Quy định về an toàn làm việc trên cao tại Việt Nam
An toàn, vệ sinh lao động - 06/12/2021 17:58 ThS. Trần Xuân Hiển, Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Các công việc liên quan đến lắp đặt, tháo dỡ cốp-pha, ván khuôn ở trên cao, trên mái, gần nơi có lỗ hổng, không gian mở… được quy định là công việc làm việc trên cao. Ảnh minh họa. |
Bảng 1. Các yếu tố chấn thương chủ yếu làm chết người nhiều nhất trong lao động tại Việt Nam. Nguồn: Bộ LĐ-TB&XH
Năm 2019 | Ngã cao chiếm 18,92% tổng số vụ | Ngã cao chiếm 17,8% tổng số người chết |
Năm 2020 | Ngã cao chiếm 26,61% tổng số vụ | Ngã cao chiếm 25,22% tổng số người chết |
Quy định của các Bộ, ngành làm việc trên cao tại Việt Nam
Hiện nay Việt Nam chưa có Quy chuẩn, Tiêu chuẩn quy định cụ thể về trong các lĩnh vực công nghiệp khác nhau, do vậy quy định về khái niệm này chưa được thống nhất cụ thể như các quốc gia phát triển khác trên thế giới. (Ví dụ: Ở Hoa Kỳ, Bộ Lao động nước này quy định bắt buộc phải có biện pháp an toàn, bảo vệ chống rơi ngã khi NLĐ làm việc ở độ cao 4 feet tại nơi làm việc trong các ngành công nghiệp nói chung; 5 feet trong xưởng đóng tàu; 6 feet trong ngành xây dựng và 8 feet trong các công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm khác). Song, các quy định về làm việc trên cao đã được quy định ở một số các văn bản thuộc các Bộ, ngành quản lý những công việc có nguy cơ mất an toàn cao. Cụ thể:
1. Quy định của Bộ Xây dựng
Tại Khoản 1.14, Mục 1, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5308: 1991 về Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng, quy định: “Khi làm việc từ độ cao 2m trở lên hoặc chưa đến độ cao đó nhưng dưới chỗ làm việc có các vật chướng ngại nguy hiểm thì phải trang bị dây an toàn cho công nhân hoặc lưới bảo vệ nếu không làm được sàn thao tác có lan can an toàn”.
Khoản 2.1.5 Mục 2 của Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia an toàn trong xây dựng QCVN 18:2014/BXD (ban hành kèm theo Thông tư số 14/2014/TT-BXD ngày 05/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng) quy định: “Khi làm việc trên cao (từ 2m trở lên) hoặc chưa đến độ cao đó nhưng dưới chỗ làm việc có các vật chướng ngại nguy hiểm, thì phải trang bị dây an toàn cho NLĐ hoặc lưới bảo vệ. Nếu không làm được sàn thao tác có lan can an toàn, không cho phép NLĐ làm việc khi chưa đeo dây an toàn”.
Khoản 2.19.1.2, Mục 2.19 Quy chuẩn trên (về làm việc trên cao và mái) quy định: “Khi làm việc tại những khu vực cao bao gồm cả mái nhà có cao độ hơn 2m, cần phải có biện pháp bảo vệ xung quanh các cạnh mở bằng lan can theo quy định. Tại những nơi không thể sử dụng lan can an toàn, phải ”.
Theo quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia an toàn trong xây dựng, khi làm việc trên cao phải trang bị dây an toàn cho người lao động hoặc lưới bảo vệ… Ảnh minh họa. |
Khoản 2.19.2.2, Mục 2.19 của Quy chuẩn trên (về làm việc trên cao và mái) quy định: “Khi làm việc trên mái có độ dốc lớn hơn 25°, NLĐ phải đeo dây an toàn và móc vào vị trí cố định”.
Khoản 2.19.2.3, Mục 2.19 vẫn của Quy chuẩn trên (về làm việc trên cao và mái) quy định: “NLĐ làm việc trên mái có độ dốc lớn hơn 25° phải có thang gấp đặt qua bờ nóc để đi lại an toàn. Thang phải được cố định chắc chắn vào công trình, chiều rộng của thang không được nhỏ hơn 30cm, các thanh ngang đặt cách đều nhau một khoảng 40cm”.
