Top 10 game có thưởng khi tải về - game doi thuong

Vụ 149 công nhân VMEP “đột nhiên” bị sa thải: Những đôi mắt trũng sâu và ngơ ngác

Người lao động - Trường Hùng

149 công nhân bị VMEP sa thải có những số phận rất riêng của một con người, người bị đột quỵ, người bị lao cột sống, người có con bị bệnh tim... Những người công nhân ấy đã cống hiến cả tuổi trẻ cho công ty, người ít thì 5 năm, người nhiều thì 26 năm và chỉ còn vài giây tích tắc của một đời người nữa thôi là họ sẽ nghỉ hưu, thì bỗng nhiên trên trời rơi xuống một quả chùy thật nặng: “Chấm dứt hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu, công nghệ” của công ty VMEP (P. La Khê, Q. Hà Đông, Hà Nội)” xuống đầu.

vu 149 cong nhan vmep dot nhien bi sa thai nhung ho mat trung sau va day ngo ngac

Anh Nguyễn Đình Tá (52 tuổi, huyện Chương Mỹ, Hà Nội), công tác ở VMEP được 17 năm 8 tháng

Trong khoảnh khắc ấy những đôi mắt vui tươi bỗng trở nên trũng sâu, những hố mắt trũng sâu bởi vì những biến cố lớn bất ngờ xảy đến làm thay đổi số phận và lái cuộc đời của họ theo một hướng khác, hướng mà hiện tại họ cũng không biết sẽ ra sao, sẽ đi về đâu. Họ ngơ ngác trước hiện tại và sự ngơ ngác ấy đã lấp đầy những hố mắt trũng sâu, trong đôi mắt ấy giờ đây chứa đựng sự hụt hẫng, chứa đựng nỗi đau bị ruồng bỏ và mất niềm tin vào tất cả.

Gặp tôi vào 8 giờ tối 11/11, tại đầu một con ngõ nhỏ ở đường Vân Nội (P. Phú Lương, Q. Hà Đông, Hà Nội), chị Nguyễn Thị Thanh Yên (41 tuổi), một trong 149 công nhân bất ngờ bị Công ty Hữu hạn Chế tạo Công nghiệp và Gia công chế biến hàng xuất khẩu Việt Nam (VMEP) thông báo quyết định thôi việc vào ngày 10/10, đưa tôi tập văn bản dày 4cm và nói: “Em cứ tìm hiểu trong này, mọi thông tin đều đầy đủ, chứ đừng hỏi chị, chị cũng không biết nói gì thêm”.

vu 149 cong nhan vmep dot nhien bi sa thai nhung ho mat trung sau va day ngo ngac
Tập tài liệu dày 4cm chị Yên đưa tôi tối 11/11

Đôi mắt chị Yên nhìn tôi, hai hàng mi mắt sụp xuống, hai con mắt có vẻ buồn rười rượi, chị cười nhạt. Theo như lời chị Thanh, ngày 12/10, Nguoiduatin đăng bài: “Hàng trăm công nhân SYM bất ngờ bị chấm dứt hợp đồng lao động”, Phapluatplus đăng bài: “149 công nhân VMEP đột ngột bị sa thải trái quy định”; ngày 14/10, Vietnamfinance đăng bài: “Công ty VMEP bị tố sa thải người lao động trái quy định?”; ngày 25/10, Baogiaothong đăng bài: “Hơn trăm công nhân căng băng rôn bị sa thải đột ngột, công ty nói gì?”... thì đến nay vụ việc đã có động tĩnh (công ty có họp giải trình với các sở ban ngành của thành phố, quận Hà Đông vào ngày 17/10) nhưng vẫn chưa giải quyết được gì, công nhân vẫn tập trung trước cửa nhà máy hàng ngày để phản đối và công ty thì vẫn không tổ chức buổi đối thoại theo yêu cầu của công nhân.

