Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả như thế nào?
Phóng sự điều tra - 09/04/2022 13:54 HOÀNG LINH
Bệnh nhân bị tai nạn lao động được chăm sóc, điều trị tích cực tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Ảnh: X.L. |
Trả lời: Căn cứ Điều 42 Luật ATVSLĐ năm 2015, Qũy Bảo hiểm TNLĐ, BNN được sử dụng để chi trả các khoản sau:
- Trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do TNLĐ, BNN đối với các trường hợp đủ điều kiện hưởng; trả phí khám giám định đối với trường hợp NLĐ chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động mà kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN;
- Chi trợ cấp một lần, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp phục vụ;
- Chi hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình;
- Chi dưỡng sức, phục hồi sức khỏe;
- Chi hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về TNLĐ, BNN;
- Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị TNLĐ, BNN khi trở lại làm việc;
- Chi phí quản lý bảo hiểm TNLĐ, BNN;
- Chi đóng bảo hiểm y tế cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm TNLĐ, BNN hằng tháng.
Bạn Nguyễn Thị Hà (Điện Biên) hỏi: Tôi làm công tác nhân sự tại một doanh nghiệp tư nhân. Xin Tạp chí cho biết quy định về mức đóng bảo hiểm TNLĐ và BNN năm 2022?
Trả lời: Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, NLĐ khó khăn do Covid-19 đã được Chính phủ ban hành năm 2021 và tiếp tục được áp dụng trong năm 2022, trong đó có nội dung về mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm TNLĐ, BNN.
Về mức đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN: Theo quy định tại Khoản 1, Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, chính sách giảm mức đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN được quy định như sau:
Người sử dụng lao động được áp dụng mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN trong 12 tháng (thời gian từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022) cho NLĐ thuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN (trừ cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, NLĐ trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước). Người sử dụng lao động hỗ trợ toàn bộ số tiền có được từ việc giảm đóng Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN cho NLĐ phòng, chống đại dịch Covid-19.
Anh Vũ Văn Chí (nhân viên học việc tại Công ty TNHH Seojin Việt Nam, KCN Song Khê, tỉnh Bắc Giang) bị tai nạn lao động giập nát bàn tay được điều trị tại bệnh viện. Ảnh: CSAT. |
Bạn Phùng Văn Tình (Quảng Ninh) hỏi: Tôi là công nhân mỏ. Xin Tạp chí cho biết, theo quy định của pháp luật hiện hành, tôi có thể xin đóng bảo hiểm TNLĐ cao hơn quy định hay không?
Trả lời: Bạn là công nhân khai mỏ, làm công việc thuộc ngành nghề nặng nhọc, nguy hiểm. Theo quy định, người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn; hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng sẽ là đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm TNLĐ (được quy định tại Điều 43 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015).
Về trách nhiệm đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN, theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Luật An toàn, vệ sinh lao động, NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động có quyền được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN.
Hiện nay chưa có quy định cụ thể về bảo hiểm TNLĐ theo hình thức tự nguyện. Do vậy, NLĐ chỉ có thể tham gia bảo hiểm TNLĐ, BNN theo hình thức bảo hiểm thương mại. Đối với việc tham gia bảo hiểm thương mại thì mức đóng, điều kiện hưởng, mức hưởng...sẽ do doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm quy định.
Tóm lại, NLĐ có giao kết hợp đồng lao động sẽ không phải đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN. Việc đóng loại bảo hiểm này là trách nhiệm của người sử dụng lao động. Mức đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN được tính trên cơ sở tiền lương tháng của NLĐ.
Trong trường hợp NLĐ giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm TNLĐ, BNN theo từng hợp đồng lao động đã giao kết nếu NLĐ thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (quy định tại Khoản 2 Điều 43 Luật An toàn, vệ sinh lao động).
