Nhận diện phương thức hoạt động “tín dụng đen” trong công nhân lao động
Nghiên cứu - 15/09/2022 15:22 ThS. Lại Sơn Tùng - Khoa Cảnh sát kinh tế, Học viện Cảnh sát Nhân dân
Nguyên nhân
TDĐ là loại hình cho vay nặng lãi bất hợp pháp đã tồn tại từ lâu trong cộng đồng. Luôn có những người có nhu cầu vay vốn giải quyết các nhu cầu cá nhân. Khi việc tiếp cận các nguồn vốn hợp pháp, an toàn, lãi suất thấp khó khăn, cùng với đó là các thủ tục rườm rà, họ có xu hướng tìm đến nguồn tín dụng này.
Công an huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế) làm việc với đối tượng là công nhân một công ty may mặc tại Khu công nghiệp Phong Điền đã có hành vi cho người lao động (NLĐ) vay tiền với lãi suất cao. Ảnh: TIẾN DŨNG. |
Hơn hai năm qua, khi dịch bệnh Covid-19 ập đến, nhiều doanh nghiệp rơi vào cảnh phải tạm dừng hoạt động hoặc phá sản, nhiều NLĐ bị mất việc làm, thu nhập bị giảm sút, đời sống gặp nhiều khó khăn. Không ít CNLĐ đã tiêu hết các khoản tích lũy. Nhiều NLĐ đã phải vay mượn bạn bè, người thân chi tiêu trong thời gian dịch bệnh, nay đến hạn phải trả nợ cũng phải tìm đến các nguồn tín dụng để vay.
Mỗi CNLĐ cũng là trụ cột trong từng gia đình, có nhiệm vụ kiếm tiền trang trải cuộc sống. Dù công việc bấp bênh, thu nhập thấp và không ổn định, họ vẫn phải bảo đảm con cái được học hành, cha mẹ già yếu phải được chữa bệnh; cuộc sống sinh hoạt hằng ngày ở mức tối thiểu vẫn phải có tiền để chi tiêu. Nhu cầu vay tiền trong CNLĐ lúc này tăng đột biến.
Nghiên cứu cho thấy, một trong những nguyên nhân chính mà NLĐ tìm đến TDĐ là thủ tục vay rất đơn giản, chỉ cần có chứng minh thư nhân dân; sổ hộ khẩu photo hoặc hóa đơn thu tiền điện, thu tiền nước; sổ BHXH; thẻ ATM mà công ty nơi NLĐ làm việc trả lương cho NLĐ là có thể vay được tiền. NLĐ chỉ cần liên hệ với những đối tượng cho vay nặng lãi qua điện thoại hoặc gặp trực tiếp là được nhận tiền ngay lập tức.
Lợi dụng hoàn cảnh đó, các tụ điểm cho vay nặng lãi mọc lên tại nhiều KCN với những phương thức, thủ đoạn cho vay hết sức tinh vi. Qua công tác đấu tranh, Bộ Công an phát hiện có những nơi lãi suất cho vay dao động từ 90% đến 100%, thậm chí lên tới 700% đến 1.000%/tháng. Đây là một cách tính lãi suất rất nguy hiểm, bởi lãi mẹ đẻ lãi con dẫn đến người vay mất khả năng chi trả.
Nhận diện phương thức hoạt động “tín dụng đen” trong CNLĐ. Ảnh minh họa. |
Phương thức hoạt động
Cùng với phương thức “truyền thống” là dán tờ rơi quảng cáo mời chào gần các KCN, khu nhà trọ nơi NLĐ sinh sống; có nơi các tổ chức, cá nhân cho vay TDĐ còn bố trí sẵn người tại các cổng KCN để phát tờ rơi, quảng cáo và len lỏi vào tận trong công ty, doanh nghiệp. Có những đầu mối chính là CNLĐ tham gia chèo kéo người vay để hưởng phần trăm từ việc giới thiệu khách hàng.
