“Nhọc nhằn” những bữa cơm ca và mong mỏi của công nhân
Đời sống - 19/10/2019 15:05 Hoàng Hà
Xuất ăn tại một công ty khu Công nghiệp Như Quỳnh A(Hưng Yên). Khay thức ăn đã được chia sẵn, chỉ chờ công nhân xuống là cho thêm cơm và một bát canh. Ảnh: Hoàng Hà |
Có rất nhiều công ty quan tâm đến sức khỏe người lao động vì họ hiểu công nhân phải thật khỏe thì làm việc mới tốt, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số công ty vì mục đích lợi nhuận hoặc khâu quản lý bến ăn chưa tốt dẫn đến những xuất cơm của công nhân rất “nghèo nàn” về cả số lượng và chất lượng.
Ngoài chất lượng không đạt tiêu chuẩn, thì khâu vệ sinh trong quá trình nấu ăn cũng rất kém. Trong vai một công nhân thời vụ được nhận vào phụ bếp tôi được “mục sở thị” quy trình nấu ăn tại một công ty ở khu công nghiệp Như Quỳnh A (Văn Lâm, Hưng Yên).
Thay vì nhặt rau, thì các chị cắt tường mớ một rồi dũ cho các lá vàng úa rơi ra, sau đó là khâu rửa rau qua loa, khi luộc xong nhìn dưới đáy xoong thì thấy rất nhiều hạt cặn bẩn. Đến khâu rán đậu, tôi thấy cô phụ lấy một can dầu ăn, vỏ là Neptune nhưng ruột thì màu không phải, màu dầu trắng bệch và hơi sền sệt. Em Nguyễn Thị Hồng làm ở bếp cũng đã 2 năm tâm sự: “Cơm buổi chiều thường sẽ không ngon như buổi sáng bởi vì không có các sếp ăn, nên chị bếp trưởng hay bớt lại thức ăn hoặc chấp cơm nguội”.
Một công nhân trong khu công nghiệp Phố Nối A cho biết: “Bọn em chỉ đi ăn cho đỡ đói, chứ nhiều hôm cơm không thể nuốt nổi, làm đã mệt, cơm thì hôm sống, hôm thì nát bét. Thức ăn thì chỉ xoay quanh cá khô kho, trứng hoặc thịt lợn rang, thịt lợn thì rất dai ạ, như thịt lợn sề, không thể cắn được. Thi thoảng mới cho bọn em ăn cá tươi 1 lần”.
Hiện nay rất nhiều công ty thường nhập thực phẩm qua một công ty khác dẫn đến tình trạng các chủ cung cấp thực phẩm phải nhập nhiều hàng để cấp đông. Các thực phẩm được cấp đông như thịt lợn, thịt gà, cá đông lạnh khi đã cấp đông nếu không được bảo quản cấp đông thường xuyên sẽ dẫn đến dễ bị nhiễm khuẩn, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, khả năng gây ngộ độc thực phẩm là rất cao.
Anh Phùng Tiến Minh (35 tuổi, đang làm việc tại khu công nghiệp Phố Nối A) tâm sự: “Bữa ăn dù có thay đổi món nhưng khẩu phần rất ít, vài con cá khô rán, ít rau xào thì khó mà đảm bảo dinh dưỡng, nhất là với công nhân làm nghề nặng nhọc như khuân vác, bốc xếp. Dù công ty có báo giá tới 25.000 đồng/suất, nhưng nhìn vào bữa ăn thì đoán chắc không thể tới mức đó, Nhiều lúc làm việc rất mệt mà nhìn thấy suất cơm tôi nuốt không trôi. Ăn lấy no thôi. Chúng tôi cũng nhiều lần kiến nghị lên công đoàn công ty để mong được cải thiện, nhưng đến bây giờ vẫn chưa có gì thay đổi gì”.
Theo chúng tôi tìm hiểu thì cũng có nhiều doanh nghiệp chi tiền cho nhà bếp cho 1 xuất ăn rất cao khoảng 25.000đ – 35.000đ/xuất, nhưng qua nhiều khâu trung gian “cắt xén” mà giá thành suất ăn khi đến với công nhân rất thấp, có nơi chỉ còn 12.000-13.000 đồng/suất.
Hàng năm, có rất nhiều công ty mới thành lập trên khắp các tỉnh thành trong cả nước. Sự phát triển lớn mạnh của các công ty đã giải quyết được vấn đề việc làm cho phần lớn người lao động ở nước ta, song nhất định không nên đánh đổi sức khỏe của người lao động vì mục đích kinh tế.
Cải thiện bữa ăn bằng cách thay đổi món thường xuyên, đủ cả chất và lượng, sử dụng những thực phẩm tươi sạch luôn là mong mỏi của tất cả các công nhân gửi đến các công ty.
Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương tổ chức thi giao lưu nấu ăn với chủ đề “Mâm cơm dinh dưỡng ngày chủ ... |
Vụ án mạng gây chấn động Hà Đông khi chồng đâm chết vợ trong lúc đang ngồi ăn bữa cơm tối. |
Nồi cơm điện tách đường của Tập đoàn Nagakawa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt tốt cho sức khỏe người ăn ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 11/09/2024 07:48
Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ
Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.
Đời sống - 10/09/2024 20:28
Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"
Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Đời sống - 07/09/2024 13:09
Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi thông báo khẩn về cơn bão số 3 đang đổ bộ vào đất liền. Người lao động và người dân đặc biệt lưu ý, nếu thấy đột nhiên lặng gió không nên ra ngoài ngay lúc này.
- Công đoàn kêu gọi ủng hộ một ngày lương cho đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Tình dân tộc, nghĩa đồng bào mạnh hơn trong bão lũ…
- Thái Nguyên: Công nhân vùng lụt ăn ở miễn phí tại công ty
- Tuyển 1000 lao động làm nông nghiệp tại Australia
- Giá xe Mitsubishi Triton thế hệ mới từ 655 triệu tới 924 triệu đồng