Làm gì để giảm thiểu nguy cơ khi thực hiện công việc cần giơ tay cao quá đầu
An toàn, vệ sinh lao động - 24/07/2024 20:46 Hà Vy
Nguy cơ mất an toàn đối với công nhân môi trường làm việc trong cống thoát nước là gì? |
Minh hoạ về công việc cần giơ tay cao quá đầu. |
Ảnh hưởng của công việc cần giơ tay cao quá đầu đến sức khoẻ người lao động
Công việc phía trên đầu (tiếng Anh là overhead work) được phân loại là công việc được thực hiện khi giơ tay cao hơn vai.
Mặc dù tại nơi làm việc đã áp dụng nhiều biện pháp kiểm soát việc phải làm việc khi giơ tay cao nhưng nhiều công việc vẫn yêu cầu người lao động thực hiện các thao tác như vậy.
Loại công việc này có mối liên hệ chặt chẽ đến sự hình thành của các chấn thương và đau ở vai; có nguy cơ mắc chấn thương về vai cao gấp 2 đến 3 lần bình thường. Khi làm việc mà cánh tay phải giơ từ 90 độ trở lên trong hơn 10% thời lượng làm việc có thể tăng gấp đôi nguy cơ hình thành chấn thương vai.
Ngoài ra, thời gian làm việc cần giơ tay cao và tuổi tác có liên quan nhiều đến nguy cơ tăng chấn thương vai. Trong toàn bộ các tài liệu khoa học được viện dẫn, làm việc cần giơ tay cao có liên quan đến nhiều tác dụng phụ tiêu cực bao gồm tăng áp lực cơ, suy giảm tuần hoàn, tăng hoạt động cơ và phát triển mệt mỏi.
Giảm nguy cơ thương tích do MSD (rối loạn cơ xương khớp) liên quan đến công việc cần giơ tay cao quá đầu
Các biện pháp làm giảm rủi ro chấn thương đối với công việc cần giơ tay cao quá đầu. |
Bốn yếu tố chính được đề xuất để thay đổi ảnh hưởng của công việc yêu cầu giơ tay cao quá đầu và các nguy cơ gây thương tích do nó gây ra gồm: (1) thiết kế nhiệm vụ, (2) tích tụ mệt mỏi, (3) chuyển động xương và (4) sức chịu đựng cơ bắp.
Việc thay đổi các yếu tố này có thể làm tăng hoặc giảm nguy cơ MSD trong khi hoàn thành các công việc yêu cầu giơ tay cao.
Một là, thiết kế công việc: 6 yếu tố gây ra những thay đổi về nhu cầu sử dụng cơ xung quanh vai khi hoàn thành công việc cần giơ tay cao gồm: hướng của lực tay tác động, khoảng cách tiếp cận theo chiều dọc, khoảng cách tiếp cận theo chiều ngang, số lần nâng cánh tay, lực tay tác động, độ chính xác cần có để hoàn thành nhiệm vụ.
Trong cả 6 yếu tố, trên hướng của lực tay tác động là yếu tố ảnh hưởng nhất đến việc giảm nguy cơ chấn thương trong quá trình làm việc cần giơ tay cao. Việc tác động lực cùng chiều với trọng lực (tức là hướng xuống và hướng thẳng đứng) dẫn đến nhu cầu sử dụng cơ thấp nhất. Lực tối đa người lao động có thể tạo ra cũng lớn nhất theo cùng hướng đi dọc xuống này (tức là tạo ra lực mạnh nhất theo hướng đi xuống).
Do đó, khi phải hoàn thành các công việc cần giơ tay cao, việc thay đổi hướng tác động của lực tay có thể được sử dụng như một phương pháp làm giảm nguy cơ gây thương tích.
Ngoài ra, việc làm giảm bất kỳ yếu tố nào nêu trên kết hợp với hướng tác động của lực tay sẽ làm giảm nguy cơ chấn thương (chẳng hạn như giảm khoảng cách tầm với theo phương ngang hoặc độ lớn của lực tay cần thiết để hoàn thành một công việc).
Hai là, tích tụ mệt mỏi: nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng việc nâng cao cánh tay làm tăng sự phát triển mệt mỏi trong tổ hợp cơ vai.
Ngoài ra, sự gia tăng lực tay cần thiết để hoàn thành một nhiệm vụ, sử dụng khối lượng công cụ lớn hơn (tức là sử dụng các công cụ nặng) và/ hoặc các công việc yêu cầu độ chính xác cao (ví dụ: đi dây điện) trong quá trình làm việc cần giơ tay cao đều làm tăng thêm sự tích tụ mỏi vai...
Cũng có bằng chứng cho thấy cách thực hiện công việc có thể ảnh hưởng đến tốc độ tích tụ mệt mỏi ở vai. Thời gian chịu đựng của công việc cần giơ tay cao có thể được nâng cao tới hơn 25% khi sử dụng thời gian chu kỳ ngắn hơn.
Ba là, chuyển động của xương: các tư thế làm việc cần giơ tay cao có thể làm giảm kích thước của khoang dưới xương (tức là không gian giữa xương cánh tay trên và cạnh trên của xương bả vai).
Đây là một điều quan trọng cần cân nhắc vì gân trên (một phần của cơ vòng quay) phải đi qua khoảng này. Phần gân này là vị trí xảy ra hầu hết các chấn thương ban đầu của vòng bít quay, bao gồm rách và viêm gân. Khoảng không gian dưới da giảm khi nâng cánh tay lên và nhỏ nhất khi nâng cánh tay trong khoảng 60 đến 90 độ.
Sự va chạm hoặc chèn ép của gân giữa các xương (hậu quả phổ biến của công việc cần giơ tay cao), thường gặp nhất ở góc giơ tay 95 đến 106 độ. Do đó, người ta khuyến nghị rằng phần bắp tay nên được giữ ở góc dưới 60 độ.
Bốn là, sức chịu đựng của cơ bắp: Dù cho thiết kế công việc ra sao đi nữa, thì công việc yêu cầu giơ tay cao luôn làm các cơ ở vai nhanh mệt mỏi hơn so với công việc không yêu cầu thao tác đó.
Nói chung, các cơ bao quanh tổ hợp vai sẽ kém hiệu quả hơn khi nâng cánh tay vượt quá 60 độ. Do đó, việc hoàn thành một công việc cần giơ tay cao đòi hỏi nhiều về cơ hơn so với một công việc tương tự cần giơ tay thấp hơn và điều này có thể dẫn đến sự phát triển mỏi cơ nhanh hơn...
Nên thường xuyên nghỉ ngơi sau khi hoàn thành các công việc cần giơ tay cao để các cơ xung quanh tổ hợp vai có thời gian phục hồi.
Khi cần phải thực hiện công việc cần giơ tay cao, nên dùng lực theo chiều trọng lực, dù là theo phương lên hay xuống, giảm khối lượng công cụ hoặc lực tác động, chu kỳ công việc thoặc thời gian chu kỳ tổng, giữ góc của bắp tay dưới 60 độ, nghỉ ngơi thường xuyên.
Xem video clip diễn viên xiếc thực hiện thao tác cần giơ tay cao quá đầu tại đây:
//www.youtube.com/watch?v=pFCGA_szgp0
Viện Khoa học An toàn vệ sinh lao động dịch từ uwaterloo.ca
Hướng dẫn chi tiết cách sạc pin xe máy điện VinFast an toàn chống cháy nổ Để đảm bảo xe hoạt động hiệu quả và kéo dài tuổi thọ pin, cách sạc pin xe máy điện VinFast an toàn chống cháy ... |
Công nhân lao động, doanh nghiệp làm gì để bảo vệ mình trước bệnh bạch hầu? Sau khi nữ sinh P.T.C. (dân tộc Khơ Mú, trú bản Phà Khảo, xã Phà Đánh, Kỳ Sơn, Nghệ An) tử vong vào ngày 5/7 ... |
Bệnh viện Nội tiết Trung ương: Điểm sáng trong quản lý chất thải y tế và bảo vệ môi trường lao động Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường đang diễn ra phức tạp, việc quản lý chất thải y tế trở ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 15/09/2024 08:02
Cuộc thi trực tuyến về ATVSLĐ thiết thực với thực tiễn sản xuất ngành Than
Công đoàn Công ty CP Than Núi Béo cho biết, cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” với các nội dung kiến thức phong phú, rất sát với thực tiễn sản xuất của đơn vị.
Người lao động - 13/09/2024 15:40
Làm thế nào để có nước sạch sinh hoạt sau lũ lụt?
Sau bão, đi kèm với lũ và ngập lụt, người dân và người lao động đặc biệt cần nước sạch để sinh hoạt. Vậy trong điều kiện thiếu thốn nguồn nước an toàn, cần xử lý nước thế nào để làm sạch nước, có nguồn nước đảm bảo sử dụng, phòng chống dịch bệnh?
An toàn, vệ sinh lao động - 06/09/2024 19:30
"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?
Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.
Người lao động - 06/09/2024 11:50
"Siêu bão" Yagi: Chuyên gia đưa lời khuyên ứng phó cho các ngành nghề
Chuyên gia Tổng cục Khí tượng Thủy văn đưa ra lời khuyên trong phòng, tránh "siêu bão" Yagi sắp tới, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.
An toàn, vệ sinh lao động - 01/09/2024 17:53
"Đau chết lặng vì tai nạn lao động, bố tôi vẫn nhận lỗi do mình chủ quan"
Mỗi lần nhớ về người bố đã khuất, chị Nguyễn Thị Thanh Hoàn - Công đoàn cơ sở Văn phòng I Tập đoàn Dệt May Việt Nam luôn nhớ về hình ảnh bố mình bặm môi, ngực loang lổ vết máu ở phòng cấp cứu, vẫn nhận lỗi tai nạn do mình chủ quan.
An toàn, vệ sinh lao động - 20/08/2024 16:35
Sẽ ra mắt nhiều sản phẩm truyền thông mới về phòng, chống tác hại thuốc lá
Nhiều sản phẩm truyền thông mới của Công đoàn về phòng, chống tác hại thuốc lá sẽ ra mắt trong năm nay là lời khẳng định của đại diện lãnh đạo Tạp chí Lao động và Công đoàn tại toạ đàm diễn ra sáng nay (20/8).
- Signetics (Hàn Quốc) đầu tư 100 triệu USD vào xây dựng nhà máy bán dẫn tại Vĩnh Phúc
- VNVC chủ lực tiêm vắc xin an toàn trong chiến dịch bao phủ vắc xin sởi tại TP.HCM
- Giới hạn tiền ủng hộ và bài học từ thiện đầu đời
- Chỉ tiêu công tác đối thoại, thương lượng tập thể của Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023 - 2028
- Thông điệp của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính qua 6 điểm tựa Việt Nam