2. Quy định của Bộ Công thương
Tại Khoản 3.14, Mục 3 (Giải thích từ ngữ) của Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về an toàn điện - QCVN 01: 2020/BCT (ban hành kèm theo Thông tư số 39/2020/TT-BCT ngày 30/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Công thương quy định: “Làm việc trên cao là làm việc ở độ cao từ 2m trở lên, được tính từ mặt đất (mặt bằng) đến điểm tiếp xúc thấp nhất của người thực hiện công việc”.
3. Quy định của Bộ LĐ-TB&XH
Thông tư số 06/2020/TT-BLĐTBXH ngày 20/8/2020 của Bộ LĐ-TB&XH về việc ban hành Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ nêu rõ: “Mục 7: Làm việc trên cao cách mặt bằng làm việc từ 2m trở lên, trên sàn công tác di động, nơi cheo leo nguy hiểm”.
Từ các quy định cụ thể của các Bộ, ngành nêu trên về làm việc trên cao thì công việc làm việc trên cao (đặc biệt là trong lĩnh vực thi công xây dựng) bao gồm các công việc sau: Tất cả các công việc ở độ cao từ 2m trở lên hoặc dưới 2m nhưng vẫn tồn tại các yếu tố nguy hiểm có hại có thể làm việc (như vật sắc nhọn, thuỷ tinh, nước, axit…).
Làm việc trên thang, trên các loại dàn giáo, nôi treo di động. Làm việc trên mái có độ cao từ 2m trở lên và các loại mái có độ dốc lớn hơn 25°. Làm công việc sửa chữa trên các loại máy - thiết bị xây dựng (mà có độ cao hơn 2m) như: Máy xúc, cần trục, cầu trục, vận thăng…
Làm việc gần nơi có lỗ hổng, không gian mở như: Gần hố thang máy, thi công gần vị trí ban công, lan can, cầu thang lên xuống… Các công việc liên quan đến lắp đặt, tháo dỡ cốp-pha, ván khuôn ở trên cao, trên mái, gần nơi có lỗ hổng, không gian mở. Các công việc liên quan đến đổ bê tông, công tác hoàn thiện gần các lỗ hổng, ban công, lan can, cầu thang… Làm việc trên cao gần các nguồn điện hoặc dây dẫn điện cao thế…
Công ty Cổ phần Xây dựng GM (TP. Hải Phòng) tổ chức tâp huấn an toàn lao động trên cao cho công nhân Nhà máy sản suất khí công nghiệp Vinasanfu - Khu công nghiệp Đình Vũ, quận Hải An. |
Các biện pháp an toàn khi làm việc trên cao
Hiện nay, trên thế giới thường sử dụng hai loại biện pháp an toàn chính để phòng chống các tai nạn ngã cao, đó là hệ thống an toàn thụ động và hệ thống an toàn chủ động.
Hệ thống an toàn thụ động
Là hệ thống không cần sự tham gia của NLĐ, nghĩa là hệ thống giúp cho NLĐ tránh rủi ro ngã cao dù không thực hiện các quy định cần thiết để phòng chống ngã cao; như lắp đặt hệ thống lưới chống rơi…
Hệ thống an toàn chủ động
Là hệ thống phòng chống ngã cao mà NLĐ có thể sử dụng một cách chủ động để phòng tránh rơi ngã, như việc đeo dây đai an toàn, lắp đặt lan can, hành lang an toàn, vạch cảnh báo, các hệ thống giám sát an toàn...
Bộ phận cấu tạo thiết bị chống rơi ngã (dụng cụ bảo hộ cá nhân) dành cho người lao động trên cao. |
Từ các quy định nêu trên, người sử dụng lao động khi bố trí cho NLĐ thực hiện các công việc ở trên độ cao 2m trở lên (hoặc dưới 2m nhưng vẫn tồn tại các yếu tố nguy hiểm có hại có thể gây tai nạn cho người làm việc), bắt buộc phải thiết lập các biện pháp an toàn cho NLĐ trong suốt quá trình thực hiện công việc.
Cùng với đó, NLĐ cũng phải bắt buộc tuân thủ các biện pháp an toàn mà người sử dụng lao động đã thiết lập và trang bị để phục vụ cho công việc theo đúng quy định nhằm đảm bảo an toàn.
