Giá điện tăng và cơm áo gạo tiền
game doi thuong - 16/10/2024 11:10 HÀ PHAN
Tăng giá điện và nỗi niềm của công nhân thuê trọ |
Minh Hùng, một công nhân trẻ ở nhà thuê trong khu Linh Trung (Thủ Đức, TP HCM) e ngại: "Tôi ở trọ chung 2 người bạn, chủ nhà thu tiền điện với giá 3.500 đồng/KWh, mỗi tháng tính ra khoảng 150.000 đồng. Một số khu trọ khác đã tăng giá điện lên 4.000 - 5.000 đồng/KWh, không biết có lan sang khu trọ này không?".
Nỗi lo của Hùng cũng đang là lo ngại của hàng triệu người làm công ăn lương khác, khi mà không chỉ giá điện nhà trọ có thể “tát nước theo mưa” mà hàng loạt chi tiêu, hàng hóa khác xưa nay vẫn phụ thuộc vào giá điện.
Dĩa cơm biết bao người tranh thủ bữa trưa nơi quán xá vỉa hè hay tiệm ăn bình dân cũng khó thoát khỏi tác động từ giá điện. Ngoài việc nấu nướng thì nhiều thứ xung quanh rồi rau củ, thịt cá, gạo, gas… rất hiếm khi “ngồi nhìn” giá điện tăng bởi tất cả như khối cộng sinh, cái này thường kéo cái kia, nhất là xăng cũng vừa tăng. Còn ở quy mô rộng hơn, với nhiều doanh nghiệp thì giá điện tăng khiến chi phí vận hành tăng theo, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp, nhất là đối với những ngành sử dụng nhiều điện như xi-măng, sắt, thép, thủy hải sản đông lạnh...
TS Nguyễn Bích Lâm - nguyên Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thống kê cho hay, nếu giá điện tăng 10% thì chỉ số giá tiêu dùng toàn nền kinh tế sẽ tăng 0,33%. Như vậy, giá điện tăng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến lạm phát năm nay nhưng giá điện tăng khiến giá sản xuất của doanh nghiệp tăng lên. Điều đó đồng nghĩa với lợi nhuận giảm xuống và chi phí cho tiêu dùng hộ gia đình tăng theo và cơm áo gạo tiền của hàng chục triệu lao động sẽ ảnh hưởng theo.
Khi mà EVN vẫn còn lỗ đậm, thâm hụt hàng chục ngàn tỷ đồng và họ được quyền tăng giá dưới 5% với định kỳ 3 tháng/lần thì chuyện “không làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân” càng như một giấc mơ. Giá điện tác động dây chuyền lên hầu hết các lĩnh vực, đại đa số ngành nghề sản xuất kinh doanh thì ảnh hưởng ít nhiều đều có. Càng tăng càng gây thêm nhiều khó khăn cho cả doanh nghiệp lẫn người làm công ăn lương. Nói cho dễ hiểu hơn thì hàng hóa sản xuất ra khó bán giá cao hơn mà chi phí nhiều hơn cho giá điện đồng nghĩa phải cắt giảm không ít thứ và thu nhập của người lao động có thể teo tóp.
Mùa mua sắm Tết đang đến gần và hàng hóa cũng phải tăng cường sản xuất nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu. Chỉ cần một vài ngành lấy lý do điện tăng, xăng tăng nên buộc phải tăng giá thành thì ai cũng hiểu chúng ta ảnh hưởng như thế nào. Trong phạm vi hộ gia đình thì một vài chục ngàn tăng thêm còn chấp nhận được nhưng toàn xã hội và nếu hàng hóa “tát nước theo mưa” thì không đơn giản như EVN nghĩ. Đấy là chưa kể giá điện tăng nhiều hơn sẽ khó giữ được giá thành cùng lợi thế cạnh tranh và thu hút sản xuất, kinh doanh, giữ nguyên thu nhập…
Trước khi giá điện tăng, khoản lỗ khổng lồ hàng chục ngàn tỷ EVN đang gánh và vô số lý do không thể chịu lỗ hay ngừng tăng đã được truyền thông rộng rãi. Ai cũng hiểu tăng là chuyện thời gian chứ không thể dừng nhưng tăng thế nào, ảnh hưởng ra sao và tác động đến đâu là điều không chỉ cần sự thông cảm từ khách hàng. Giá điện tăng đồng nghĩa với cơm áo gạo tiền của dân chúng bị ảnh hưởng và nền kinh tế chịu tác động ít nhiều nên nghiêm trọng hóa không cần thiết mà “hời hợt hóa” cũng chẳng phải là giải pháp hay xoa dịu khó khăn!
HÀ PHAN
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết “Giá điện tăng và cơm áo gạo tiền", bạn có thể mời tác giả Hà Phan một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. “Buy me a coffee” Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Hà Phan bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Hà Phan". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục game doi thuong , nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |