Người khởi nghiệp Từ Phong
Đời sống - 23/06/2024 13:56 PHẠM XUÂN DŨNG
Chuyện ghi ở Tổng công ty Thương mại Quảng Trị (Bài 2) Công đoàn huyện Hải Lăng: Điểm tựa của đoàn viên, người lao động “Cây sáng kiến” không mệt mỏi ở Điện lực Quảng Trị |
Gặp anh Từ Linh Nhân, anh cười đáp: “Tôi khởi nghiệp bằng chế biến dầu lạc, sản phẩm cũng được nhiều nơi biết đến, nên một số anh em họ gọi vậy, chứ vua chúa gì đâu anh. Anh đi nhiều, gặp nhiều chắc anh cũng rõ, nông dân là vất vả mà doanh nghiệp nào gắn bó với nông dân, nông sản thì cũng vất vả theo…”
Anh Từ Linh Nhân - Giám đốc Công ty MTV Từ Phong. Ảnh đồ họa: TRƯỜNG SƠN. |
Nhiều người cứ hình dung doanh nhân là lên xe xuống ngựa, ăn sung mặc sướng, bạc tiền rủng rỉnh nhưng thực ra doanh nhân rất khổ. “Theo tôi, đó cũng là một người lao động như nhiều người lao động khác trong doanh nghiệp. Cần phải quan niệm thế mới thấy doanh nhân, chủ doanh nghiệp là một người lao động đặc biệt, chịu rất nhiều áp lực”, anh Nhân nhận định.
Công nhận anh nói có lý.
Khuôn viên tại Công ty MTV Từ Phong (huyện Cam lộ, tỉnh Quảng Trị). Ảnh: PHẠM XUÂN DŨNG. |
Chân dung người khởi nghiệp
Vóc người nhỏ nhắn nhưng rắn rỏi, nhanh nhẹn, năm nay đã qua tuổi 45, Từ Linh Nhân là một doanh nhân miệng nói tay làm. Khi trò chuyện, hỏi chuyện khởi nghiệp, hỏi anh trong lúc nhiều doanh nghiệp “né” lĩnh vực nông nghiệp thì anh lại lao vào?
Anh đang uống chén trà chợt dừng tay, tâm sự: “Mẹ tôi vốn làm thương nghiệp Nhà nước, bao năm thu mua lạc. Tôi lớn lên sau khi học hành, rồi tuổi trẻ phấn đấu cũng được kết nạp Đảng. Nhiều người khuyên tôi nên tham gia công tác chính quyền địa phương vì theo họ, tôi là người trẻ khỏe, có trình độ lại hoạt bát, nhiệt tình. Nhưng tôi lại nghĩ hơi khác, mỗi người có con đường riêng mà mình lựa chọn. Tôi thích kinh doanh, với lại nghĩ rằng, quê mình bà con trồng lạc (hay còn gọi là đậu phụng) nhiều và đây là cây trồng truyền thống, chủ lực của nhiều làng quê nhưng đầu ra không ổn định. Nông sản thì mọi người cũng biết hay lâm vào điệp khúc: được mùa mất giá, được giá mất mùa. Tại sao mình không làm? Dù tôi biết đó là con đường dài và lắm gian nan”.
Cảnh quan sản xuất bên trong Công ty MTV Từ Phong. Ảnh: PHẠM XUÂN DŨNG. |
Với quyết tâm như vậy, cách đây 10 năm, vào năm 2014, khi lãnh đạo huyện Cam Lộ kêu gọi, anh Nhân làm thủ tục xin vào Cụm Công nghiệp xã Cam Thành, mở đầu cho một cơ sở chế biến nông sản. Vốn liếng còn ít ỏi, nhân công là người trong nhà, chế biến cũng thô sơ, chủ yếu là thủ công.