Công nghệ số giúp người lao động làm việc an toàn hơn Nhờ áp dụng công nghệ số vào quy trình thao tác, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã góp phần giảm thiểu nguy ... |
Chuẩn bị các phương án để người lao động được làm việc an toàn khi trở lại sản xuất Nhiều doanh nghiệp tại TP HCM đang chuẩn bị cho những phương án sản xuất mới. Bên cạnh đó, thành phố cũng cần thời gian ... |
Nhân viên phụ trách an toàn làm gì tại nơi làm việc? Hầu hết các tổ chức đều phải có một bộ phận EHS (hoạt động vì sức khỏe và an toàn của NLĐ và của cộng ... |
Tin cùng chuyên mục
An toàn, vệ sinh lao động - 01/09/2024 17:53
"Đau chết lặng vì tai nạn lao động, bố tôi vẫn nhận lỗi do mình chủ quan"
Mỗi lần nhớ về người bố đã khuất, chị Nguyễn Thị Thanh Hoàn - Công đoàn cơ sở Văn phòng I Tập đoàn Dệt May Việt Nam luôn nhớ về hình ảnh bố mình bặm môi, ngực loang lổ vết máu ở phòng cấp cứu, vẫn nhận lỗi tai nạn do mình chủ quan.
An toàn, vệ sinh lao động - 20/08/2024 16:35
Sẽ ra mắt nhiều sản phẩm truyền thông mới về phòng, chống tác hại thuốc lá
Nhiều sản phẩm truyền thông mới của Công đoàn về phòng, chống tác hại thuốc lá sẽ ra mắt trong năm nay là lời khẳng định của đại diện lãnh đạo Tạp chí Lao động và Công đoàn tại toạ đàm diễn ra sáng nay (20/8).
An toàn, vệ sinh lao động - 20/08/2024 07:16
Từ kinh nghiệm thực tế đến Giải thưởng về công tác an toàn vệ sinh lao động
Từ ý thức, trách nhiệm, kinh nghiệm thực tế về an toàn vệ sinh lao động, cùng với sự vận dụng linh hoạt các kiến thức pháp luật đã giúp anh Hồ Nam Hải (Skypec) đoạt giải trong cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu công tác ATVSLĐ”.
An toàn, vệ sinh lao động - 16/08/2024 06:00
Phòng ngừa tai nạn lao động nhìn từ chất lượng huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là một nội dung quan trọng của công tác ATVSLĐ. Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng và cả thái độ cho người sử dụng lao động (SDLĐ), người lao động. Qua đó, bảo đảm ATVSLĐ, phòng ngừa, góp phần giảm thiểu các vụ tai nạn lao động.
An toàn, vệ sinh lao động - 14/08/2024 17:59
An toàn cho người thân yêu - thông điệp sâu sắc từ cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ"
Cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” đã thu hút đoàn viên, NLĐ ở nhiều ngành, nghề tham gia, truyền tải thông điệp sâu sắc và góp phần khẳng định vai trò Công đoàn trong công tác ATVSLĐ.
An toàn, vệ sinh lao động - 14/08/2024 13:07
Công đoàn vào cuộc, tập trung điều trị tốt nhất cho công nhân nghi ngộ độc ở Vĩnh Long
Sáng nay 14/8, lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Long đã trực tiếp thăm hỏi các công nhân nhập viện do nghi ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Bo Hsing. LĐLĐ tỉnh cũng đang phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hỗ trợ, điều trị tốt nhất các các công nhân nhập viện, tích cực phối hợp làm rõ nguyên nhân vụ nghi ngộ độc thực phẩm đông người này.
- Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân: “Sẽ tiếp tục lan tỏa, nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc”
- Tâm sự giáo viên ngày khai giảng: “Năm nào tôi cũng xúc động như lần đầu”
- Cô tổng phụ trách Đội ở tuổi… bà ngoại của Trường THCS Mạc Đĩnh Chi
- Hơn 388.000 biển số ô tô đấu giá trực tuyến từ hôm nay 5/9
- Bốn mẫu xe nhận ưu đãi mạnh tay từ Toyota Việt Nam và các đại lý trong tháng 9