Lời tâm sự buồn của người công nhân làm từ buổi sơ khai
Người lao động - 14/11/2019 19:10 Trường Hùng
Công nhân làm việc tại nhà máy VMEP
Cuối chiều 13/11, ở một ngôi nhà nằm sâu trong một ngõ nhỏ trên phố Bùi Thị Xuân, có một người công nhân đang bước những bước khó khăn, đôi mắt anh nhìn chăm chú vào từng bước chân. Trước đó, trong một lần đi làm về anh bỗng dưng bị đột quỵ và ngã xe.
Người công nhân đó tên Nguyễn Văn Cường, nguyên là Trưởng phòng xưởng Sơn, Công ty Hữu hạn Chế tạo Công nghiệp và Gia công chế biến hàng xuất khẩu Việt Nam (VMEP). Anh Cường bắt đầu làm ở VMEP từ ngày 7/6/1993 (3 tháng sau khi nhà máy VMEP này chính thức đi vào hoạt động), cho đến khi VMEP đột nhiên ra thông báo thôi việc (10/10/2019), anh đã công tác tại đây trọn vẹn 26 năm.
26 năm cùng công ty trải qua biết bao đoạn trường, từ những lúc đỉnh cao với hơn 500 công nhân, cho đến những khi sa sút chỉ còn khoảng 40 công nhân, anh Cường vẫn chưa phút nào từng nghĩ sẽ rời bỏ công ty. Bởi với anh, công ty không đơn thuần chỉ là nơi làm việc, công ty với anh là ngôi nhà thứ hai, mà đã là ngôi nhà, đã là gia đình thì làm sao có thể rứt bỏ nhau trong những lúc hoạn nạn để tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn được. Với anh, đã là nhà thì có sự gắn bó, có sự vui cùng vui, buồn cùng buồn và hoạn nạn thì không thể rời bỏ nhau, không thể nào phủi nhau đi như phủi những hạt cát vô tri.
Tôi ghi lại những dòng suy nghĩ trên của anh trong căn phòng nhỏ, phía ngoài những đợt gió mùa đông đang kéo về và mưa thì đang bắt đầu rả rích, trở nặng rồi rơi lộp bộp ngoài sân. Trong căn phòng nhỏ, anh mặc chiếc áo phông có cổ ở phía ngực trái có chữ SYM, ngồi trên chiếc ghế nhỏ nơi lưng phòng anh rót chén trà nóng mời tôi.
Cũng từ đây anh xin phép sẽ không nói về mình nữa, vì trong tình cảnh sức khỏe như thế này anh cũng không muốn đòi hỏi gì hơn. Anh nói với tôi, trong bài này tôi đừng viết về anh, cũng đừng chụp ảnh anh mà hãy qua câu chuyện của anh mà viết về những công nhân khác, hãy viết về những người đang khoác trên mình chiếc áo có dòng chữ “SYM - VMEP” bị đuổi việc trong thời gian vừa rồi.
Dòng chữ "SYM - VMEP" trên áo bảo hộ của anh Cường |
Những ngày này, dẫu bệnh tật đang kéo đến và anh vẫn phải lên Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba thăm khám thường xuyên, nhưng ở sâu trong tâm thức của mình anh không thể nào quên được hình ảnh giây phút anh và những người đồng nghiệp bị mái nhà VMEP, ngôi nhà VMEP hắt hủi ra ngoài đường.
“Tôi nhớ như in, lúc đó vào khoảng 4 giờ chiều ngày 10/10, công ty có gọi chúng tôi lên, đến nơi họ đưa quyết định nghỉ việc. Lúc đó tất cả mọi người đều bàng hoàng, không ai hiểu tại sao lại có quyết định như vậy, nên khi đó mọi người đều phản đối dữ dội và không một ai nhận quyết định cả. Sau đó, công ty liền lập danh sách 149 người từ mai trở đi phải dừng việc và không được vào công ty nữa”, anh Cường hồi tưởng lại.