vu 149 cong nhan vmep dot nhien bi sa thai nhung ho mat trung sau va day ngo ngac
Công nhân tập trung trước cổng nhà máy VMEP phản đối quyết định chấm dứt hợp đồng vào sáng 12/11

Công nhân phản đối lý do mà công ty đưa ra “do thay đổi cơ cấu, công nghệ” để sa thải họ là không đúng, bởi công nghệ đâu thì chẳng thì chẳng thấy, chỉ thấy rằng sắp tới công ty sẽ di dời việc sản xuất tại nhà máy vào Khu công nghiệp Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ) và nơi mà họ đã từng làm việc sắp đây sẽ mọc lên dự án hỗn hợp văn phòng thương mại, siêu thị, chung cư cao tầng, nhà ở thấp tầng, nhà trẻ "Sym Cantavil Complex”, mà VMEP là một trong hai chủ đầu tư với số vốn góp lên tới 267 tỷ đồng.

vu 149 cong nhan vmep dot nhien bi sa thai nhung ho mat trung sau va day ngo ngac
Văn bản của Văn phòng Kinh tế - Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc gửi UBND TP. Hà Nội ngày 6/5/2019, về kiến nghị chuyển đổi mục đích sử dụng cơ sở sản xuất cũ (P. La Khê, Q. Hà Đông) thành Khu phức hợp văn phòng, siêu thị, chung cư và nhà trẻ của VMEP

Bởi vậy mà khi gặp tôi, trong đôi mắt chị dường như có một cái gì đó trũng xuống như là sự phẫn uất, một cái gì đó cảm thấy bất công, một cái gì đó như không còn biết tin tưởng vào điều gì nữa. Chị không biết rằng, việc đưa tôi một tập văn bản rất dày với rất nhiều loại giấy tờ được ban hành bởi UBND TP. Hà Nội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP. Hà Nội, Liên đoàn Lao động Q. Hà Đông, công ty VMEP,... cùng với rất nhiều đơn kiến nghị của Công đoàn VMEP gửi tới các sở ban ngành trên liệu rằng có giải quyết được gì không, hay cuối cùng cũng chỉ như muối bỏ bể, tốn công mà lại vô ích.

vu 149 cong nhan vmep dot nhien bi sa thai nhung ho mat trung sau va day ngo ngac
Đôi mắt trũng sâu của chị Nguyễn Thị Thanh Yên

Trong khi đó, công ty VMEP ngày càng có thái độ cứng rắn hơn đối với công nhân: “Hỗ trợ thêm cho tất cả 149 người lao động thêm 1 tháng lương theo mức lương bình quân 6 tháng gần nhất (Chỉ áp dụng trong trường hợp cam kết không có khiếu kiện tranh chấp lao động của tất cả 149 người lao động, BCH Công đoàn cơ sở và Công ty VMEP)”, theo văn bản số 180/2019/CV-VMEP ban hành ngày 21/10/2019.

Như vậy, nếu dù chỉ có một người trong số công nhân trên không đồng ý thì VMEP cũng sẽ không hỗ trợ thêm cho bất cứ một người nào. Trong khi mức hỗ trợ này so với mức hỗ trợ được công ty ghi trong phiếu liên lạc nội bộ trước đó vào ngày 21/3/2019 lại khác biệt rất nhiều, “1. Nhân viên vào trước 1/1/2009, theo yêu cầu của công đoàn, công ty đồng ý bồi thường 1 năm làm việc 1 tháng lương; 2. Nhân viên vào sau ngày 1/1/2009, đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp do nhà nước chi trả, công ty trả mỗi năm làm việc 0,5 tháng lương”.

vu 149 cong nhan vmep dot nhien bi sa thai nhung ho mat trung sau va day ngo ngac
Mức hỗ trợ công nhân thôi việc được VMEP ghi trong phiếu liên lạc nội bộ ngày 21/3/2019