Khi người vay không có khả năng trả lãi và nợ gốc, các đối tượng cho vay nặng lãi sẽ sử dụng nhiều thủ đoạn như đe dọa, khủng bố tinh thần, thể xác, chiếm đoạt tài sản và tiền lương mà các công ty trả qua thẻ ATM cho NLĐ; truy tìm chỗ làm của “con nợ” để uy hiếp đòi nợ; thậm chí còn đăng hình của “con nợ” lên mạng xã hội với những nội dung vu khống, bôi nhọ danh dự của NLĐ.
TDĐ đang dần trở thành một vấn nạn đáng báo động đỏ. Các “chân rết” và tác động của nó không chỉ dừng lại ở các đối tượng vay. Nếu không kiên quyết xử lý hoạt động tín dụng bất hợp pháp này cùng với đó là các giải pháp căn cơ, bền vững, thì TDĐ sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội và ổn định xã hội.
Một số kiến nghị, đề xuất
Trước những hệ lụy nguy hiểm mà TDĐ có thể gây ra và để giúp “xóa bỏ” TDĐ trong CNLĐ, người viết bài này xin đề xuất một số giải pháp sau đây:
Mỗi cán bộ công đoàn phải là nòng cốt trong việc tuyên truyền tới NLĐ về những nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước, của tổ chức Công đoàn và các tổ chức tài chính như Tổ chức Tài chính Vi mô CEP... Hỗ trợ NLĐ được vay vốn từ các nguồn hợp pháp; giúp NLĐ hiểu phương thức, thủ đoạn và tác hại của TDĐ để NLĐ chủ động, cảnh giác, phòng ngừa và tố giác.
Lực lượng thanh tra, giám sát ngân hàng cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các công ty được cấp phép hoạt động dịch vụ tài chính, chấn chỉnh kịp thời những hành vi sai phạm chưa đúng với quy định của pháp luật. Những vụ việc phát hiện có dấu hiệu sai phạm cần củng cố hồ sơ chuyển ngay sang cơ quan Công an để điều tra, xử lý theo thẩm quyền.
Công an các đơn vị địa phương, trong đó lực lượng Cảnh sát hình sự giữ vai trò là chủ công, nòng cốt tăng cường công tác điều tra cơ bản, nắm tình hình, rà soát, lên danh sách các tổ chức, cá nhân có biểu hiện hoạt động TDĐ để có biện pháp đấu tranh, xử lý. Định kỳ sáu tháng, một năm, công an các đơn vị địa phương cần triển khai kế hoạch trấn áp tội phạm, phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến TDĐ trên địa bàn. Tăng cường công tác rà soát các ngành nghề kinh doanh thường bị TDĐ lợi dụng để núp bóng, qua đó siết chặt công tác quản lý, triệt phá dứt điểm các tổ chức này.
Liên đoàn Lao động TP. Thuận An cùng Công đoàn Dệt May Bình Dương phối hợp với ngành Công an tuyên truyền pháp luật giao thông và phòng tránh TDĐ. Ảnh: Đ.TRỌNG. |
Trên cơ sở chủ trương của Ngân hàng Nhà nước về kích hoạt gói tín dụng 20.000 tỷ để xóa sổ TDĐ tại KCN với mức vay cho tiêu dùng, sinh hoạt tối đa 70 triệu đồng mỗi người, thời hạn 3 tháng đến dưới 3 năm do Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú nêu tại hội nghị BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam lần thứ 11 diễn ra vào ngày 13/7/2022 tại Hà Nội; Tổng LĐLĐ Việt Nam cần sớm ban hành phương án để các công ty tài chính có thể làm việc trực tiếp với công đoàn các tỉnh, thành phố, công đoàn các KCN trong việc giúp NLĐ tiếp cận được với nguồn vốn chính thức một cách dễ dàng và thuận tiện.