Công nhân bị sa thải tập trung trước cổng VMEP phản đối quyết định chấm dứt hợp đồng |
Trong số những công nhân đó, bộ phận anh Cường quản lý có 26/28 người bị thôi việc, hai người còn lại là một nữ công nhân đang mang thai và một nữ công nhân có con nhỏ. Anh Cường cho biết, những công nhân trên đến từ nhiều địa bàn khác nhau trong thành phố (quận Hà Đông, huyện Chương Mỹ,...) và cũng có các công nhân từ các tỉnh thành khác (Bắc Giang, Phú Thọ...) đến thuê nhà để làm việc tại công ty. Hầu hết mọi người đều gắn bó với công ty nhiều năm và ai cũng xác định rằng sẽ làm cho đến khi nghỉ hưu mới thôi.
Anh Nguyễn Ngọc Hợp (52 tuổi, huyện Yên Dũng, Bắc Giang) làm việc ở xưởng sơn từ năm 2002, tình đến thời điểm bị sa thải anh đã công tác được 17 năm |
Xưởng sơn nơi công nhân của anh Cường làm việc là bộ phận độc hại nhất trong các khâu sản xuất của công ty, nên qua các thời kỳ tuyển người rất khó, vì vào đây công nhân làm việc độc hại, vất và mà lại phải tăng ca nhiều. “Dẫu vậy, vào những lúc công ty có nhiều việc phải tăng ca, khi được yêu cầu làm, công nhân vẫn nhiệt tình”, anh Cường chia sẻ.
Nói đến đây, anh Cường dừng lại ngậm ngùi nhìn chiếc áo bảo hộ có ghi dòng chữ “SYM - VMEP” trên ngực trái treo ở cánh cửa tủ nơi góc nhà, phía trên tủ vẫn còn 2 chiếc áo bảo hộ được treo như vậy. Trước đây, mỗi khi đi làm anh đều đến lấy và mặc cẩn trọng vào người.
Chiếc áo bảo hộ của VMEP mà anh Cường mặc mỗi khi đi làm |
“Vậy mà”, anh ngậm ngùi nói, “vậy mà”, anh ngậm ngùi nói, “Công ty nỡ lòng nào phủi họ đi như phủi những hạt cát vô tri”. Phủi đi những con người đã từng gắn bó, đã từng coi công ty là nhà, họ cống hiến cả tuổi trẻ cho công ty và khi họ ở độ tuổi 35 - 50 công ty lại không cần họ nữa, phủi họ ra đường. Liệu hành động ấy có còn đúng như những điều mà công ty đã nói khi xưa hay không, “Khẳng định cống hiến”?.
Dòng chữ "Khẳng định cống hiến" được dán ở nhà máy VMEP |
“Trong trường hợp công ty vì những lý do khác mà không sử dụng họ nữa thì cũng phải có sự hỗ trợ xứng đáng, hợp lý, đúng đắn với công sức, cống hiến họ bỏ ra theo đúng các quy định của pháp luật, theo đúng chính sách của công ty đã cam kết với họ”, anh Cường bày tỏ.
Nói đến đây, nói đến đây, anh Cường giọng nói lạc đi, “Tôi có trách nhiệm với anh em công nhân. Khi xưa, lúc cần họ, tôi yêu cầu họ tăng ca, hoàn thành công việc. Giờ đây, khi công nhân bị thôi việc mà tôi không làm được gì giúp họ thì tôi là kẻ vô trách nhiệm”. Nhưng chính bản thân anh Cường cũng là một trong những công nhân bị công ty sa thải, và yêu cầu của anh đối với công nhân khi xưa cũng là thực hiện theo chỉ đạo của công ty để đẩy nhanh tiến độ sản xuất.
Anh Cường dừng lời, ngoài trời những cơn gió đầu mùa rít lên dữ dội gợi cho anh nhớ về một hồi ức trong một đêm đông lạnh giá khi xưa, “Cách nay 11 năm, nhà máy VMEP xảy ra cháy lớn, nhận được tin hàng trăm công nhân từ khắp nơi đều không quản đường xa để đến hỗ trợ nhà máy dập lửa. Đêm hôm đó, trời rất lạnh, họ đã thức trắng đêm.”