Một số quy định về mức hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp đối với người lao động Nghị định số 88/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về ... |
Bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc: Người sử dụng lao động có trách nhiệm thế nào? Bạn Nguyễn Thị Giang (Quế Võ - Bắc Ninh): Tôi hiện là công nhân công ty sản xuất bao bì, tôi thấy, công ty thường ... |
Nhân viên y tế tại doanh nghiệp và nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp Theo Điều 73, Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), nhân viên y tế là người làm công tác y tế tại các doanh ... |
Tin cùng chuyên mục
Pháp luật lao động - 14/09/2024 09:42
Lâm Đồng: Công ty CP Môi trường xanh Friendly vẫn chây ì khoản nợ lương công nhân
Đến nay, Công ty Cổ phần Môi trường Xanh Friendly - đơn vị đầu tư vận hành Nhà máy xử lý rác thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) vẫn không trả tiền nợ lương đối với người lao động làm việc tại đây.
Phóng sự điều tra - 06/09/2024 15:09
Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”
Trước thực trạng khách hàng mất tiền oan và nguy cơ hiện hữu hóa thành “con nợ” của ngân hàng từ những chiếc thẻ ngân hàng không sử dụng, thậm chí thiếu thông tin tư vấn minh bạch, nữ công nhân ở Hải Dương gánh khoản nợ hơn 7,5 triệu đồng từ chiếc thẻ tín dụng được tặng mà chị không sử dụng trong 9 năm, luật sư Lương Minh Tuấn, Công ty Luật TNHH Năng & Partner, đã có những chia sẻ với Tạp chí Lao động và Công đoàn. Cùng với đó đồng chí Hà Sỹ Đồng, Đại biểu Quốc hội (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị) cũng nêu lên một số ý kiến chung quanh vấn đề này.
Phóng sự điều tra - 04/09/2024 17:07
Bài 7: Cần hành lang pháp lý chung để quản lý thẻ ngân hàng “ngủ đông”
Đó là một trong những ý kiến của bà Nguyễn Hồng Thanh, Trưởng Tiểu ban Chính sách của Chi hội Thẻ ngân hàng Việt Nam (Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam) về quy trình quản lý, phát hành thẻ ngân hàng của các ngân hàng thương mại hiện nay. Quan điểm này cũng được đại diện Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) nêu lên trong cuộc trao đổi với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn xung quanh vấn đề phát hành, quản lý, vận hành thẻ ngân hàng hiện nay.
Phóng sự điều tra - 03/09/2024 16:24
Từ vụ “thần dược” Lipixgo: Nhức nhối nạn thổi phồng công dụng thực phẩm chức năng, lừa người tiêu dùng
Bất chấp nỗ lực của các cơ quan quản lý và cảnh báo từ chuyên gia y tế, nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng vẫn được quảng cáo với công dụng "thần kỳ", đánh lừa người tiêu dùng. Tình trạng này không chỉ làm tổn hại đến sức khỏe và tài chính của người dân mà còn làm mất uy tín của ngành thực phẩm chức năng.
Pháp luật lao động - 01/09/2024 07:31
Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 3: Tội quảng cáo gian dối có thể bị xử lý hình sự
Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch khẳng định rằng đường link quảng cáo sản phẩm Lipixgo đã vi phạm nhiều quy định pháp luật, không chỉ về quảng cáo. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân bị lừa dối bởi quảng cáo sai sự thật, có quyền tố cáo hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại thực tế xảy ra bởi nguyên nhân quảng cáo sai sự thật.
Pháp luật lao động - 31/08/2024 08:42
Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 2: Những cuộc gọi thúc giục chốt đơn
Đường link quảng cáo về loại “thuốc Lipixgo" lặng lẽ được lan truyền trên mạng xã hội, cho biết không thể tìm thấy sản phẩm này tại các hiệu thuốc. Cũng tại đây, người ta tạo một mẫu đơn hàng đặc biệt với chương trình ưu đãi tới 50% nhằm kích thích người mua.
- VNVC tiêm nhiều nhất trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi cho trẻ
- Hành trình 14 năm chinh phục khách hàng Việt của Nissan Navara
- Công ty CP Gỗ Quảng Phát tuyển gần 50 lao động tại Quảng Bình
- Vĩnh Phúc có thêm 2 dự án FDI đi vào hoạt động trong tháng 8/2024
- Suzuki Swift ngừng bán tại Việt Nam?