Nỗi niềm của mẹ công nhân khi con bước vào năm học mới
Đời sống - 03/09/2020 12:45 Hoàng Nhung - Nguyễn Thủy
Chị Trương Thị Huyền - công nhân Công ty Da giày thuộc KCN Phú Nghĩa lo lắng khi con bước vào năm học mới. |
Thời điểm năm học mới cận kề, nhiều công nhân lao động (CNLĐ) lại bộn bề những lo toan, hết chạy đôn chạy đáo tìm trường cho con lại phải đắn đo với chi phí đầu năm học mới. Họ đều là những người lao động “nhập cư”, xa quê để bươn chải kiếm sống. Chính vì vậy, với mức lương công nhân bèo bọt, vừa chi phí nhà trọ, sinh hoạt hằng ngày đến tiền đóng học cho con khiến cho CNLĐ phải đặt ra một bài toán chi tiêu hợp lý.
May mắn hơn nhiều phụ huynh khác, vào đầu năm ngoái chị Trương Thị Huyền - công nhân Công ty Da giày thuộc KCN Phú Nghĩa đã xin được cho cậu con trai cả vào được trường công lập. Chị vui mừng chia sẻ: “Xin được cho nó vào trường công mà tôi nhẹ cả người. Ban đầu nghe nhiều người nói công nhân thuê trọ xin cho con học trường công khó lắm. Nhưng nghĩ đến học phí đắt đỏ, lại xa chỗ trọ, con đi học không có người đưa đón mình lại càng quyết tâm đi xin. Đến đợt nộp hồ sơ, mình vẫn chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết như sổ tạm trú dài hạn, giấy khai sinh của con… May mắn đã xin được”.
Đằng sau niềm vui
Năm nay, không còn nữa thì gánh nặng trên vai vợ chồng chị Huyền lại là những khoản chi sắp phải đóng cho hai cậu con trai chuẩn bị vào năm học mới. “Như mọi năm lo tiền đóng học phí cho con đã nhọc, năm nay tình hình dịch bệnh khiến mình mất việc, ông xã chạy xe ôm cũng không ổn định lại càng khó khăn hơn. Vì thế đầu năm học mới này vợ chồng mình lại “toát mồ hôi” vì bao nhiêu khoản phải lo”, chị Huyền bộc bạch.
Trung bình, để chuẩn bị cho các cháu vào năm học mới, phải chi khoảng 8 - 10 triệu để đóng các khoản phí đầu năm học cũng như quần áo, sách vở mới. Gánh nặng trên vai là thế nhưng vợ chồng chị Huyền vẫn cố gắng cho con đi học. Đặc biệt, dù khó khăn nhưng vợ chồng chị nhất định không đưa con về quê vì muốn hai đứa trẻ được ở gần bố mẹ và trực tiếp quan tâm, chăm sóc chúng.
Bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19, chị Huyền nhanh chóng tìm giải pháp để ổn định kinh tế gia đình. |
Là công nhân trực tiếp bị ảnh hưởng bởi Covid-19, cách đây hơn 1 tháng chị Huyền đã bị . Chị kể: “Ảnh hưởng bởi dịch, phía công ty không xuất được hàng hóa, đơn hàng bị hủy, thiếu nguyên liệu sản xuất… Vì thế họ cho công nhân nghỉ luân phiên, một số khác thì cắt hợp đồng hẳn. Tổ của mình cho nghỉ khi nào có thông báo thì đi làm tiếp nhưng đến giờ vẫn chưa thấy gì…”.
Bị mất việc giữa thời điểm Covid-19, lại chuẩn bị tiền đóng học cho cả hai đứa con, chị Huyền nhanh chóng đi tìm việc mới, việc gì chị cũng làm, kể cả việc đi quét dọn theo giờ, miễn là kiếm được tiền. “Mình theo chân chị gái đi làm quét dọn công trình thuê, cứ ngày nào trả lương ngày ấy, tầm khoảng 200.000 một ngày. Ngày nào mệt quá hay bận ở nhà trông con thì nghỉ”, chị Huyền chia sẻ. Theo chị, mặc dù công việc làm thuê hiện tại không ổn định như làm công nhân nhưng vừa có thêm thu nhập vừa có thời gian chăm sóc cho con.
Quyết tâm không để con thất học
Mặc dù điều kiện kinh tế khó khăn, vợ chồng chị Huyền vẫn quyết tâm cho con theo học trường trên Hà Nội. Chỉ trừ trường hợp không thể tiếp tục trụ lại, chị mới nghĩ đến việc cho con về quê.
“Biết trước tình hình khó khăn nên mình và ông xã đều chủ động tiết kiệm chi tiêu, lo cho con khi con bước vào năm học mới. Nhưng mọi thứ chật vật hơn dự kiến, từ học phí, trang bị khẩu trang, nước rửa tay đến chuyện ăn uống, bổ sung dinh dưỡng cho hai đứa đều phải tính toán kỹ…”, chị Huyền cho biết.
Mỗi năm khi đến mùa tựu trường cũng là lúc nhiều CNLĐ, nhất là những gia đình nhập cư ở các khu nhà trọ lại bộn bề trước những khó khăn để cho con được đến trường. Bên cạnh việc phải tìm trường, làm hồ sơ nhập học, thì các khoản phí đóng đầu năm học mới, đưa đón, chăm sóc con,… cũng là nỗi lo của nhiều công nhân. Những áp lực công việc hàng ngày đè nặng, nỗi lo cơm, áo, gạo, tiền chưa xong thì CNLĐ lại phải căng mình để lo cho con không bị thất học.
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 3/9 Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 3/9, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã vượt con số 26 triệu, hơn 866 ... |
Quốc khánh và quốc tịch Giông bão, đau thương, mất mát và rất nhiều hy sinh để có được ngày Quốc khánh 75 năm trước. |
Con gái nạn nhân vụ sập công trình ở Phú Thọ: Mẹ làm vất vả để lo tiền học cho chúng em Ngôi nhà bị cháy vừa xây lại của gia đình chị Nguyễn Thị Kim Loan (xã Phượng Lâu, TP Việt Trì) hôm nay bao trùm ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 11/09/2024 07:48
Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ
Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.
Đời sống - 10/09/2024 20:28
Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"
Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Đời sống - 07/09/2024 13:09
Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi thông báo khẩn về cơn bão số 3 đang đổ bộ vào đất liền. Người lao động và người dân đặc biệt lưu ý, nếu thấy đột nhiên lặng gió không nên ra ngoài ngay lúc này.
- Cô giáo 30 năm tận tâm, nhiệt huyết với nghề dạy học ở Thủ đô
- Nâng cao hiệu quả công tác đối thoại, thương lượng tập thể giai đoạn 2023 - 2028
- Nữ VĐV duy nhất tại VGC PVOIL CUP 2024: "Phấn khích vì lần đầu thử sức ở giải lớn"
- Không tham dự Triển lãm ô tô Việt Nam, Mercedes-Benz tự tổ chức sự kiện riêng tại Hà Nội
- Cô giáo mầm non kiên trì “bám nghề” nhờ công đoàn động viên, hỗ trợ