Nâng cao nhận thức của các cấp công đoàn về đổi mới công tác pháp luật
Hoạt động Công đoàn - 22/03/2023 08:50 THS. NGUYỄN THỊ NGỌC TÚ, Ban Tuyên giáo Tổng LĐLĐ Việt Nam
Phát tài liệu tuyên truyền Luật Lao động cho công nhân tại phân xưởng làm việc ở Nghệ An. Ảnh: baonghean.vn |
Để làm rõ hơn, sâu sắc hơn các nội dung của Nghị quyết liên quan đến nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Việt Nam, tại Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XII vừa qua, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam - Nguyễn Đình Khang yêu cầu các cấp công đoàn quán triệt, tổ chức thực hiện thật tốt các nhiệm vụ sau:
Cần tập trung triển khai, thực hiện Nghị quyết với các trọng tâm mà trước hết là quán triệt đến đội ngũ cán bộ công đoàn nhận thức sâu sắc về 08 đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị; được tiến hành đồng bộ với thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật trong đội ngũ công nhân lao động. Đó là nắm vững và chấp hành nội quy lao động, quy chế, quy định của doanh nghiệp; có hiểu biết về pháp luật liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động, trách nhiệm của công dân. Xây dựng cho công nhân ý thức, tinh thần thượng tôn pháp luật, gắn với việc công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ các quyền con người trong lĩnh vực lao động, quyền công dân. Xây dựng giai cấp công nhân có ý thức kỷ luật, nề nếp, tuân thủ pháp luật, có tác phong công nghiệp chính là góp phần xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị.
Nghị quyết đã nhấn mạnh một trong ba trọng tâm là tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, nhất quán; bảo đảm thượng tôn Hiến pháp và pháp luật. Mục tiêu hướng tới là xây dựng hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, nhân đạo, đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, kịp thời, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận, được thực hiện nghiêm minh và nhất quán.
Với vai trò là tổ chức chính trị - xã hội, quyền, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn Việt Nam trong tham gia xây dựng và kiến nghị xây dựng chính sách pháp luật đã được quy định rất cụ thể, rõ ràng tại Điều 11, Điều 12 Luật Công đoàn. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng của tổ chức Công đoàn trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Điều này đòi hỏi các cấp công đoàn phải nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng và đổi mới công tác pháp luật, chủ động nắm bắt tình hình thực tiễn thực thi pháp luật để chủ động phát hiện bất cập, kiến nghị, đề xuất chính sách, tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật, đặc biệt là những chính sách về kinh tế - xã hội, lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, an toàn, vệ sinh lao động và chính sách, pháp luật khác liên quan đến tổ chức Công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động.
Hội nghị tập huấn pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội cho cán bộ công đoàn do Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Nam tổ chức. Nguồn: baohanam.com.vn |
Hiện nay, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang tiến hành sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết 10b/NQ-BCH của BCH Tổng Liên đoàn về đẩy mạnh công tác pháp luật trong tình hình mới, trong đó, một số yêu cầu cần đặt ra trong thời gian tới là tập trung chỉ đạo, quan tâm đầu tư hợp lý cho công tác pháp luật. Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác pháp luật. Quan tâm xây dựng nguồn nhân lực pháp luật, đảm bảo số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của tình hình mới, đặc biệt lưu ý tuyển dụng nhân sự làm công tác pháp luật đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác này. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ, bản lĩnh chính trị đội ngũ cán bộ công đoàn làm công tác pháp luật. Nâng cao chất lượng và phát huy vai trò của các cơ sở nghiên cứu, đào tạo về pháp luật của tổ chức Công đoàn trong tham gia xây dựng chính sách, pháp luật. Quan tâm đầu tư thỏa đáng, tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công tác pháp luật công đoàn trong tình hình mới.
Cùng với đó là tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng tham gia xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến người lao động và tổ chức Công đoàn, trong đó, tập trung xây dựng, hoàn thiện Luật Công đoàn (sửa đổi), các chính sách, pháp luật về tiền lương, bảo hiểm xã hội, chính sách pháp luật về nhà ở, thiết chế văn hóa cho công nhân lao động. Nâng cao năng lực, chuyên nghiệp hóa và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ công đoàn làm công tác chính sách, pháp luật; tranh thủ và phát huy vai trò của các chuyên gia, nhà khoa học, cộng tác viên chính sách, pháp luật. Tăng cường công tác thông tin, đối thoại; làm tốt công tác nghiên cứu, điều tra, khảo sát, phát hiện và tham mưu, đề xuất sửa đổi, bổ sung kịp thời chính sách, pháp luật.
Công đoàn cần tiếp tục phát huy tốt quyền làm chủ của Nhân dân, cụ thể là người lao động thông qua cơ chế thực thi pháp luật, thực hiện tốt dân chủ trong các loại hình doanh nghiệp, đảm bảo quyền của người lao động trong việc tiếp cận, nắm bắt thông tin, quyền được tham gia ý kiến và quyết định các vấn đề theo quy định của pháp luật. Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 4 là một bước tiến mới, phản ánh đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là “Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”, trong đó, ghi nhận sự tham gia rất tích cực, từ sớm của các cấp công đoàn trong quá trình xây dựng luật. Do đó, cần tiếp tục đẩy mạnh, phát huy tốt vai trò của tổ chức Công đoàn Việt Nam trong triển khai, giám sát thực hiện quy chế dân chủ, phát huy quyền làm chủ của người lao động không chỉ giới hạn trong việc bảo đảm thực hiện quan hệ lao động mà còn mở rộng hơn với tư cách là công dân tham gia quản lý xã hội như đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, những hành vi kinh doanh trái pháp luật, trốn thuế, vi phạm đạo đức xã hội.