Cụ thể như trường hợp của chị Yên, chị vào làm việc công ty từ ngày 1/10/2002, tiền lương bình quân 6 tháng gần nhất là 10.283.000 đồng, thì như phương án trợ cấp mất việc làm hiện tại của công ty chị được chi trả 66.839.500 đồng cho 6 năm 2 tháng công tác (tính đến ngày 1/1/2009), còn từ 1/1/2009 đến 30/11/2019 do bảo hiểm xã hội chi trả, công ty không hỗ trợ chị gì thêm. Trong khi trước đó, nếu theo mức hỗ trợ ghi trong phiếu liên lạc ngày 21/3/2019, thì từ năm 2009 đến nay chị sẽ được công ty hỗ trợ thêm 51.415.000 đồng cho 10 năm công tác (tương đương với 5 tháng lương). Tuy nhiên, mức hỗ trợ ghi trong phiếu liên lạc trên chỉ có hiệu lực từ ngày 15/2 đến ngày 31/3/2019.

Trường hợp của chị Yên cũng như là trường hợp mà rất nhiều công nhân khác trong số 149 người bị VMEP cho thôi việc gặp phải. Thậm chí có những trường hợp mà chị Yên cho rằng rất bất công, như mức hỗ trợ công nhân làm việc từ 2007 và mức hỗ trợ công nhân làm việc từ 2014 đều giống nhau, đều hỗ trợ 2 tháng lương để tìm việc, trung bình là 12.000.000/người (đối với công nhân có mức lương 6.000.000 đồng/tháng). Trong khi thời gian 2 công nhân này bắt đầu làm việc chênh nhau đến 7 năm, “Vậy rằng chính sách mà công ty nói là khẳng định cống hiến, liệu rằng có còn đúng hay không?”, chị Yên bức xúc chia sẻ.

Đồng tâm trạng với chị Yên, cảm thấy lý do VMEP đưa ra để thôi việc công nhân và mức hỗ trợ không thỏa đáng, mức hỗ trợ mà theo nhiều người nói đó là ‘Phủ định cống hiến" chứ không phải ‘Khẳng định cống hiến’ mà công ty đã sang sảng năm nào, nhiều công nhân đã bỏ việc nhà, mỗi người không ai bảo ai đều dành cả buổi sáng và cùng nhau tập trung trước cổng VMEP treo băng rôn phản đối: “Phản đối công ty VMEP sa thải người lao động trái pháp luật”.

vu 149 cong nhan vmep dot nhien bi sa thai nhung ho mat trung sau va day ngo ngac
"Khẳng định cống hiến" là quan niệm kinh doanh của VMEP

Ngoài đường cái khi thoảng những chiếc container đi ngang qua gầm rú lên những hồi còi inh ỏi, “át” đi tiếng loa kêu cứu của họ đặt ngay sát lề đường. Ngồi ngay sát đó, lòng mỗi người đều nặng nề, nỗi lo về cơm áo gạo tiền, về con cái bé dại, về cha mẹ già ốm đau... ùn ùn kéo đến... đôi mắt họ đầy ngơ ngác nơi cánh cổng sắt lạnh lùng của công ty VMEP, cánh cổng ngăn cách họ vào một nơi đã từng gắn bó rất thân thuộc để rồi bây giờ chỉ còn lại sự hụt hẫng, chỉ còn lại những hố mắt trũng sâu được lấp đầy bởi sự ngơ ngác về tương lai của những con người đã bị lấy đi tuổi trẻ.

Sáng 15/11, VMEP tổ chức họp công bố chính sách hỗ trợ của công ty cho người lao động bị thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ.

Tham dự buổi họp có: Ban lãnh đạo công ty, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (Ban chấp hành Công đoàn cơ sở), 149 người lao động bị thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ.
Ngoài ra còn có đại diện của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP. Hà Nội, Liên đoàn Lao động TP. Hà Nội, Liên đoàn Lao động Q. Hà Đông, UBND Q. Hà Đông, UBND P. La Khê, Công an TP. Hà Nội, Công an Q. Hà Đông, Công an P. La Khê.

“Cách nay 11 năm, nhà máy VMEP xảy ra cháy lớn, nhận được tin hàng trăm công nhân từ khắp nơi đều không quản đường ...

