Người chèo lái đơn vị tuyến đầu chống dịch
Đời sống - 02/08/2023 14:14 BÙI THỊ THANH TÂM (Báo Nhân dân)
Bác sĩ chuyên khoa I Trần Công Thông, Giám đốc Trung tâm Cấp cứu thành phố Đà Nẵng, trong giờ làm việc tại Trung tâm. |
Có lẽ, thời gian cùng tập thể cơ quan, thành phố phòng, chống dịch Covid-19 là dấu ấn khó quên trong cuộc đời của bác sĩ chuyên khoa I Trần Công Thông. Từ đợt dịch đầu tiên, Trung tâm là đơn vị duy nhất ở tuyến đầu thực hiện vận chuyển cấp cứu tất cả bệnh nhân Covid-19 để tránh lây lan dịch rộng trong cộng đồng. Lúc đó, mọi người, kể cả nhân viên y tế đều chưa hiểu rõ về Covid-19, cho nên không tránh khỏi tâm lý lo sợ, mặc dù tất cả đều được trải qua những khóa tập huấn, có tài liệu hướng dẫn cụ thể trong công tác phòng bị, vận chuyển bệnh nhân, sát khuẩn để không lây nhiễm.
Bác sĩ Trần Công Thông đã nghĩ, mình phải làm gì, làm như thế nào để có thể hoàn thành được nhiệm vụ được giao, cũng như đồng hành cùng nhân viên của mình, không để xảy ra tình trạng “vỡ trận” khi vận chuyển bệnh nhân. Vì vậy, bên cạnh những giải pháp sẽ triển khai, lãnh đạo đơn vị đã tiên phong khi đón những ca F0 đầu tiên; qua đó, tạo cho lực lượng nhân viên sự yên tâm, tin tưởng hơn với những phần việc tiếp theo. Rồi những phần việc cứ như vậy được mọi người cùng nhau thực hiện từ đợt dịch đầu tiên, tới đợt hai, đến những ngày phong tỏa thành phố, những đợt thực hiện “3 tại chỗ”. Đến khi Đà Nẵng tạm ổn, lực lượng của Trung tâm đi chi viện cho Thành phố Hồ Chí Minh.
Bác sĩ Nguyễn Cứ, Trưởng phòng Tổ chức hành chính chia sẻ: “Bác sĩ Thông luôn hòa mình với tập thể Trung tâm như một nhân viên trong công tác chuyên môn, cũng như những ngày cùng chống dịch, cùng ăn ở với anh em trong cơ quan trong 20 ngày đóng quân tại chỗ. Bên cạnh đó, bác sĩ Thông còn luôn sát sao trong công việc, có những chỉ đạo kịp thời, kiểm tra giám sát, định hướng những chủ trương, chính sách để Trung tâm ngày càng phát triển một cách bền vững. Qua đó, Trung tâm đạt được khá nhiều thành tích cả về công tác đảng, chính quyền và đoàn thể”.
Là người đứng đầu, bác sĩ Trần Công Thông cũng đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ để thực hiện các nhiệm vụ quản lý, điều hành như: Nâng cấp hệ thống định vị trên các xe cấp cứu tích hợp camera để điều hành và hỗ trợ chuyên môn từ xa; triển khai ứng dụng đặt lịch vận chuyển cấp cứu và phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng xây dựng hệ thống quản lý điều hành cấp cứu ứng dụng hệ thống định vị trên các xe cấp cứu đã được trang bị.
Việc xây dựng hệ thống điều hành cấp cứu đã cơ bản được số hóa quá trình điều hành, xử trí cấp cứu và thí điểm chia sẻ vị trí các xe cấp cứu khi thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ, cấp cứu người dân. Qua đó giúp người dân, người bệnh và người nhà yên tâm hơn, phối hợp tốt hơn với lực lượng nhân viên y tế của Trung tâm trong quá trình thực hiện cấp cứu.