Ngồi trước sân có hồ cá, cây xanh, cây ăn quả, hoa lá khoe trong sắc nắng, tôi thấy thư thái. Anh Nhân nhìn tôi lại cười, kể tiếp: “Bây giờ để được cơ ngơi cũng dễ nhìn nhưng ngày trước lúc khởi nghiệp ở đây chưa có điện, có nước, xung quanh trơ trụi, nắng gió đến mức cây tràm trồng lên cũng không chịu nổi, mười cây chết bảy, tám. Tôi đào giếng, đi xách từng thùng nước tưới cây. Hai bàn tay chai sạn. Đó cũng chỉ là một trong rất nhiều khó khăn, thử thách”.
Trụ vững và đi tới
Sau những vấp ngã, có khi thất bại, Công ty Từ Phong đã dần khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường, một việc làm không hề đơn giản trong thời buổi hàng hóa quá nhiều và cạnh tranh khốc liệt.
Sinh trưởng trên vùng đất nắng gió khắc nghiệt, cây lạc ở đây cũng có cái hay riêng của nó. Cây lạc khi được mùa, hạt căng, màu hồng phấn, hàm lượng tinh dầu cao, giàu dinh dưỡng, vị ngọt là đặc điểm ít nơi nào có được. Cộng thêm cách chế biến bài bản, khoa học, mẫu mã phù hợp đã được người tiêu dùng ưa chuộng.
“Dầu lạc nguyên chất Super Green” của Công ty Từ Phong đã vinh dự nhận được nhiều giải thưởng và giấy chứng nhận OCOP 4 sao. Tương tự “Dầu mè đen nguyên chất Super Green” được cấp giấy chứng nhận OPOC 3 sao của tỉnh Quảng Trị. Dầu lạc cùng với nhiều sản phẩm khác chế biến từ nông sản khác như: dầu mè, dầu gấc, dầu óc chó, bơ đậu phụng… đã có mặt trong nhiều hội chợ thương mại của khu vực và quốc gia, có trên kệ hàng của nhiều siêu thị lớn, có tên tuổi trong kinh doanh.
Người lao động đang chế biến sản phẩm. Ảnh: PHẠM XUÂN DŨNG. |
Công ty Từ Phong cũng đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ISO 2020 - 2018 và FDA.
Qua đại dịch chưa lâu nhưng doanh thu của một doanh nghiệp nhỏ và non trẻ như Từ Phong cũng đạt 5 tỷ vào năm 2023. Đó là một nỗ lực không nhỏ của doanh nghiệp.
Anh Từ Linh Vũ, Phó Giám đốc Công ty Từ Phong dẫn tôi đi tham quan dây chuyền sản xuất tự động vừa lắp đặt và đưa vào sử dụng trị giá bạc tỷ. Lại thêm một nỗ lực rất đáng ghi nhận trong điều kiện còn nhiều cam go của đa phần các doanh nghiệp không chỉ ở địa phương. Đây là một dấu hiệu rất tích cực của doanh nghiệp khi quyết tâm thay đổi công nghệ, ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm và cố gắng có giá thành phù hợp nhất.
Làm gì cũng nhớ đến người lao động và cộng đồng
Bên dàn máy tự động chế biến nông sản, anh Từ Linh Vũ cho hay, thu nhập của công nhân ở đây trung bình mỗi tháng từ 5 - 7 triệu đồng, dù chưa phải là cao nhưng so với mặt bằng và khó khăn chung của các doanh nghiệp thì cũng cần được ghi nhận khi mang lại sự ổn định tương đối về thu nhập, chưa kể làm tăng ca. Người lao động cũng đã đóng bảo hiểm phù hợp với tình hình thực tế.
Chị Lê Thị Hải Yến, một trong những công nhân gắn bó lâu dài với Công ty MTV Từ Phong cho biết: “Thu nhập của chị em ở đây như vậy cũng tương đối, nếu tăng ca làm thêm thì thu nhập sẽ cao hơn. Công việc ở đây cũng không phải dầm mưa dãi nắng, không nặng nhọc, phù hợp với chị em”.