Một số người kinh doanh các phụ kiện cổ vũ đội tuyển Việt Nam đã bắt đầu nhộn nhịp xung quanh Sân vận động Quốc ...

Công an TP Hà Nội vừa ra thông báo về việc tiến hành phân luồng giao thông phục vụ cho các trận đấu thuộc vòng ...

In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Người lao động -

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) đang đề xuất phương án nghỉ Tết Âm lịch năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục cho cán bộ, công chức, viên chức.

Đời sống -

Trước thảm họa cơn bão số 3 gây ra, ngành Y tế không chỉ ứng phó kịp thời mà còn có những quyết sách mang tính nhân văn. Một trong những hành động nổi bật là quyết định không thu viện phí đối với các nạn nhân vùng lũ, giúp họ giảm bớt gánh nặng chi phí y tế trong hoàn cảnh khó khăn.

Người lao động -

Công đoàn Công ty CP Than Núi Béo cho biết, cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” với các nội dung kiến thức phong phú, rất sát với thực tiễn sản xuất của đơn vị.

Người lao động -

Sau bão, đi kèm với lũ và ngập lụt, người dân và người lao động đặc biệt cần nước sạch để sinh hoạt. Vậy trong điều kiện thiếu thốn nguồn nước an toàn, cần xử lý nước thế nào để làm sạch nước, có nguồn nước đảm bảo sử dụng, phòng chống dịch bệnh?

Người lao động -

Ngay sau khi nhận thông tin Gojeck sẽ rút khỏi thị trường từ ngày 16/9, nhiều tài xế đã ngỡ ngàng, bởi với nhiều người, đây là công việc đem lại thu nhập chính, lo toan cho cả gia đình.

Người lao động -

Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024 nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ, công nhân, người lao động.

Video

Một trường học ở Hà Nội đã giới hạn số tiền học sinh quyên góp cho đồng bào bão lũ. Hành động “ngược đời” này đã nhận được nhiều đánh giá tích cực trong xã hội.

Tôi công nhân

Cơn bão số 3 (Bão Yagi) gây ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề tại nhiều các tỉnh khu vực phía Bắc. Mức trợ cấp, hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị ảnh hưởng do bão sẽ thực hiện theo quy định tại Quyết định 4291/QĐ-TLĐ năm 2022 của Tổng LĐLĐ Việt Nam với mức từ 3.000.000 đồng/trường hợp.

Talk Công đoàn

Đồng chí Lê Thị Kim Huệ, Chủ tịch LĐLĐ quận Đống Đa, TP Hà Nội chia sẻ về những kinh nghiệm đổi mới hoạt động công đoàn, chăm lo thiết thực cho đoàn viên và người lao động.

Infographic

Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Chương trình “Nâng cao hiệu quả công tác đối thoại, thương lượng tập thể giai đoạn 2023 - 2028”. Mục tiêu cụ thể như sau:
Bản tin công nhân

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Video

Từ thiện tuyệt nhiên không phải cuộc đua lòng tốt với sự khoe mẽ xem ai nhiều hơn để tranh giành ảnh hưởng, kiếm danh, kiếm lợi. Từ thiện cho lòng mình nhẹ bớt với nỗi đau nội tâm khi đọc tin trước, cho người khác sau.

Đọc thêm

Đời sống -

Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.

Đời sống -

Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.

Người lao động -

Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.

Người lao động -

Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.

Đời sống -

Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.

Người lao động -

Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.

Người lao động -

Trước dự báo về mức độ nguy hiểm của siêu bão Yagi, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội đã thông báo cho công nhân được nghỉ làm ngày thứ Bảy (07/9/2024) - thời điểm dự kiến bão đổ bộ.

Người lao động -

Chuyên gia Tổng cục Khí tượng Thủy văn đưa ra lời khuyên trong phòng, tránh "siêu bão" Yagi sắp tới, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.

Đời sống -

Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.

Đời sống -

Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.