượng và chất lượng, trong các ngành sản xuất và dịch vụ. Nghiên cứu của ILO ước tính 86% lao động làm công ăn lương trong ngành Dệt may - Da giày của Việt Nam có thể phải đối mặt với nguy cơ cao bởi một số công việc biến mất nhưng đồng thời sẽ tạo ra nhiều công việc mới.
Trước những thách thức trên đòi hỏi cần phải đổi mới hoạt động CĐCS tại DNNNN, xuất phát từ dưới lên. Đó là tăng tính độc lập, linh hoạt của CĐCS; Kích thích nhu cầu đối thoại để tiến đến thương lượng tập thể tại DN thay vì từ trên xuống như hiện nay.
Có nghĩa, làm thế nào để đối thoại không chỉ là quyền như đã được qui định trong luật mà phải trở thành nhu cầu thực sự của cả NLĐ và NSDLĐ để hai bên thấu hiểu nhau, hợp tác với nhau, đem lại lợi ích cho cả hai bên. Tăng cường năng lực của các chủ thể quan hệ lao động tại DN trong đối thoại và thương lượng tập thể nhằm đảm bảo việc làm bền vững cho tất cả mọi người, hướng đến quan hệ lao động hài hòa trên nền tảng tăng trưởng năng suất, đổi mới, chia sẻ công bằng về lợi ích kinh tế, ghi nhận tiếng nói của cả NLĐ và NSDLĐ, góp phần ổn định chính trị - xã hội, thúc đẩy sự thịnh vượng chung.
Cần tăng cường năng lực của các chủ thể trong quan hệ lao động hướng đến quan hệ lao động hài hòa. Trong ảnh: Công nhân Công ty TNHH Nobland Việt Nam ty (KCN Tân Thới Hiệp, quận 12, TP. Hồ Chí Minh) ngừng việc phản đối chính sách tính lương mới vào sáng ngày 25/12/2021. Ảnh: CNCC. |
Vai trò của Công đoàn trong hướng dẫn, tư vấn giao kết và thực hiện hợp đồng lao động Những năm qua, Tổng LĐLĐ Việt Nam luôn đặt trọng tâm đến việc đại diện, chăm lo lợi ích đoàn viên, người lao động (NLĐ), ... |
Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác nữ công trong tình hình mới Những năm qua, công tác nữ công và phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) được các cấp Công đoàn tỉnh Điện Biên ... |
Tác động của xu hướng Bảo hiểm xã hội một lần đến thu nhập cho người lao động Tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) giúp người lao động (NLĐ) quản lý tài chính cá nhân, có thêm một công cụ quản lý ... |
Tin cùng chuyên mục
Nghiên cứu - 21/06/2024 16:35
Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức
Nhân Tháng Công nhân 2024, TS. Phạm Thị Thu Lan, nhà nghiên cứu quen biết về phong trào công nhân, hoạt động công đoàn (công tác tại Viện Công nhân và Công đoàn) có bài viết về tình đoàn kết và niềm tin của NLĐ, điều sẽ tạo ra quyền lực mềm cho tổ chức Công đoàn. Tạp chí LĐ&CĐ xin giới thiệu với bạn đọc phân tích thú vị và rất đáng suy ngẫm này.
Nghiên cứu - 28/05/2024 15:33
Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng
Hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, việc làm ở nước ta đã được chú trọng xây dựng, hoàn thiện nhưng vấn đề tiếp cận, thụ hưởng chính sách của người lao động còn cần được cải thiện hơn nữa.
Nghiên cứu - 28/05/2024 14:54
Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ
Cơ sở để bảo đảm việc làm, thu nhập, chăm lo đời sống, đáp ứng nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ) xuất phát từ các tiền đề về tiền lương, phúc lợi về nhà ở, sức khỏe y tế, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần, hỗ trợ chăm sóc con em.
Nghiên cứu - 28/05/2024 10:28
Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay
Với sự nỗ lực, tự học hỏi, rèn luyện, công nhân đã có trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp khá cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nghiên cứu - 24/05/2024 18:18
Đón đọc Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 346, tháng 5 - 2024
Số An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tháng 5 là số đặc biệt, tăng từ 64 lên 80 trang, in màu trên giấy couche, xuất bản - phát hành ngày 25/5/2024 đến các cấp công đoàn, đội ngũ an toàn vệ sinh viên, cán bộ an toàn các đơn vị sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp trên toàn quốc.
Công đoàn - 22/05/2024 09:47
Vai trò của nhân dân lao động trong đấu tranh chống tiêu cực
Nhân dân lao động là người “chở thuyền” cho những cuộc cách mạng cập bến và chính nhân dân lao động là người “lật thuyền” nhấn chìm các chế độ bóc lột.