Tài liệu tham khảo:
1. Hồng Chiêu (2022), Gói vay 20.000 tỷ đồng xóa tín dụng đen bủa vây công nhân (địa chỉ truy cập: //vnexpress.net/goi-vay-20-000-ty-dong-xoa-tin-dung-den-bua-vay-cong-nhan-4487367.html);
2. Như Ngọc, Anh Thư (2022), Làm sao xử lý tình trạng tín dụng đen bủa vây công nhân, KCN (địa chỉ truy cập: //vovgiaothong.vn/lam-sao-xu-ly-tinh-trang-tin-dung-den-bua-vay-cong-nhan-khu-cong-nghiep-d27083.html);
3. Vũ Mạnh (2019), Ngăn chặn nạn tín dụng đen tại các KCN (địa chỉ truy cập: //www.qdnd.vn/kinh-te/cac-van-de/ngan-chan-nan-tin-dung-den-tai-cac-khu-cong-nghiep-573930);
4. Nam Thái/TTXVN (2019), “Tín dụng đen” len lỏi vào các KCN với hình thức tinh vi (địa chỉ truy cập: //thanhtra.com.vn/kinh-te/lao-dong-viec-lam/Tin-dung-den-len-loi-vao-cac-khu-cong-nghiep-voi-hinh-thuc-tinh-vi-153242.html);
5. Văn Duẩn (nguồn: nld.com.vn) (2022), Cấp gói tín dụng 20.000 tỉ đồng cho công nhân vay tiêu dùng để xóa sổ tín dụng đen (địa chỉ truy cập: ).
Quỹ hỗ trợ đột xuất cho công nhân khó khăn vay để ngăn ngừa tín dụng đen Nhiều công nhân vay nợ tín dụng đen nhiều năm không có khả năng thanh toán. Trước tình trạng này, Công ty CP Dệt Trần ... |
Ngăn ngừa "tín dụng đen" thâm nhập môi trường lao động, doanh nghiệp Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP.HCM đề nghị các đơn vị trực thuộc phối hợp chính quyền, công an địa phương rà soát, lên danh ... |
Tỷ lệ vay “tín dụng đen” trong công nhân lao động Lợi dụng nhu cầu cần tiền gấp cả chính đáng, cả không chính đáng (như cờ bạc, cá độ, lô đề…), các đối tượng cho ... |
Tin cùng chuyên mục
Nghiên cứu - 09/09/2024 13:38
Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới
Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X nêu rõ “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”.
Nghiên cứu - 21/06/2024 16:35
Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức
Nhân Tháng Công nhân 2024, TS. Phạm Thị Thu Lan, nhà nghiên cứu quen biết về phong trào công nhân, hoạt động công đoàn (công tác tại Viện Công nhân và Công đoàn) có bài viết về tình đoàn kết và niềm tin của NLĐ, điều sẽ tạo ra quyền lực mềm cho tổ chức Công đoàn. Tạp chí LĐ&CĐ xin giới thiệu với bạn đọc phân tích thú vị và rất đáng suy ngẫm này.
Nghiên cứu - 28/05/2024 15:33
Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng
Hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, việc làm ở nước ta đã được chú trọng xây dựng, hoàn thiện nhưng vấn đề tiếp cận, thụ hưởng chính sách của người lao động còn cần được cải thiện hơn nữa.
Nghiên cứu - 28/05/2024 14:54
Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ
Cơ sở để bảo đảm việc làm, thu nhập, chăm lo đời sống, đáp ứng nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ) xuất phát từ các tiền đề về tiền lương, phúc lợi về nhà ở, sức khỏe y tế, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần, hỗ trợ chăm sóc con em.
Nghiên cứu - 28/05/2024 10:28
Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay
Với sự nỗ lực, tự học hỏi, rèn luyện, công nhân đã có trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp khá cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nghiên cứu - 24/05/2024 18:18
Đón đọc Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 346, tháng 5 - 2024
Số An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tháng 5 là số đặc biệt, tăng từ 64 lên 80 trang, in màu trên giấy couche, xuất bản - phát hành ngày 25/5/2024 đến các cấp công đoàn, đội ngũ an toàn vệ sinh viên, cán bộ an toàn các đơn vị sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp trên toàn quốc.
- Hành trình 14 năm chinh phục khách hàng Việt của Nissan Navara
- Công ty CP Gỗ Quảng Phát tuyển gần 50 lao động tại Quảng Bình
- Vĩnh Phúc có thêm 2 dự án FDI đi vào hoạt động trong tháng 8/2024
- Suzuki Swift ngừng bán tại Việt Nam?
- Cô Huỳnh Kim Diệu - người “truyền lửa” nhiệt huyết của Công đoàn Trường THCS Đông Thuận