Trong nhiều năm qua, bác sĩ Trần Công Thông đã nghiên cứu và có những sáng kiến kỹ thuật thiết thực được áp dụng, hiệu quả vào hoạt động của đơn vị. Nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong thực tế vận chuyển cấp cứu bệnh nhân tại hiện trường, bác sĩ Thông đã có sáng kiến “Lắp đặt trục lăn trên băng ca đẩy bệnh nhân của xe cứu thương để tiếp đỡ băng ca rời”. Nhờ đó, khi sử dụng có thể chuyển tiếp bệnh nhân cấp cứu nằm trên băng ca rời tại hiện trường lên băng ca đẩy một cách nhanh chóng và ổn định vị trí của hai băng ca.
Bác sĩ Thông còn có sáng kiến “Cải tiến lắp đặt đồng hồ oxy hoạt động liên hoàn bảo đảm sử dụng liên tục khí oxy giữa các bình oxy trên xe cứu thương”. Sáng kiến này đã giúp khắc phục tình trạng gián đoạn cung cấp oxy đột ngột cho người bệnh cấp cứu được chỉ định phải thở oxy liên tục đang vận chuyển trên xe cứu thương; hạn chế tình trạng lãng phí thể tích khí thở oxy.
Khi bình khí oxy số 1 đang sử dụng gần hết khí theo chỉ báo trên đồng hồ đo áp lực oxy, điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân trên xe cứu thương chỉ cần thực hiện thao tác mở van bình khí oxy số 2 là đã bảo đảm cung cấp đầy đủ lượng khí oxy cho bệnh nhân, đồng thời bảo đảm áp lực oxy khi sử dụng cho máy thở. Cùng với đó, sáng kiến “Cải tiến lắp đặt máy bóp bóng tự động trợ thở cấp cứu hồi sức bệnh nhân vận chuyển trên xe cứu thương” cũng đang được sử dụng tại đơn vị.
Là một trong năm cá nhân của thành phố Đà Nẵng tham dự Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến toàn quốc, bác sĩ Trần Công Thông cho biết: Cá nhân tôi chỉ là người đại diện tập thể hơn 100 viên chức, người lao động của Trung tâm cấp cứu nhận phần thưởng này, bởi nếu không có cả tập thể cùng chung tay thì tôi cũng không có được vinh dự như vậy. Đây cũng là sự ghi nhận nỗ lực phấn đấu của toàn thể Trung tâm trong nhiều năm qua và cũng sẽ là một động lực mạnh mẽ để bản thân tôi cùng tập thể cùng nỗ lực hơn nữa để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong giai đoạn tiếp theo.
Người chiến sĩ mẫn cán từ cơ sở Thượng úy Bùi Văn Hoàng (Alăng Hoàng), hiện công tác tại Công an xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Anh là ... | |
Người lan toả văn hoá đọc trong học sinh Lần đầu tiên đến nhà cô giáo Diệu Phúc (Trường TH Mai Đăng Chơn, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng), tôi khá ấn tượng ... | |
Lan toả những giá trị tươi đẹp Vượt lên những khiếm khuyết của cơ thể, anh Trần Văn Toản, Công đoàn Công ty TNHHDLTM Phú An Thịnh, đoàn viên tiêu biểu của ...
|
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 09/09/2024 18:21
Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?
Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.
Người lao động - 09/09/2024 11:19
Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất
Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.
Đời sống - 07/09/2024 21:05
Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”
Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.
Đời sống - 07/09/2024 13:09
Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi thông báo khẩn về cơn bão số 3 đang đổ bộ vào đất liền. Người lao động và người dân đặc biệt lưu ý, nếu thấy đột nhiên lặng gió không nên ra ngoài ngay lúc này.
Người lao động - 06/09/2024 19:17
Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.
Đời sống - 06/09/2024 10:54
Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
- Nước sông dâng cao, nhiều địa phương cấm, hạn chế các phương tiện lưu thông qua cầu
- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của bão số 3
- Ô tô hư hỏng do thiên tai được bảo hiểm đền bù như thế nào?
- Đắk Lắk: Gần 1.200 vận động viên tham gia hội thao do công đoàn tổ chức
- Tasco Auto là nhà phân phối thương hiệu ô tô điện Zeekr tại Việt Nam