Ròng rã tháng trời, công nhân vẫn đợi trước nhà máy để “đòi” đối thoại
Người lao động - 12/11/2019 08:45 Trường Hùng
Ngày 8/10, Công ty Hữu hạn Chế tạo Công nghiệp và Gia công chế biến hàng xuất khẩu Việt Nam (VMEP) ban hành văn bản số 07/TB/2019/VMEP về việc Chấm dứt Hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu, công nghệ đối với 149 công nhân tại Nhà máy Sản xuất phụ tùng và Lắp ráp xe máy Công ty VMEP. Điều đáng nói, quyết định này đến đột ngột và lý do được công ty đưa ra không thỏa đáng, khiến các công nhân bức xúc.
Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động đối với 149 công nhân được VMEP ban hành ngày 8/10 |
Chính vì vậy, để phản đối quyết định trên, từ ngày 12/10 cho đến 11/11, các công nhân bị công ty cho thôi việc đã tập trung trước cổng công ty yêu cầu được đối thoại trực tiếp, làm rõ để đi tới đồng thuận các khúc mắc.
Những người bị sa thải đề nghị công ty thu hồi lại Quyết định chấm dứt Hợp đồng lao động đối với 149 người lao động vì công ty chưa có phương án cụ thể về việc hỗ trợ cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng; Việc đưa ra quyết định chưa thông qua công đoàn cơ sở; Thời gian đưa ra thông báo cũng như đưa ra quyết định này đối với 149 người lao động chưa được phù hợp và chưa được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Nơi 149 công nhân làm việc trước khi bị sa thải |
Đồng thời yêu cầu làm rõ phương án cụ thể về việc thay đổi cơ cấu, công nghệ: Công ty đã mua thiết bị gì và mỗi thiết bị đó thay thế được bao nhiêu nhân công lao động, đòi hỏi trình độ của người điều hành thiết bị đó; Cơ cấu tổ chức, kế hoạch sản xuất, nhu cầu lao động tại nhà máy Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) hiện nay như thế nào; Người lao động chưa thôi việc tiếp tục được sử dụng vào những công việc gì, vị trí nào, mức lương bao nhiêu; Phương án bồi thường cho người lao động bị thôi việc như thế nào (người lao động đang mang thai, mới sinh con, con còn nhỏ...); Căn cứ nào để giữ và thôi việc đối với người lao động.
Ngoài những vấn đề trên, công ty cần làm rõ số tiền đóng thiếu bảo hiểm của người lao động giai đoạn 2001 - 2005.
Công nhân bị sa thải tập trung trước cổng công ty yêu cầu được đối thoại (Ảnh: Vietnamfinance) |
Được biết, 149 công nhân nhận quyết định thôi việc trên đều đã có thâm niên làm việc lâu lăm, người ít 5 năm, người nhiều 26 năm và hầu hết trong số họ đều ở độ tuổi 35 trở lên. Trong đó có 3 trường hợp sắp đến tuổi nghỉ hưu thì bỗng nhiên nhận được tin sét đánh này.
Anh Nguyễn Mạnh Cường (SN 1961, Q. Hai Bà Trưng), Trưởng phòng xưởng Sơn, làm việc từ những ngày đầu công ty đi vào sản xuất (1993) cho đến nay đã được 26 năm chia sẻ, “Tôi rất ngạc nhiên khi biết quyết định này, tôi cũng không hiểu tại sao lãnh đạo công ty lại hành xử như thế”.
Anh Cường nói: “Tôi mong muốn khi công ty ban hành quyết định này thì phải đưa ra lý do rõ ràng. Bởi trước thì nhà máy nói là chuyển đổi để xây dựng khu hỗn hợp văn phòng thương mại, siêu thị, chung cư cao tầng, nhà ở thấp tầng, nhà trẻ ‘Sym Cantavil Complex’ thì tôi cũng tưởng được chuyển đổi công việc, nhưng ngờ đâu công ty lại đùng cái ra quyết định như trên”.
Chia sẻ về vấn đề trên, với tư cách đại diện cho người lao động, ông Lý Đức Chung, Chủ tịch Công đoàn Nhà máy Sản xuất phụ tùng và Lắp ráp xe máy Công ty VMEP cho biết, ông Chung không đồng ý với quyết định, phương án mà doanh nghiệp đưa ra.