Công đoàn Công ty TNHH May Việt Thuận, Khu công nghiệp Hòa Xá (thành phố Nam Định) kiểm tra hoạt động sản xuất của công nhân, lao động. Ảnh: Văn Huỳnh. |
Nghị quyết cũng đã nêu lên giải pháp phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong đó, xây dựng và hoàn thiện cơ chế để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong việc phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, giám sát, phản biện xã hội; tham gia hoàn thiện cơ chế Nhân dân trực tiếp kiểm soát quyền lực Nhà nước. Do đó, công đoàn cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát, phản biện xã hội, nhất là việc giám sát và hướng dẫn, hỗ trợ đơn vị, doanh nghiệp thực hiện các quy định của pháp luật về lao động, công đoàn, bảo hiểm xã hội, an toàn, vệ sinh lao động. Chủ động tham gia phản biện xã hội, nhất là những chủ trương, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Thực hiện quyền giám sát; tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát theo quy định của pháp luật và đề nghị xử lý kiên quyết, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.
Triển khai công tác tổ chức, cán bộ năm 2023 về đại hội công đoàn các cấp Ngày 7/2, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai công tác tổ chức, cán bộ năm 2023 về đại hội công đoàn ... |
Công đoàn góp phần nâng cao chỉ số hài lòng của đoàn viên Tổng LĐLĐ Việt Nam, Viện Công nhân và Công đoàn (CNCĐ) tổ chức toạ đàm “Chỉ số hài lòng về cuộc sống (hạnh phúc) của ... |
Tác động của thực hiện các cam kết về lao động trong EVFTA và CPTPP đến Công đoàn Đến nay, Việt Nam đang tham gia 15 FTA. Trong số đó, EVFTA và CPTPP là các FTA có các cam kết cụ thể đầu ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 06/09/2024 17:44
Công đoàn đã cho tôi tình thương như máu mủ, ruột thịt
Giữa muôn vàn sóng gió cuộc đời, ta luôn tìm kiếm điểm tựa bình yên. Nơi đó chính là mái ấm Công đoàn Trường Tiểu học Phan Chu Trinh (quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh).
Hoạt động Công đoàn - 06/09/2024 14:59
Nghiệp đoàn Xích lô du lịch Nha Trang - điểm tựa vững chắc cho người lao động
Sau gần 1 năm ra mắt, Nghiệp đoàn Xích lô du lịch Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) đã trở thành điểm tựa vững chắc của hơn 500 tài xế xích lô. Từ những phận đời riêng lẻ rong ruổi mưu sinh, giờ đây họ đã có những người anh em sát cánh trên mọi nẻo đường, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
Hoạt động Công đoàn - 06/09/2024 09:21
Thầy giáo Lê Minh Hoàng- Chủ tịch Công đoàn năng động
Thầy Lê Minh Hoàng - Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Lại Hùng Cường, (huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh) là một tấm gương tiêu biểu, năng động; là thầy giáo sôi nổi, khơi dậy niềm đam mê học tập cho học sinh.
Công đoàn - 05/09/2024 15:51
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ân: “Sẽ tiếp tục lan tỏa, nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc”
TS Nguyễn Ngọc Ân – Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho biết, năm nay đơn vị sẽ tiếp tục thúc đẩy lan tỏa và nhân rộng mô hình trường học hạnh phúc. Sau thành công của các chương trình như cha mẹ, thầy cô thay đổi, chủ điểm của năm nay có thể sẽ là “hiệu trưởng thay đổi”.
Hoạt động Công đoàn - 05/09/2024 15:45
Cô tổng phụ trách Đội ở tuổi… bà ngoại của Trường THCS Mạc Đĩnh Chi
Dù đã ở tuổi gần về hưu nhưng cô Lâm Thị Bích Sương vẫn làm công việc Tổng phụ trách Đội Trường THCS Mạc Đĩnh Chi (thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh) một cách tận tụy, yêu nghề…
Hoạt động Công đoàn - 05/09/2024 08:59
Cô hiệu trưởng thân thiện, gần gũi của trẻ mầm non
Cô Trương Thị Thu Huyền, Hiệu trưởng Trường Mầm non A xã Tứ Hiệp (huyện Thanh Trì, Hà Nội) là giáo viên tiêu biểu trong công tác giáo dục. Cô đã nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi để cống hiến cho sự nghiệp “trồng người".
- "Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?
- Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi
- Phải ngừng việc do “siêu bão" Yagi, người lao động có được trả lương?
- Công đoàn đã cho tôi tình thương như máu mủ, ruột thịt
- Bài 8: Tư vấn sai lệch thông tin là “lừa dối trong giao dịch dân sự”