Hiện trường vụ cháy ở nhà máy VMEP năm 2008 (Ảnh: Nongnghiep) |
Khoảng 22h30, ngày 19/9/2008, một vụ cháy lớn xảy ra tại Nhà máy Sản xuất phụ tùng và Lắp ráp xe máy Công ty VMEP.(nay thuộc P. La Khê, Q. Hà Đông, Hà Nội). Sau đó nhanh chóng bùng lên và bao trùm lên toàn bộ tòa nhà B5 (khu kho linh kiện kinh doanh và xe máy lắp ráp hoàn chỉnh). Đến khoảng 2h sáng ngày hôm sau, dưới sự nỗ lực hàng trăm cán bộ chiến sĩ Phòng Cảnh sát PCCC Công an TP. Hà Nội và hàng trăm công nhân đám cháy cơ bản đã được dập tắt. Vụ cháy tuy không có thiệt hại về người nhưng đã khiến khu vực nhà xưởng, kho rộng 4.500m2, trong đó có 3.000m2 diện tích kho hàng bị thiêu rụi hoàn toàn. |
Một số người kinh doanh các phụ kiện cổ vũ đội tuyển Việt Nam đã bắt đầu nhộn nhịp xung quanh Sân vận động Quốc ... |
Công an TP Hà Nội vừa ra thông báo về việc tiến hành phân luồng giao thông phục vụ cho các trận đấu thuộc vòng ... |
Đang yên tâm với một công việc ổn định, 149 công nhân công ty VMEP (P. La Khê, Q. Hà Đông, Hà Nội) bỗng nhiên ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 24/09/2024 12:56
Vàng nhẫn vượt mốc 81 triệu/lượng, công nhân liệu có mua được?
Thời gian gần đây, giá vàng nhẫn liên tục lập đỉnh, lần đầu vượt mốc 81 triệu đồng/lượng. Với mức tăng này, liệu mức thu nhập của công nhân, người lao động có đủ khả năng để mua?
Người lao động - 23/09/2024 20:57
Quảng Nam: Khẩn cấp di dời, ổn định đời sống người dân hai huyện sạt lở núi
Ít nhất 2 ngôi làng với 211 nhân khẩu ở hai huyện Nam Trà My, Nam Giang, tỉnh Quảng Nam phải di dời khẩn cấp khỏi vùng sạt lở. Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo xử lý tình trạng sạt lở, sớm ổn định đời sống người dân.
Người lao động - 23/09/2024 15:59
Cảm ơn đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh lao động
Anh Chu Thanh Bình - đoàn viên Công đoàn Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã gửi đến Ban Tổ chức cuộc thi trực tuyến "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn vệ sinh lao động" thông điệp: cảm ơn đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh lao động.
Đời sống - 23/09/2024 15:57
Làng Nủ sau thảm họa: Hành trình sưởi ấm những trái tim
Đồng bào ở trong và ngoài nước đang hướng về Làng Nủ, sẻ chia mất mát với những người còn sống...
Người lao động - 22/09/2024 09:25
"Lá chắn thép" của người Làng Nủ
Nhiều năm sau này, khi nhắc về Làng Nủ, người ta sẽ nhắc về một bản làng xinh đẹp, nhưng không may phải hứng chịu trận đại hồng thủy, cuốn trôi tất cả. Ở đó có một Làng Nủ tang thương nhưng vẫn kiên cường, trong gian khó vẫn sáng lên tình người và hy vọng về một tương lai hồi sinh.
Người lao động - 20/09/2024 19:01
Thưởng tiền, tăng lương cho công nhân ưu tú
Công ty TNHH MSV ở Khu công nghiệp Phú Bài (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) có nhiều hoạt động khích lệ người lao động hăng say lao động sản xuất.
- Điều kỳ diệu của cuộc sống là lúc khó khăn Công đoàn luôn bên cạnh
- Trang bị kỹ năng khai thác trí tuệ nhân tạo vào truyền thông công đoàn
- Suzuki XL7 Hybrid cách tân để chinh phục gia đình Việt
- Tiền lương và mức lương tối thiểu được quy định thế nào?
- “Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 5: Ngân hàng cần minh bạch, rạch ròi