Bởi theo ông Chung, “Trước tiên công ty phải giải quyết những khúc mắc đang còn tồn tại đối với người lao động, như việc người lao động bị thiếu tiền đóng bảo hiểm. Hơn nữa, khi đưa ra quyết định này công ty cũng cần có một cái nhìn nhân văn hơn để ghi nhận những đóng góp của người lao động trong thời gian qua, vì công ty còn tồn tại được đến bây giờ thì họ là người góp một phần công rất lớn. Do đó, khi không có nhu cầu sử dụng họ nữa thì nên có những hỗ trợ hợp lý, thỏa đáng”.
Ông Lý Đức Chung, Chủ tịch Công đoàn doanh nghiệp ủng hộ yêu cầu đối thoại của công nhân |
Đồng quan điểm với ông Chung, ông Đào Quang Huy, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Hà Đông cho biết, “Chúng tôi ủng hộ và sẽ phối hợp để tổ chức buổi đối thoại công khai giữa doanh nghiệp và 149 công nhân. Bởi có đối thoại thì mới ra vấn đề, thì những khúc mắc đang vướng mới được giải quyết”. Tuy nhiên, cũng theo ông Huy, “Trước đó, LĐLĐ quận đã yêu cầu họ tổ chức đối thoại với công nhân để làm rõ các nội dung liên quan đến việc di dời, chế độ, chính sách đối với người lao động nhưng họ không đối thoại”.
Tuy công ty VMEP không tổ chức đối thoại với công nhân, nhưng tới ngày 15/11 (thứ Sáu) công ty này thông báo sẽ tổ chức buổi họp công bố chính sách hỗ trợ đối với người lao động bị thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ. Thành phần tham dự buổi họp này bao gồm lãnh đạo công ty, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, 149 người lao động bị thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ và các ban ngành của quận Hà Đông, Sở LĐ-TB&XH TP. Hà Nội.
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 17/09/2024 09:52
Ngành Y tế sát cánh cùng đồng bào vùng lũ: Không thu viện phí, chăm sóc sức khỏe tận tình
Trước thảm họa cơn bão số 3 gây ra, ngành Y tế không chỉ ứng phó kịp thời mà còn có những quyết sách mang tính nhân văn. Một trong những hành động nổi bật là quyết định không thu viện phí đối với các nạn nhân vùng lũ, giúp họ giảm bớt gánh nặng chi phí y tế trong hoàn cảnh khó khăn.
Người lao động - 15/09/2024 08:02
Cuộc thi trực tuyến về ATVSLĐ thiết thực với thực tiễn sản xuất ngành Than
Công đoàn Công ty CP Than Núi Béo cho biết, cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” với các nội dung kiến thức phong phú, rất sát với thực tiễn sản xuất của đơn vị.
Người lao động - 13/09/2024 15:40
Làm thế nào để có nước sạch sinh hoạt sau lũ lụt?
Sau bão, đi kèm với lũ và ngập lụt, người dân và người lao động đặc biệt cần nước sạch để sinh hoạt. Vậy trong điều kiện thiếu thốn nguồn nước an toàn, cần xử lý nước thế nào để làm sạch nước, có nguồn nước đảm bảo sử dụng, phòng chống dịch bệnh?
Người lao động - 13/09/2024 11:26
Gojeck rời thị trường Việt Nam: Tài xế ngỡ ngàng, không tin sắp mất việc
Ngay sau khi nhận thông tin Gojeck sẽ rút khỏi thị trường từ ngày 16/9, nhiều tài xế đã ngỡ ngàng, bởi với nhiều người, đây là công việc đem lại thu nhập chính, lo toan cho cả gia đình.
Người lao động - 12/09/2024 18:17
Phát động Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024
Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024 nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ, công nhân, người lao động.
Đời sống - 11/09/2024 07:48
Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ
Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.
- Ngành Y tế sát cánh cùng đồng bào vùng lũ: Không thu viện phí, chăm sóc sức khỏe tận tình
- Có bao nhiêu loại hình bảo hiểm xe ô tô hiện nay?
- GX thế hệ mới - chiếc Lexus chưa từng có trong lịch sử
- Công đoàn Trường Tiểu học Trần Văn Vân - những trái tim rực lửa yêu thương
- Tài xế xe ôm tham gia phòng chống tội phạm