Dây chuyền sản xuất tự động ở Công ty MTV Từ Phong. Ảnh: PHẠM XUÂN DŨNG. |
Anh Từ Linh Nhân nói thêm: “Tết vừa rồi, công ty dù phải đổi mới công nghệ, bươn chải trên thị trường nhưng vẫn thưởng cho người lao động mỗi người 5 triệu đồng, ai có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thì hỗ trợ thêm 3 triệu đồng. Tôi cũng gốc là nông dân mà ra, nay mở doanh nghiệp thì phải nghĩ đến người lao động, mình có làm gì đi nữa thì cũng phải quan tâm đến đời sống người lao động”.
Khi hỏi đến việc tổ chức Công đoàn ở doanh nghiệp, anh Nhân nói: “Chúng tôi cũng đã nghĩ đến điều này nhưng vì nhiều lý do khách quan, nhất qua đợt đại dịch Covid - 19 vừa rồi, nhân lực có những biến động, thay đổi nên chưa có tổ chức Công đoàn. Hiện tại công ty có khoảng 15 lao động. Hy vọng khi công ty phát triển, nhân sự ổn định hơn thì việc đó cũng sẽ đến, nghĩa là rồi cũng sẽ có tổ chức Công đoàn”.
Được biết anh Từ Linh Nhân còn là người đam mê với thể thao, rất quan tâm và hỗ trợ phong trào thể thao của quê nhà, được các vận động viên, cổ động viên yêu mến.
Tôi nhớ lại ông Trần Anh Tuấn - Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ khi nhận xét doanh nghiệp này: “Công ty Từ Phong là một doanh nghiệp đã mạnh dạn, hoặc có thể nói là dũng cảm khi xông pha trên lĩnh vực chế biến nông sản đầy gai góc. Công ty dù còn non trẻ nhưng bước đầu cũng đã khẳng định thương hiệu của mình, đồng hành với nông dân và địa phương trên hành trình xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu”.
Tác phẩm tham dự Cuộc thi viết về “Công nhân và Công đoàn Quảng Trị” năm 2024. Mời độc giả xem thêm TẠI ĐÂY |
Chuyện ghi ở Tổng công ty Thương mại Quảng Trị (Bài 2) Nếu có một số doanh nghiệp chưa coi trọng tổ chức Công đoàn thì với Tổng công ty Thương mại Quảng Trị thì hoàn toàn ... |
Công đoàn huyện Hải Lăng: Điểm tựa của đoàn viên, người lao động Phát huy vai trò là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, ... |
“Cây sáng kiến” không mệt mỏi ở Điện lực Quảng Trị Đến Công ty Điện lực Quảng Trị, hỏi về anh Lê Công Hiếu (42 tuổi, Phó Trưởng phòng Công nghệ thông tin) ai ai cũng ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 13/09/2024 11:26
Gojeck rời thị trường Việt Nam: Tài xế ngỡ ngàng, không tin sắp mất việc
Ngay sau khi nhận thông tin Gojeck sẽ rút khỏi thị trường từ ngày 16/9, nhiều tài xế đã ngỡ ngàng, bởi với nhiều người, đây là công việc đem lại thu nhập chính, lo toan cho cả gia đình.
Người lao động - 12/09/2024 18:17
Phát động Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024
Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024 nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ, công nhân, người lao động.
Đời sống - 11/09/2024 07:48
Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ
Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.
Đời sống - 10/09/2024 20:28
Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"
Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.
- Đà Nẵng: Công đoàn trao 430 suất quà Trung thu cho con đoàn viên khó khăn
- Trao xe đạp, học bổng cho con đoàn viên khó khăn dịp Trung thu
- Công đoàn Petrolimex Hà Tây - vòng tay ấm áp yêu thương
- Đang tiến hành trục vớt xe đầu kéo rơi xuống sông trong vụ sập cầu Phong Châu
- Công đoàn BIDV Phú Mỹ đồng hành với con gái nhân viên vượt qua bệnh tật